2/NHỮNG VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 98)

D/ TÁC NHÂN ỨC CHẾ TOÀN BỘ VIRUS HB

2/NHỮNG VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

A. CÁC VITAMIN

2/NHỮNG VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

Những vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C và các vitamin B. Phức hợp vitamin B gồm 8 vitamin B khác nhau. Không cần mỡ hay mật để hấp thu các vitamin tan trong nước từ đường tiêu hóa, và vì thế sự thiếu những vitamin này không thường xảy ra ở những người mắc bệnh gan ứ mật. Những vitamin tan trong nước được dự trữ trong cơ thể hay được dùng để thỏa mãn những yêu cầu hàng ngày. Lưu giữ những vitamin này có thể kéo dài nhiều tháng. Vì thế, những người bệnh gan hiếm khi có thiếu một vitamin tan trong nước. Một ngoại lệ cho quy luật này: những người mắc bệnh gan do rượu. Ở nhóm này thường yêu cầu việc bổ sung vitamin tan trong nước bởi vì thiếu dinh dưỡng xảy ra bởi rượu trong cơ thể. Việc ngộ độc bởi những vitamin tan trong nước thì hiếm, vì những liều quá nhiều những vitamin này có thể dễ dàng thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi hay nước tiểu.

Vitamin C

lành vết thương bị cắt và bầm tím và cũng giúp cứng chắc xương, sụn, răng và da. Thêm vào đó, vitamin C làm tăng việc hấp thu sắt. Vì vậy, những người có bệnh thừa sắt như

hemochromatosis, và những bệnh nhân viêm gan virus C mạn có gia tăng lượng sắt phải cẩn thận không được dùng quá nhiều vitamin này. Tuy nhiên, do vitamin này giúp trong quá trình sản xuất interferon – một protein của hệ miễn dịch được tạo bởi cơ thể, cho nên việc bổ sung vitamin này có thể có lợi trong việc điều trị những bệnh nhân viêm gan virus C và B. Do đó, một vài chuyên gia cảm thấy rằng vitamin C có thể làm chậm đợt bùng phát của bệnh và giảm mức độ của việc thiếu máu liên quan đến ribavirin ở một vài bệnh nhân viêm gan virus C được điều trị bằng interferon và ribavirin. Thêm cả những thuận lợi cũng như không thuận lợi được nhấn mạnh sự quan trọng cho việc thảo luận việc bổ sung với một chuyên gia am tường.

Hầu hết những trái cây tươi và rau chứa hàm lượng phong phú vitamin C. Người ta có thể thấy rằng việc nấu phá huỷ vitamin C bên trong thực phẩm. Hàm lượng vitamin C được đề nghị là khoảng 60 đến 72 mg mỗi ngày. Hàm lượng này thì dễ dàng chứa trong một chế độ ăn khỏe mạnh. Một người bệnh gan, người mà không dùng một chế độ ăn khỏe mạnh như những người mắc bệnh gan do rượu với nhữnng calori đầu tiên của những người này có được từ chế độ ăn là từ rượu, thì cần được ăn bổ sung vitamin C. Ngoài ra, những người bệnh gan mà dùng thuốc ngừa thai uống, dùng thuốc giảm đau nào đó, hay hút thuốc lá có thể giảm mức vitamin C trong cơ thể và được yêu cầu bổ sung. Đối với tất cả những người mắc bệnh gan khác, việc bổ sung vitamin C nói chung không cần thiết trừ khi được đề nghị trong những tình huống đặc biệt khi được xác định bởi bác sĩ của họ.

Vitamin C bổ sung nên được dùng ở dạng ester hoá (Ester C) cho việc hấp thu và hiệu quả tối đa. Vitamin C nhai có thể gây nên nguy hại cho răng và nên tránh. Đấy là điều quan trọng đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan liên quan đến miệng khô (như PBC) và những người đang điều trị viêm gan bằng interferon- những người cũng có xu thế bị những lỗ hổng răng miệng.

Phức hợp vitamin B

Các vitamin B gồm có 8 vitamin khác nhau: thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), cyanocobalamin

(vitamin B12), folate, và biotin. Tất cả chúng, ngoại trừ việc quá liều niacin, là an toàn đối với người bệnh gan. Sau đây là một thảo luận về mỗi vitamin.

 Thiamine (vitamin B1) thì cần thiết cho việc chuyển hoá các carbohydrate thành năng lượng và được sử dụng trong não và hệ thần kinh. Nó cũng hỗ trợ ngon miệng và tiêu hóa. Những triệu chứng của thiếu thiamin bao gồm mất cảm giác ngon miệng, nhẫm lẫn, mất cân bằng. Vitamin này thì thường thiếu ở những người mắc bệnh gan. Dùng caffeine quá nhiều có thể giảm lượng thiamine trong cơ thể. Khi những dấu hiệu thần kinh của thiếu thiamin xảy ra ở những người mắc bệnh gan do rượu, thì nhập viện và bổ sung thiamine tĩnh mạch ngay lập tức được yêu cầu.

 Thiamin có thể tìm thấy ở các loại ngũ cốc hay những món ăn từ ngũ cốc, bánh mì, gạo nâu, thịt lợn, gan, và đậu nành. Khoảng 5 mg là hàm lượng tối đa thiamine có thể được hấp thu mỗi ngày từ việc bổ sung. Một vài “viên thuốc chữa căng thẳng” (stress tablets) mà mục đích nhằm tăng năng lượng chứa hơn 5 mg thiamine. Việc thừa vitamin này được thải ra khỏi cơ thể rất đơn giản.

 Riboflavin (vitamin B2) thì quan trọng cho việc sản xuất năng lượng. Nó giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng và sửa chữa những cơ quan và mô, đặc biệt là da, màng nhầy, mắt, và thần kinh. Có cũng có vai trò trong việc tiêu hóa tốt. Nó cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa đợt cấp của đau đầu migrain. Việc thiếu có thể dẫn đến nứt và đau nhiều ở khóe miệng và

những vấn đề về thị lực. Việc dùng thuốc ngừa thai bằng đường uống và những bài tập thể dụng quá sức thỉnh thoảng dẫn đến việc thiếu riboflavin. Riboflavin có thể tìm thấy ở ngũ cốc còn nguyên vỏ và cả ở những sản phẩm ngũ cốc tinh chế, cũng như ở gan, sữa và những rau nhiều là xanh. Nếu quá nhiều riboflavin được ăn vào, thì nước tiểu sẽ trở nên màu vàng sáng, nhưng điều này không quan trọng.

 Niacin (vitamin B3) được biết như nicotimic acid hay nicotinamide, giúp đỡ chuyển hóa carbohydrate và mỡ thành năng lượng. Nó thì cần thiết cho làn da khoẻ mạnh. Những lượng nhiều niacin thỉnh thoảng được kê đơn cho những người có cholesterol cao. Nó có thể rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh gan, như liều quá 500 mg mỗi ngày có thể làm gan tổn thương nếu dùng trong một thời gian dài. Vì vậy, những người bệnh gan được khuyên cố tránh khỏi việc sử dụng quá nhiều vitamin này. Niacin cũng có thể gây ra đỏ ở mặt, cánh tay, và ngực- nhưng vô hại. Nguồn thực phẩm có niacin gồm sữa, trứng, thịt, rau, và đậu phộng.  Pantothenic (vitamin B5) thì cần cho việc chuyển đổi protein, carbohydrate, và mỡ thành năng lượng. Pantothenic acid cũng nâng cao chức năng miễn dịch. Nó được biết như “vitamin cho stress”. Việc bổ sung cho thấy giúp đỡ hữu ích những người viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Việc thiếu thì không thường xuyên, bởi vì pantothenic acid được tổng hợp bởi vi khuẩn sống ở ruột non. Tuy nhiên, việc thiếu có thể xảy ra thỉnh thoảng ở những người uống rượu quá nhiều. Những lượng quá lớn vitamin này có thể đưa đến tiêu chảy trầm trọng. Khi thiếu vitamin này có thể gây ra mệt và chán nản. Nguồn thực phẩm có vitamin này gồm rau tươi, men làm rượu, trứng, thịt và quả hạch.

 Pyridoxine (vitamin B6) thì cần cho việc chuyển hoá hiệu quả protein, carbohydrates,và mỡ. Nó hỗ trợ trong việc sản xuất các hormon và tế bào hồng cầu. Vitamin B6 được tìm thấy nhiều trong thực phẩm (thí dụ như gan, cá hồi, quả hạch, gạo nâu, hầu hết các loại rau, và thịt) đến nỗi việc thiếu vitamin này thì hiếm, ngọai trừ ở những người mắc bệnh gan do rượu. Thỉnh thoảng, việc dùng thuốc ngừa thai bằng đường uống có thể tăng yêu cầu đối với vitamin này. Những liều quá lớn pyridoxine có thể dẫn đến tổn thương thần kinh.

 Cyanocobalamin (vitamin B12) thì cần để tạo những tế bào máu. Vì vậy, việc thiếu vitamin này thường dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao những người bệnh gan, những người chịu sự mệt nỏi quá sức thường yêu cầu tiêm vitamin B12. Tuy nhiên, việc mong muốn rằng tiêm sẽ đem đến một “gia tăng ngoạn mục” về sức lực là sai lầm. Vì vitamin này được tìm thấy dễ dàng ở những sản phẩm động vật như thịt, cá, sữa, và trứng, việc thiếu vitamin B12 là một lý do rất không thông thường gây mệt ở những người bệnh gan.

 Một vài ngoại lệ đối với tiêu chuẩn ở trên có thể có. Một ngoại lệ áp dụng đối với những người mắc bệnh gan rượu (ALD) mà phần chủ yếu dinh dưỡng của những người này thu được là từ rượu. Việc thiếu vitamin B12 có thể xảy ra ở những người này. Do đó, khi rượu cản trở việc hấp thu của vitamin B12, việc thiếu vitamin B12 có thể diễn ra nếu một người tiêu thụ một lượng quá lớn rượu thậm chí cho dù người này duy trì một chế độ ăn cân đối tốt . Việc thiếu vitamin này cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh gan mạn tính, những người phải duy trì một chế độ ăn chay nghiêm ngặt trong một thời gian dài, như trường hợp những người này bị bệnh não mạn tính. Cuối cùng, người già có khả năng hơn để thiếu vitamin B12 xảy ra. Điều này là do acid dạ dày thì cần thiết để hấp thu vitamin này từ máu, và khi một người nhiều tuổi thì số lượng acid ở trong dạ dày giảm xuống. Vì thế, những người mắc bệnh gan mà trên 60 tuổi nên được kiểm tra việc thiếu vitamin B12. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan, những người dùng mạn tính thuốc ức chế acid dạ dày- như ức chế H2 (ví dụ: pepcid, Axid, Tagamet, và Zantac) và ức chế bơm proton (ví dụ: Prilosec, Prevacid, Aciphex, Nexium, và Protonix)- tốt hơn nên được kiểm tra. Những triệu chứng của thiếu

vitamin B12 bao gồm thái độ quá khích, dễ kích động, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, mất trí nhớ trong từng thời gian ngắn, và rối loạn thần kinh trầm trọng.

 Folate thì cần cho chức năng não và là thành phần chủ yếu để tạo nên những tế bào hồng cầu. Như với thiếu vitamin B12, việc thiếu hụt folate cũng có thể gây nên việc thiếu máu. Trên thực tế, vitamin B12 phải hiện diện để hoạt hoá folate, điều này giải thích cho việc thiếu hụt một chất xu hướng xảy ra đồng thời thiếu hụt chất còn lại. Việc thiếu folate thì rất thường xảy ra ở những người bệnh gan do rượu. Những phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai bằng đường uống và những người điều trị hoá chất, đại diện là methotrexate có thể yêu cầu việc bổ sung folate. Những triệu chứng thiếu folate bao gồm lưỡi đỏ và đau nhức, mệt mỏi, và mất trí nhớ. Những lượng lớn folate có thể ngăn cản sự hấp thu một vài dược phẩm nào đó và kẽm, và có thể làm che lấp những dấu hiệu của thiếu vitamin B12. Nguồn có folate gồm rau nhiều lá xanh, cam, lúa mạch, gạo nâu, pho mát, và ngũ cốc chưa tinh chế.

 Biotin thì cần cho sức khỏe của tóc, móng,và da. Nó được tạo ra nhờ những vi khuẩn sống trong ruột non. Vì thế, việc thiếu hụt thì không thường xuyên có ngoại trừ số lượng lớn lòng trắng trứng sống được ăn, bởi vì chúng có thể ngăn khả năng cơ thể hấp thu biotin. Biotin với liều 100 mg mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa hay giảm việc rụng tóc mà thỉnh thoảng có liên quan đến việc điều trị interferon. Hãy nhớ rằng điều thuận lợi này chỉ đơn thuần là một chuyện phiếm và không được chứng minh, mặc dù nó cũng có thể đáng giá để thử. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy biotin có thể làm giảm sự đề kháng insulin. Do đó, việc bổ sung biotin có thể có lợi đối với những người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Tuy nhiên, điều này thì cần được xác định bởi những nghiên cứu sau này. Những nguồn dồi dào biotin gồm men để làm bia, thịt gia cầm, và sữa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 98)