Phối cảnh công trình

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 82 - 86)

Dự án : Tổ hợp nhà văn phòng căn hộ bán và cho thuê

Địa điểm : 343-345 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4. Quy mô dự án:

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu

1 Diện tích ô đất m2 2.541

1.1 Diện tích đất nằm trong chỉ giới mở đường m2 305 1.2 Diện tích đất xây dựng công trình m2 2.236

2 Diện tích xây dựng m2 1.481,2

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu

4 Mật độ xây dựng % 58,3%

5 Hệ số sử dụng đất lần 8,07

6 Tầng cao tầng 16

7 Tầng hầm tầng 03

Công trình bao gồm 03 tầng hầm và 16 tầng cao trong đó 03 tầng hầm làm bãi đỗ xe, tầng 1,2 làm dịch vụ thương mại, tầng 3,4 làm văn phòng cho thuê, tầng 5 làm nhà hàng kết hợp khu thể dục thể thao, tầng 6 đến tầng 14 là căn hộ điển hình, tầng 15,16 là penthouse. Nhà có chiều cao từ mặt đất đến mái khoảng 58m.

Công trình được thiết kế 3 tầng hầm với các chức năng sử dụng để xe và các khu kỹ thuật toà nhà.

Tầng hầm 1 : Diện tích 2.373,1m2 với chức năng sử dụng chính là dành để

xe cho khối văn phòng, siêu thị.

Tầng hầm 2 : Diện tích 2.373,1m2 với chức năng sử dụng chính là dành để

xe cho khối ở.

Tầng hầm 3 : Diện tích 2.373,1m2 với chức năng sử dụng chính là dành để

xe cho khối ở.

3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng công trình:

3.3.2.1 Giải pháp kỹ thuật:

a. Công tác khảo sát thiết kế: * Vị trí công trình:

Địa điểm xây dựng: 343,345 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội - Phía Bắc giáp với khu dân cư

- Phía Đông giáp với ngõ Đội cấn - Phía Tây giáp với TT đào tạo nghề

- Phía Nam hướng mặt phố Đội cấn, đây là hướng chính dùng để bố trí tổ chức mặt bằng thi công.

- Là công trình thi công trong phố nên yêu cầu khi thi công phải đảm bảo vệ sinh môi trường và tiếng ồn để giảm thiểu ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Đặc biệt chú ý tới hệ thống kỹ thuật như cống thoát nước, đường điện, đường nước sạch….. của Thành Phố.

- Mặt bằng thi công tương đối chật hẹp gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức thi công cũng như công tác vận chuyển vật tư, thiết bị. Do đặc điểm của công trình là có 3 tầng hầm nên nhà thầu sẽ có biện pháp hữu hiệu đảm bảo không ảnh hưởng bất lợi cho các công trình lân cận và những hạng mục xây dựng tại công trường cũng như các công trình xây dựng gần khu vực thi công.

* Điều kiện địa chất, thủy văn:

- Lớp 1: Đất lấp có chiều dày 1.9-2.2m.

- Lớp 2: Sét dẻo cứng màu xám nâu đến nâu hồng, chiều dày trung bình 4.4m, N từ 5 đến 10. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lớp 2a: Sét dẻo mềm mầu xám nâu, nâu hồng.

- Lớp 3: Sét dẻo chảy bùn sét pha màu xám, nâu xám, đen chiều dày trung bình 13m, N từ 3 đến 5 đôi chỗ 7 đến 8.

- Lớp 4: Sét pha dẻo cứng xám nâu đến xám ghi, bề dày nhỏ từ 1,2m đến 3,9m. N từ 10 đến 16.

- Lớp 5: Cát hạt trung màu xám nâu đến xám ghi chặt vừa, chiều dày trung bình 7m, N từ 11 đến 25.

- Lớp 6: Cát thô lẫn sạn sỏi xám vàng đến nâu vàng trạng thái chặt chiều dày trung bình 3,8m, N từ 33 đến 54.

- Lớp 7 và phụ lớp 7a: Diện tích phân bố rộng từ độ sau dưới 34 m. Cuội sỏi lẫn sạn cát thô màu xám nâu xám vàng trạng thái rất chặt N > 50.

- Nước dưới đất tàng trữ trong các lớp 1, 2, 2a, 3, 4, 5 với trữ lượng tương đối phong phú, gây ảnh hưởng nhiều đến thi công móng.

Căn cứ vào điều kiện địa chất thủy văn và vị trí xây dựng công trình nên giải pháp kỹ thuật được đưa ra để thi công ba tầng hầm theo phương pháp Semi Top - Down. Hệ chống tường chắn giữ đào đất là tường vây (diaphragm wall) dày 800mm với chiều sâu của tường vây là 27m so với mặt đất hiện hữu. Hố đào sâu nhất là 11.50m. Hệ văng chống chủ yếu là phần dầm sàn bê tông cốt thép tầng 1, tầng hầm 1, tầng hầm 2 hình vành khăn kết hợp với thép hình H350x350x10x15 được bố trí hợp lý để bảo đảm việc thi công tầng hầm an toàn.

b. Biện pháp thi công:

Giai đoạn 1: Thi công hệ thống tường vây, cọc khoan nhồi và các cọc thép hình.

Thi công cọc khoan nhồi và đặt hệ thống thép hình.

Đối với cọc nhồi mà cần phải đặt thép chống tạm để phục vụ cho thi công sau này thì cần phải tính toán một cách cụ thể chi tiết kích thước, vị trí, chiều dài để đảm bảo điều kiện ổn định và chịu lực. Các cột chống tạm phải đặt thẳng bằng cẩu phục vụ đúng tim cọc để không ảnh hưởng đến việc đặt cốt thép các cấu kiện và khả năng làm việc của nó. Cột thép được đặt vào vữa bê tông từ từ để giảm sự lệch hướng. Quá trình hạ thép H diễn ra sau khi đổ ngay bê tông, dùng cần cẩu để cẩu thép H, hạ xuống từ từ để tránh sự phá vỡ liên kết của bê tông. Nhà thầu đã chế tạo các gông thép để hạ thép H một cách chính xác. Cao độ của casing được trắc đạc để khống chế chính xác cao độ đỉnh H.

Thi công hệ thống tường chắn đất

Kỹ thuật thi công tường vây chắn đất là quá trình thi công tường bê tông cốt thép từ cao trình mặt đất tự nhiên bằng cách sử dụng gầu ngoạm đào trong dung dịch giữ thành hố đào (dung dịch Bentonite )Trong quá trình đào hai vách hố được giữ ổn định bằng dung dịch Bentonite .

Sau khi hoàn tất quá trình đào, lồng thép được hạ trong dung dịch giữ thành (Bentonite) và bê tông được đổ vào hố đào theo phương pháp đổ bê tông bằng ống Tremie.

Khi cao trình bê tông dâng lên, dung dịch giữ thành tràn ra được thu hồi để tái sử dụng. Nhìn chung quy trình thi công tường chắn đất gần tương tự như quy trình thi công cọc khoan nhồi.

Một điểm cần lưu ý khi thi công các tấm tường là giữa các tấm tường liền kề nhau có đặt gioăng cao su chống thấm đồng thời tạo ra các mối nối giữa các tấm tường

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 82 - 86)