a) Lựa chọn các nhà thầu: khảo sát, thiết kế, thi công đảm bảo điều kiện năng lực về chuyên môn, thiết bị và kinh nghiệm theo quy định, đặc biệt lưu ý năng lực về kinh nghiệm của nhà thầu thực hiện thi công xây dựng.
b) Lập nhiệm vụ khảo sát, thiết kế đầy đủ, phù hợp với quy mô công trình.
c) Lập hồ sơ trình thẩm tra thiết kế theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
d) Thuê tư vấn độc lập đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế biện pháp thi công của nhà thầu trước khi chấp thuận theo quy định tại Chỉ thị số 07/2007/CT- BXD ngày 05/11/2007 của Bộ Xây dựng.
e) Trước khi thi công công trình, phối hợp với chủ các công trình liền kề kiểm tra, xác nhận hiện trạng công trình liền kề, bao gồm: tình trạng lún, nghiêng, nứt, thấm dột và các biểu hiện bất thường khác của công trình liền kề. Dự kiến các công trình lân cận có khả năng bị ảnh hưởng để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận hiện trạng.
f) Bổ sung ảnh chụp hiện trạng của các công trình liền kề, công trình lân cận xung quanh công trình trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
g) Nếu chủ đầu tư không có chuyên môn về quản lý dự án xây dựng thì phải thuê chuyên gia hoặc nhà thầu quản lý dự án đủ năng lục và có kinh nghiệm trong quản lý dự án xây dựng phần ngầm nhà cao tầng.
2. Đối với nhà thầu khảo sát xây dựng:
a) Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật được phê duyệt.
b) Tuân thủ quy định về chiều sâu mũi khoan, số lượng mũi khoan, các chỉ tiêu thí nghiệm trong phòng và hiện trường theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn đối với công tác thi công nền móng, sự ổn định mái dốc, độ ăn mòn; phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng công trình.
c) Nghiêm cấm việc báo cáo số liệu khảo sát không trung thực hoặc lấy số liệu khảo sát phạm vi lân cận mà không tiến hành khảo sát.
d) Nhà thầu khảo sát phải có đầy đủ trang thiết bị dò với độ sâu nhất định.
3. Đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
b) Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.
c) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình.
d) Tư vấn thiết kế phải viết được các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cho từng bước thi công.
4. Đối với nhà thầu tư vấn giám sát:
a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện công việc giám sát thi công.
b) Tăng cường công tác giám sát hiện trường để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ và an toàn trên công trường.
c) Cần có vai trò hơn trong việc cấm hay dừng thi công khi các điều kiện thi công không đảm bảo.
d) Về vấn đề chi phí tư vấn giám sát cần phải được điều chỉnh lại cho phù hợp. e) Công tác đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc
5. Đối với nhà thầu tư vấn quản lý dự án:
a) Thực hiện đúng vai trò nhiệm vụ là giúp Chủ Đầu Tư hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của dự án và khuyến thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và thời gian như mong muốn ban đầu.
b) Tăng cường quyền hạn của nhà thầu tư vấn quản lý dự án hơn trong quản lý xây dựng.
6. Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình:
a) Bố trí người có kinh nghiệm, chuyên môn và đủ điều kiện năng lực theo quy định làm chỉ huy trưởng công trình.
b) Bố trí đầy đủ phương tiện, thiết bị thi công đảm bảo chất lượng, hoạt động tốt, được kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định.
c) Lập và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình. d) Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình, tiến độ thi công.
e) Lập hệ thống quan trắc mực nước ngầm trong quá trình thi công phần ngầm và quan trắc biến dạng công trình, biến dạng công trình lân cận trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
f) Nhà thầu xây dựng phải tuân thủ các quy trình về giám sát chất lượng thi công đã được cơ quan quản lý nhà nước ban hành. Thực hiện nghiêm túc công tác thí nghiệm và kiểm soát nội bộ về chất lượng thi công.
7. Quản lý nhà nước tại địa phương:
Phòng Quản lý đô thị các quận hoặc phòng Công thương huyện là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Sở Xây dựng, có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng xây dựng phần ngầm các công trình xây dựng trên địa bàn.
b) Kịp thời báo cáo về Sở Xây dựng khi nhận được thông tin sai phạm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình có phần ngầm.