Đào đất được chống bằng tường cọc khoan liên tiếp hoặc tường cọc giao

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 37 - 38)

nhau.

Tường cọc khoan liên tiếp là 1 hàng cọc khoan được đặt cạnh nhau, có thể đặt các cọc phụ với đường kính nhỏ hơn vào giữa các cọc liền kề để rút ngắn khoảng cách giữa các cọc chính. Khoảng trống giữa các cọc phụ và cọc chính đều được trát vữa, có thể bơm vữa vào bằng các ống có lỗ thủng, các ống này được đặt vào các hố đào sẵn giữa các cọc.

Trình tự xây dựng điển hình là cọc tiếp theo được đặt cách cọc trước từ 3m trở lên. Việc đặt cọc liên tiếp có thể bao gồm đổ bê tông theo lưới hay theo giàn bọc bằng vữa hoặc bê tông phun, phương pháp này rất hữu dụng trong:

- Xây dựng các khu vực mà cần phải hạn chế tiếng ồn và các chấn động

- Trong các khu liêp hợp công nghiệp mà các phương pháp khác như đổ cọc thép hay dựng tường mạng lưới không phù hợp do các hạn chế về chấn động Các cọc giao nhau cũng tương tự như các cọc liên tiếp ngoại trừ việc chúng được xây dựng theo kiểu 2 cọc liền kề, tức là cọc dương (cọc cứng) và cọc âm (cọc mềm), được ăn khớp vào nhau. Các cọc dương được đổ bê tông còn các cọc âm thì không. Trong trường hợp áp lực thành bên của đất quá cao, cũng có thể dùng các cọc giao

nhau kiểu dương - dương. Lợi thế của tường cọc giao nhau so với các dạng bức chắn khác như tường cọc liên tiếp và tường cọc dạng tấm là chúng có độ kín nước cao hơn và khả năng chống áp lực thành bên tốt hơn, mặc dù giá thành lắp đặt có thể cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)