NHỮNG RỐI LOẠN DI TRUYỀN CỦA QUÁ TRÌNH OXI HÓA Ở TI LẠP THỂ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 34)

bất thường ở gan thường xuất hiện từ 2 đến 4 tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc . Các sản phẩm chuyển hoá của valproic acid tương tự với hypoglycin A, acid pentanoic, thường có liên quan đến độc tố tạo ra bệnh ói mửa Jamaican và được ghi nhận là làm suy yếu sự oxi hóa aic béo ở chuột.

3.AMIODARONE

Amiodarone là một benzofuran có chứa iodine tạo ra hiệu quả cao trong điều trị các chứng loạn nhịp tim. Việc sử dụng chất này thường liên quan đến sự tăng nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Trị liệu lâu dài có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu. Qua sát dưới kính hiển vi điện tử thấy những lysosome có chứa những thể myelin dạng lá mỏng do sự ứ đọng của phospholipid . Lý tưởng nhất là nên ngưng sử dụng amiodarone một khi có dấu hiệu tổn thương gan; tuy nhiên, việc này thường không thựchiện được nếu như amiodarone là thuốc duy nhất kiểm soát được loạn nhịp khó trị đe dọa mạng sống bệnh nhân.

4.GLUCOCORTICOIDS

Glucocorticoid dùng liều cao có thể gây ra gan nhiễm mỡ . Tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ . Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục khi ngưng glucocorticoid.

5.TAMOXIFEN

Tamoxifen là một hợp chất kháng estrogen nonsteroid được sử dụng chủ yếu trong điều trị hỗ trợ trong bệnh ung thư vú. Nó cạnh tranh với estrogen ở các vị trí gắn kết ở mô vú và các mô khác. Thỉnh thoảng gây nên sự gia tăng men aminotransferase và đi kèm với thâm nhiễm mỡ ở gan được ghi nhận trên siêu âm và sinh thiết gan. Kết quả sinh thiết gan thực hiện từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 12 sau khi bắt đầu điều trị bằng tamoxifen nhận thấy có những đặc điểm giống với các đặc điểm giải phẩu bệnh của bệnh lý gan nhiễm mỡ không do rượu, đó là thoái hóa mỡ dạng bọng lớn, viêm nhiễm thuỳ và khoảng cửa, các thể Mallory và xơ hoá .

XIII. NHỮNG RỐI LOẠN DI TRUYỀN CỦA QUÁ TRÌNH OXI HÓA Ở TI LẠPTHỂ THỂ

Một vài khiếm khuyết hiếm gặp của các enzym trong quá trình oxy hóa mitochondrial b trong acid béo đã được báo cáo .Những khiếm khuyết này được qui định bởi gen lặn, nó gây ra sự giảm oxi hoá acid béo và hậu quả là dẫn đến thâm nhiễm mỡ ơ gan và những rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng khác như hạ đường huyết. Các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng thể hiện ở nhũ nhi và thiếu niên. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là hypoketotic hypoglycemia, ngất lịm, hôn mê, giảm trương lực hay yếu cơ, toan lactic, myoglobin niệu, gan to và tăng ammonia máu . Giảm đường huyết xuất hiện khi đói chủ yếu do hậu quả của việc giảm tân tạo đường do sự sản sinh acetyl CoA ti lạp thể không hợp lý. Chẩn đoán sự thiếu hụt các enzyme cụ thể được thực hiện qua phát hiện sự tích tụ các chất chuyển hoá trung gian của của acid béo sinh ra do sự thiếu hụt các enzym, hoặc bằng xét nghiệm trực tiếp hoạt tính của enzym trong nguyên bào sợi. Chúng tôi chỉ mô tả chủ yếu ba trong các loại thiếu hụt enzym này. những thông tin xa hơn về các loại thiếu hụt enzym Roe và Coates cung cấp đầy đủ hơn ). Sự thiếu hụt của men khử hydro của chuỗi vừa acyl-CoA (MCAD) là khiếm khuyết hay gặp nhất được ghi nhận với tỉ lệ ước đoán là 1:15.000 dân số . Các bệnh nhân bị MCAD có thể có các triệu chứng gợi ý đến hội chứng Reye, nhưng MCAD có thể phân biệt với hội chứng Reye bằng sự hiện

diện các chất chuyển hoá sinh ra từ quá trình chuyển hoá lipid bị thiếu hụt, sự thiếu hụt những biến đổi vi cấu trúc đặc trưng của ti lạp thể trong hội chứng Reye và các xét nghiệm enzym trực tiếp. Sự thâm nhiễm mỡ gồm cả 2 dạng microvedicular và macrovesicular. Cơ sở phân tử của sự khiếm khuyết này sự hoán đổi biến điểm một lysine thành một glutamate hoặc lysine thành aspartate do đó tạo nên một protein không bền vững . Khiếm khuyết acyl-CoA chuỗi dài (LCAD) ít gặp hơn MCAD. Những bệnh nhân LCAD có các triệu chứng tương tự với các triệu chứng của MCAD. Tuy nhiên, bệnh cơ tim và myoglobin niệu tái phát thường gặp hơn. Khiếm khuyết men 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase chuỗi dài (LCHAD) thường kết hợp với thâm nhiễm mỡ nặng kèm theo sự hoại tử và xơ hoá. Trong một số ít trường hợp có thể phát hiện bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh lý sắc tố võng mạc. Sự khiếm khuyết LCHAD được phát hiện ở một vài trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳvà nó cho thấy rằng những bà mẹ này mang gen dị hợp tử qui định khiếm khuyết enzym.

Điều trị ngắn ngày những bệnh nhân khiếm khuyết enzym hệ thống bao gồm cung cấp đường để kiểm soát tình trạng hạ đường huyết. Phác đồ điều trị dài ngày bao gồm tránh ăn kiêng kéo dài bằng cách ăn thường xuyên, hạn chế ăn nhiều mỡ và ở những bệnh nhân MCAD nên dùng medium-chain triglyceride thay vì chế độ ăn toàn mỡ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 34)