• Ưu điểm
Cán bộ tham gia quản lý dự án thường được chọn là người có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực thi công nhà cao tầng, trong quá trình quản lý họ tích lũy thêm được kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm cán bộ tại Ban QLDA, góp phần nâng cao năng lực.
Có sự linh hoạt trong quản lý dự án khi các Ban QLDA đồng thời triển khai nhiều dự án sẽ có cơ hội trao đổi, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm và công tác quản lý chất lượng trong quá trình xây dựng.
• Nhược điểm
trong mô hình này thì vai trò của đơn vị tư vấn trong công tác quản lý chất lượng chưa được thể hiện nhiều. Đơn vị tư vấn không có quyền hạn trong việc ra quyết định cuối cùng đối với các vấn đề kỹ thuật chất lượng . Việc chủ đầu tư thành lập ban quản lý đôi khi làm giảm tính sáng tạo và chủ động của cả hai. Chủ đầu tư không chủ động trong xử lý các vướng mắc, phát sinh, giảm bớt vai trò và sự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với cơ quan quản lý nhà nước. Đối với ban quản lý phải báo cáo chủ đầu tư đôi khi làm chậm tiến độ thi công.
2.4.1.2 Mô hình 2: Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
Việc tuyển dụng tư vấn QLDA thông qua hồ sơ yêu cầu hoặc hồ sơ mời thầu và có pháp lý ràng buộc giữa CĐT và đơn vị tư vấn thông qua hợp đồng, do đó có thể chọn được tư vấn QLDA có năng lực theo yêu cầu. Tìm được nhà thầu tư vấn QLDA với giá cả hợp lý.
• Nhược điểm
Trong các dự án xây dựng lớn, thời gian kéo dài CĐT không nắm hết được quy định về đầu tư xây dựng mà chỉ quản lý hoạt động của đơn vị tư vấn thông qua hợp đồng thì hiệu quả của dự án không cao. Khó tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm QLDA cho cán bộ CĐT.