Thực trạng công tác quản lý chất lượng tầng hầm hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 69 - 74)

2.4.3 .3Quan hệ của Đoàn TVGS với Thiết kế

3.1.3Thực trạng công tác quản lý chất lượng tầng hầm hiện nay

3.1.3.1 Hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng:

Hiện nay ở nước ta thì hệ thống văn bản pháp lý đang được sử dụng để quản lý chất lượng xây dựng nói chung và tầng hầm nói riêng là:

- Luật xây dựng Số: 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003

- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 cảu Bộ xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình.

- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP của chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.

3.1.3.2 Bất cập trong quá trình quản lý chất lượng:

1. Nhà thầu khảo sát:

- Giai đoạn khảo sát: Hiện nay giai đoạn khảo sát là một giai đoạn quan trọng có tính quyết định giải pháp thiết kế và biện pháp thi công công trình tuy

nhiên nó đang bị các bên liên quan phớt lờ và không quan tâm nhiều đến công tác này.

- Nhà thầu khảo sát hiện nay chỉ làm theo nhiệm vụ do chủ đầu tư hay tư vấn thiết kế lập mà ít có tư vấn thêm trong trường hợp địa hình phức tạp hoặc là các mũi khoan cho kết quả khác nhau nhiều.

- Hiện nay thì công tác khảo sát chỉ có thể khảo sát “cục bộ” vị trí xây dựng công trình mà chưa khảo sát sang các công trình lân cận trong khi ảnh hưởng là các vùng xung quanh.

- Thời điểm khảo sát công trình lân cận hiện nay vẫn chưa biết được lúc nào là hợp lý và có mức độ tin cậy cao nhật.

- Trong quá trình khảo sát thì không thể khảo sát kết cấu móng của các công trình lân cận.

- Các nhà thầu khảo sát hiện nay tuy nhiều nhưng trang thiết bị chưa đáp ứng được với yêu cầu.

2. Nhà thầu tư vấn thiết kế:

- Chưa thống nhất về nội dung của hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp thi công:

TVTK không nắm hết được công nghệ mới trong thi công tầng hầm làm cho thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công không phù hợp với điều kiện thực tiễn của hiện trường.

Thí dụ để làm tầng hầm, phải cân nhắc để chọn công nghệ tuỳ thuộc độ sâu cần thiết đào tối đa. Sự cân nhắc này phụ thuộc điều kiện địa kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ an toàn cho nhà liền kề.

Có những phương án khả dĩ là: đào hoàn toàn hở, đào trong lòng tường vây (barret). Đào hở hay tường vây cũng phải có các giải pháp chống xập lở vách đào, chống lấy đất từ trong lòng các nhà liền kề. Khi đào hở, từ nguyên tắc bất biến là an toàn cho công trình cần thi công và công trình liền kề mà lựa

chọn mái dốc của hố đào cần thiết hoặc khi điều kiện địa bàn hạn chế, phải chọn giải pháp tường chắn như cừ larsen, cừ bằng cọc xi măng đất hay các loại cừ khác. Đào hở cần xử lý nghiêm túc các vấn đề áp lực ngang vào tường chắn, thấm nước theo phương ngang, đùn nước lên từ đáy dẫn đến sự trồi đáy, sự hình thành cung trượt đẩy và xô vách ngang đồng thời với đẩy đáy. Cho nên bài toán sẽ là độ sâu cừ, độ kín của cừ.

Khi đào trong lòng tường vây, bài toán áp lực ngang và những vấn đề tác động ngang của đất yếu và nước dưới đất hết sức quan trọng. Nhiều người làm công tác tư vấn thiết kế ít lưu ý đến chiều sâu của tường barret nên đã chọn chiều sâu không thoả đáng. Lỗi hay gặp nhất là chọn chiều sâu của tường barrette nông hơn cần thiết, trong khi ấy lại chọn chiều dày của tường vây quá lớn. Đấy là nguyên nhân gây sự cố.

Khi làm tường vây (barret), áp lực ngang của đất và đất ngập nước là bài toán quan trọng. Từ đó nảy sinh ra phương pháp top-down và semi-top-down. Cho đến bây giờ còn không ít người hiểu nhầm bản chất của phương pháp top- down và semi-top-down.

- Chưa viết được các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho từng bước thi công.

Lựa chọn giải pháp giữ cho vách đào đạt được yêu cầu của nhiệm vụ trên cơ sở an toàn tuyệt đối cho nhà liền kề và công trình mà mình phải xây dựng. Sau đó, người tư vấn thiết kế phải viết được các yêu cầu kỹ thuật (specifications of works) chi tiết cho từng bước thi công, được đưa ra trong điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu để làm cơ sở cho nhà thầu lập biện pháp thi công, và giá nhận thầu. Trừ những hồ sơ mời thầu của nước ngoài, hầu như hồ sơ mời thầu của những gói thầu trong nước, rất ít nhà tư vấn viết được các yêu cầu kỹ thuật cho các công tác xây dựng được nêu trong bản thiết kế.

- Nhiều nhà thầu và cá nhân người thiết kế còn ít kinh nghiệm trong thiết kế tầng hầm các nhà cao tầng đặc biệt là những công trình có nhiều tầng hầm và yêu cầu kỹ thuật cao.

- Kỹ sư thiết kế kết cấu phần ngầm hiện nay thường là ‘kỹ sư kết cấu’ mà không phải ‘kỹ sư nền’, ‘kỹ sư móng’, thiếu kỹ sư tính toán về nền đất (hạ mực nước ngầm, lún bề mặt) dẫn đến việc thiết kế không tốt.

- Do đặc thù của thi công tầng hầm nói riêng và nhà cao tầng nói chung là chia thành nhiều ca và làm việc cả ngày lẫn đêm nên chế độ giám sát tác giả khó xử lý và xin ý kiến tư vấn thiết kế khi cần thiêt đặc biệt nếu vào buổi tối.

3. Nhà thầu thi công:

- Nhà thầu thi công được lựa chọn qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu nhưng tất cả mới chỉ là trên hồ sơ, vì vậy mà nhiều khi rất thiếu tính thực tế. Năng lực nhà thầu luôn là điều quan trong đối với mỗi công trình thi công. Các nhà thầu nhỏ khi đấu thầu lại liên kết hợp tác với nhà thầu lớn hoặc các công ty con lại lấy hồ sơ năng lực của công ty mẹ để đạt mục đích trúng thầu. Nhưng trong quá trình thi công thì lại chỉ có nhà thầu nhỏ thi công tại hiện trường, không thấy trách nhiệm của công ty liên danh hoặc công ty mẹ đâu, dù doanh nghiệp này xuất hiện với tư cách pháp nhân đã ký hồ sơ thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số nhà thầu vẫn chưa đủ về năng lực và kinh nghiệm trong lập biện pháp thi công, thường phải thuê đơn vị tư vấn lập.

- Khi thi công khi có sự cố sảy ra thì một số nhà thầu có khi chủ động chấp nhận giải pháp đền bù.

- Thiết bị phục vụ thi công chưa đáp ứng được yêu câu dẫn đến chậm tiến độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Nhân lực: Còn thiếu những “chuyên gia”.

- Ý thức của cán bộ, đặc biệt là công nhân đối với thương hiệu là không có hoặc rất thấp.

- Nhà thầu tư vấn giám sát hiện nay nhiều nhưng vẫn còn ít kinh nghiệm chuyên môn và thực tế, chưa chuyên nghiệp. Tư vấn không có trình độ kéo theo sản phẩm của xây dựng cũng khó đạt chất lượng. Hiện nay thực trạng ai cũng có thể đăng ký hành nghề thì sẽ cho ra sản phẩm không tốt, tư vấn giám sát học thêm một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn là được cấp chứng chỉ hành nghề, đăng ký kinh doanh. Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ TVGS chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các hạng mục công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp. Công tác đào tạo trong việc hành nghề hoạt động xây dựng nói chung hiện nay tại một số tổ chức chưa tốt, hoạt động mang tính hình thức còn nặng về lợi nhuận, không chú trọng vào công tác chất lượng đào tạo

- Chế độ giám sát thường xuyên, liên tục, căng thẳng vào buổi tối nhưng chế độ thu nhập không tương xứng. Chi phí tư vấn giám sát ở các dự án trong nước hiện nay quá thấp. Mấy năm trước chỉ chưa đến 1% tổng giá trị xây lắp, nay đạt từ 0,422 – 2,628%. Song chi phí này chỉ đủ trả lương cho kỹ sư giám sát chuyên nghiệp. Tất cả các nhu cầu khác cần chi phí để đảm bảo công tác như phương tiện đi lại, nhà ở tại hiện trường, các trang thiết bị tối thiểu để kiểm soát chất lượng công trình đều không có. Nhà thầu tư vấn giám sát để kinh doanh có lãi buộc phải điều động số lượng nhân lực tối thiểu với thời gian hết sức tiết kiệm, việc giám sát các hoạt động nhà thầu rất hạn chế, dẫn đến chất lượng công trình không như ý muốn. Cũng dễ hiểu là với mức phí TVGS như hiện nay, không thu hút được các tổ chức Tư vấn có uy tín, các chuyên gia giỏi tham gia.

- Khó áp đặt đối với nhà thầu thi công trong việc đảm bảo và tuân thủ quy định, biện pháp thi công đã duyệt.

5. Nhà thầu tư vấn quản lý dự án:

Hiện nay thì tư vấn quản lý dự án chỉ làm quản lý (tổ chức thực hiện) nhưng giữ vai trò quan trọng về pháp lý nhưng thực quyền thì rất ít, là ‘trung gian’

giữa Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, nên đôi khi chỉ là bên khép kín hồ sơ hay chỉ là ‘tư vấn’ đơn thuần.

6. Chủ đầu tư:

- Chủ đầu tư không có hay có ít năng lực trong vai trò quản lý dự án sẽ gây ra các sự cố đáng tiếc. Nhiều chủ đầu tư không hình dung được mức độ phức tạp khi quản lý dự án xây dựng có phần ngầm. Trong những trường hợp như thế này chủ đầu tư phải cân nhắc kỹ càng trên tinh thần trách nhiệm cao với đồng vốn mình bỏ ra hoặc đồng vốn của các cổ phần đầu tư để lựa chọn hình thức QLDA. Các hình thức QLDA được nêu rõ trong Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Chủ đầu tư biết nghề, có năng lục trong quản lý dự án xây dựng thì sẽ giảm thiểu rõ ràng các rủi ro xấu trong quá trình thực hiện quản lý dự án nói chung và phần ngầm nhà cao tầng nó riêng.

7. Cơ quan quản lý nhà nước:

Thực tế hiện nay tại một số địa phương cơ quan quản lý nhà nước có năng lực chuyên môn bị hạn chế, không theo kịp với đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công nhưng vẫn làm theo cách cũ là can thiệp vào chuyên môn của đơn vị tư vấn hay nhà thầu thi công (việc can thiệp này thường không thể hiện bằng văn bản).

Theo nghị định 15/2013/NĐ-CP thì cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 69 - 74)