KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 109)

Chương này đã nêu được khái niệm về tầng hầm nhà cao tầng và tầm quan trọng của tầng hầm đối với công trình nhà cao tầng hiện nay. Tầng hầm không những làm tăng diện tích sử dụng mà nó còn có tác dụng về mặt kết cấu công trình.

Hiện nay thì công tác quản lý chất lượng thi công tầng hầm đang chủ yếu dựa vào Luật xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và một số thông tư hướng dẫn nghị định số 15 của Bộ xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình quản lý cũng còn nhiều vấn đề bất cập vì vậy ở chương này tác giả đã đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật trong quá trình khảo sát địa chất, quá trình gia cố bảo vệ hố móng bằng cọc cừ hoặc tường trong đất, quá trình tiêu thoát nước hố đào bằng các biện pháp tiêu hút nước lộ thiên và hút nước ngầm. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra như giải pháp quản lý đối với các chủ thể liên quan trong dự án như: Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát, nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu thi công và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm nhà cao tầng.

Sau khi đưa ra các giải pháp thì tác giả đã áp dụng một số giải pháp vào xây dựng tầng hầm công trình “TỔ HỢP NHÀ VĂN PHÒNG CĂN HỘ BÁN VÀ CHO THUÊ”. Công trình đã áp dụng biện pháp thi công theo kiểu semi Top – Down. Thành hố móng được bảo vệ bằng tường trong đất. Hệ thống tiêu nước hố móng là kết hợp tiêu nước mặt bằng các máy bơm đặt trên sàn tầng hầm hút nước từ các hố thu và hạ thấp mực nước ngầm bằng hệ thống 04 giếng khoan sử dụng máy bơm ly tâm hoặc máy bơm hút chân không. Tác giả cũng đã nêu ra sơ đồ tổ chức công trường và sơ đồ phối hợp giữa các bên trên công trường nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra đã đưa ra một số sự cố thường gặp và cách khắc phục xự cố của công trình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập chung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình nói chung, chất lượng công trình nhà cao tầng nói riêng và đặc biêt là công tác chất lượng thi công tầng hầm nhà cao tầng. Qua quá trình thu thập số liệu và phân tích tác giả thu được các kết quả nhất định.

Chương 1 tác giả đã đề cập đến một số khái niệm về dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng như các trình tự thực hiện một dự án. Tổng quan về quản lý chất lượng công trình theo qui định hiện hành qua các bước khảo sát, thiết kế và thi công. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đang ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy việc hệ thống được cơ sở lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và công tác quản lý chất lượng công trình là điều hết sức cần thiết. Nó giúp ích cho các chủ thể tham gia xây dựng hiểu được rõ ràng các quyền và trách nhiệm của mình từ đó sẽ thực hiện tốt công việc quản lý chất lượng xây dựng.

Chương 2 tác giả đã trình bày được khái niệm về nhà cao tầng và một số giải pháp công nghệ thi công xây dựng nhà cao tầng đã và đang được áp dụng ở Việt Nam. Ngoài ra còn khái quát về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công nhà cao tầng hiện nay của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và Nhà thầu. Nêu ra được các mô hình quản lý tổ chức thi công nhà cao tầng hiện nay. Sự phối hợp giữa các bên CĐT, TVGS, TVTK và nhà thầu thi công trên công trường qua đó thấy rõ được trách nhiệm của các bên trong việc bảo đảm chất lượng thi công.

Chương 3 đã nêu được khái niệm về tầng hầm nhà cao tầng và tầm quan trọng của tầng hầm đối với công trình nhà cao tầng hiện nay. Nêu ra được những bất cập trong quá trình quản lý chất lượng tầng hầm nhà cao tầng hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng. Đưa một số giải pháp cụ thể vào công trình “TỔ HỢP NHÀ VĂN PHÒNG CĂN HỘ BÁN VÀ CHO THUÊ”.

B: KIẾN NGHỊ

Công tác quản lý chất lượng xây dựng hiện nay đang là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm và đặc biệt là thi công tầng hầm nhà cao tầng vì nó đang là một vấn đề mang tính thời sự khi gần đây có nhiều công trình thi công xảy ra sự cố ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như các công trình lân cận. Sau đây tác giả xin đưa ra một số kiến nghị với các chủ thể tham gia.

- Hoàn thiện hệ thống các thông tư hướng dẫn để nghị định 15/2013/NĐ - CP của chính phủ có thể được áp dụng trong công tác quản lý chất lượng công trình.

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý của CCQLNN để có thể tham gia công tác quản lý chất lượng được tốt hơn.

- Công tác lựa chọn nhà thầu phải căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm trong thi công chứ không phải là vào các mối quan hệ như hiện nay. Đặc biệt là với những công trình tầng hầm nhà cao tầng.

- Để công tác giám sát thi công được hiệu quả thì đề nghị có đơn giá riêng cho TVGS.

- Khi thi công tầng hầm nhà cao tầng thì yêu cầu nhà thầu đưa ra BPTC phù hợp với điều kiện của công trình đặc biệt là quan tâm đến ảnh hưởng của mực nước ngầm cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ xây dựng, ngày 25/07/2013, Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2- Bộ xây dựng, ngày 31/7/2013, Thông tư số 12/2013/TT-BXD quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.

3- Bộ xây dựng, ngày 15/08/2013, thông tư 13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình.

4- Bộ xây dựng, ngày 23/11/2006, Chỉ thị số 13/2006/QĐ-BXD về việc tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân.

5- Bộ xây dựng, ngày 31/7/2009, Thông tư số 27/2009/TT-BXD về việc Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình.

6- Chính phủ, ngày 06/02/2013, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

7- Chính phủ, ngày 16/12/2004, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

8- Chính phủ, ngày 22/03/2007, Nghị định số 41/2007/NĐ-CP về xây dựng ngầm đô thị.

9- Chính phủ, ngày 18/4/2008, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

10-Đinh Tuấn Hải (2012), Phân tích các mô hình quản lý, Bài giảng cao học, Đại học kiến trúc Hà Nội.

11-Lê Văn Hùng, Mỵ Duy Thành (2012), Chất lượng công trình, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi.

12-Lê Văn Hùng (2012), Quản trị kỹ thuật, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi

13-Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26/11/2003, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.

14-Nguyễn Bá Uân (2010), Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi;

15-Các trang Web của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng

……… ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

____________________

Địa điểm, ngày... tháng... năm...

BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Tên công trình xảy ra sự cố:

………...

2. Hạng mục công trình xảy ra sự cố:

………...

3. Địa điểm xây dựng công trình:

………...………...

4. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:

a) Thời điểm xảy ra sự cố : ……giờ….. ngày…… tháng ….. năm... b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố………….... c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất...……….. d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)………...

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng;

b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác.

- Nhà thầu thi công xây dựng : (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu)

- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình : (người đại diện theo pháp luật ký

tên, đóng dấu)

- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình : (người đại diện theo pháp

luật ký tên, đóng dấu)

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 109)