Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi công

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 54 - 56)

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần

trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng lại rất đa dạng về chủng loại. Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng cần kiểm tra, giám sát chất lượng chúng khi đưa vào sử dụng.

Công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các công tác chính của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng phải tuân theo Luật Xây dựng, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP 6/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và thông tư 10/TT-BXD ngày 25/07/2013 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Qua việc kiểm tra chất lượng các công trình có chất lượng kém cho thấy còn nhiều tồn tại. Trong đó chất lượng của vật liệu đưa đến chân công trình xây dựng, đặc biệt là các chủng loại vật liệu xây dựng khai thác tự nhiên và vật liệu xây dựng do địa phương sản xuất còn có những lô hàng chưa đạt yêu cầu về chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công trình xây dựng. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp trong thi công xây lắp, việc kiểm tra, kiểm soát cho từng loại vật liệu theo ba đặc trưng cơ bản là “định tính, định hình và định lượng” còn có những thiếu sót. Do đó khi vật liệu đưa đến công trình xây dựng khi thì thiếu về “định lượng” (đơn vị đo lường không chuẩn), khi thì thiếu về quy cách “định hình”, … nên rất khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện thi công xây lắp cũng như các bộ phận liên quan như thiết kế, giám sát kỹ thuật chủ đầu tư, chủ đầu tư hoặc các đơn vị quản lý liên quan.

Tóm lại, công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng phải được quan tâm trong hồ sơ thiết kế, trong các điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu và đặc biệt từ giai đoạn chuẩn bị thi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng xây dựng nhà cao tầng và giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng tầng hầm (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)