Ngộ độc carbon tetrachloride qua đường tiêu hoá hay hô hấp gây ra buồn nôn, ói mữa, đau bụng, tiêu chảy, amintransferase huyết thanh tăng cao và vàng da trong vòng 2 ngày sau khi ăn. Những thay đổi về mô học ở gan như hoại tử tiểu thuỳ trung tâm và thâm nhiễm mỡ lan toả. Trong những trường hợp nặng xuất hiện suy gan và hoại tử ống thận cấp. Việc uống rượu có thể tạo ra những tác động độc hại của carbon tetrachloride. Nếu bệnh nhân hồi phục thì không để lại dấu hiệu tổn thương gan vĩnh viễn. Sinh bệnh học của hoại tử tế bào gan là sự hoạt hóa của carbon tetrachloride thành chất chuyển hoá tự do cơ bản và chất này gây ra sự peroxide hoá. Cơ chế của sư thâm nhiễm mỡ là do giảm sự tổng hợp protein và giảm tiết VLDL của tế bào gan .
2.TRICHLOROETHYLENE
Việc hít Trichloroethylene cá thể gây hoại tử tế bào gan và thâm nhiễm mỡ. Những tổn thương này có thể xảy ra sau triệu chứng khụt khịt sổ mũi do hít keo hay chất hoà tan công nghiệp. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục .
3.PHOSPHORUS
Ăn nhầm phosphorus gây buồn nôn, ói mửa và đau bụng và vàng da diễn ra sau đó 4 đến 5 ngày. Hoại tử và thâm nhiễm mỡ dễ thấy nhất ở vùng quanh khoảng cửa của thuỳ gan. Thuờng bệnh nhân bị suy gan bùng phát dẫn đến cái chết .
4.FIALURIDINE
Fialuridine là một chất đồng đẳng của thymidine được sử dụng như một loại thuốc nghiên cứu để điều trị bệnh nhân viêm gan B mãn . Bảy trong số 15 bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu đã tổn thương gan nghiêm trọng kèm với vàng da và nhiễm acid lactic. Ba trường hợp khác bị tổn thương gan nhẹ. Một vài bệnh nhân bị ivêm tuî, bệnh thần kinh hoặc bệnh về cơ. Xét nghiệm bệnh học của gan cho thấy sự ứ đọng mỡ dạng bọng nhỏ và những bất thường vi cấu trúc rõ nét ở gan. Những nghiên cứu xa hơn cho thấy fialuridine gắn kết chủ yếu vào DNA ti lạp thể. Kết quả là làm giảm lượng DNA ti lạp thể bình thường và những bất thường và nồng độ của các enzyme được mã hoá bởi các gen ti lạp thể.