Khoáng chất, vitamins và nước

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 50)

XIV. BỆNH HỆ THỐNG VỚI GAN NHIỄM MỠ

1.3.7Khoáng chất, vitamins và nước

THÔNG TIN VỀ CHẾ ÐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNHNHÂN BỆNH GAN

1.3.7Khoáng chất, vitamins và nước

1.3.7.1 Na tri

Ðể điều trị phù và báng bụng, hạn chế muối và nước là nền tảng của việc điều trị. Natri có trong thành phần của muối ăn (NaCl). Trong cơ thể muối gắn kết với nước. Ăn mặn thì luôn đi kèm với khát nước. Và như một qui luật, các bệnh nhân xơ gan luôn được khuyên nên kiêng ăn mặn để tránh bị phù và báng bụng.

1.3.7.1.1 Các khẩu phần muối đã được nêu rõ - Rất ít muối (1g muối mỗi ngày)

- Ít muối (3g muối mỗi ngày) - Giảm muối (6g muối mỗi ngày)

Có nhiều loại chế phẩm ít muối hoặc giảm muối để giúp bạn dễ ăn hơn khi phải kiêng muối. Hãy tìm các sản phẩm này tại các cửa hàng dinh dưỡng hoặc ở nhà thuốc.

Chế độ ăn rất ít muối chỉ có thể thực hiện được khi bệnh nhân nằm viện. Khẩu phần này có thể làm mất đi 500ml dịch phù mỗi ngày. Các thực phẩm đặc biệt có rất ít muối (ví dụ; bánh mì) là một trong các thành phần của chế độ ăn rất ít muối. Cũng cần thiết phải giảm protein và nước trong khẩu phần, không nên lựa chọn chế độ ăn khác. Trong nhiều bệnh viện, chế độ ăn gạo - trái cây, là chế độ ăn có rất ít muối, nhiều ka li và ít năng lượng được sử dụng trong vài ngày để giúp bệnh nhân giảm phù.

Trong bệnh viện, khẩu phần ăn ít muối thường được kê toa để làm cho bệnh nhân giảm phù. Chế độ ăn này cần sử dụng các thực phẩm chứa ít muối và một vài loại thực phẩm đặc biệt. Theo tính toán thì nồng độ natri trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật thì cao. Ví dụ, 1 lít sữa có 1.2g muối.

Khi bệnh nhân ở tại nhà thì chỉ có thể thực hiện chế độ ăn giảm muối trong một thời gian dài. Chế độ ăn này cơ bản cần phải có các thức ăn không chứa nhiều muối và không nêm muối vào thức ăn.

Các thức ăn chứa nhiều natri:

Thức ăn đặc biệt có nhiều muối: các thức ăn được chế biến sẵn, cá muối, rau trộn sơ chế, các loại rau củ đóng hộp.

Các thức ăn chứa nhiều natri Hàm lượngmuối

100g phô mai Emmental 450mg

100g phô mai nặng 1520mg

100g mayonnaise 702mg

100g trứng cá 1940mg

100g cá muối Matjes (cá con) 2500mg

100g cá muối 5930mg

100g bò ướp muối 833mg

100g xúc xích cervelat 1260mg

100g thịt heo muối 1770mg

100g mù tạc (mustard) 1307mg

Các thức ăn chứa nhiều muối

Việc thực hiện chế độ ăn ít muối natri sẽ dễ hơn nếu dùng thức ăn đông lạnh hoặc thức ăn tươi. Nên tránh dùng các loại rau củ đóng hộp, các loại xúp chế biến sẵn hoặc bữa ăn chế biến sẵn. Cần nhớ là các vị nêm trong món xúp (ví dụ nước tương), tỏi muối, rau muối, bột ngọt, tương hột, viên bột nêm vị bò, các vị nêm, mù tạc và ketchup cũng chứa rất nhiều muối natri.

Các loại cỏ thế cho muối

Tuy nhiên để cho thức ăn của bạn ngon miệng hơn nên sử dụng nhiều loại gia vị làm bằng các loại cỏ và hương liệu. Vị thức ăn có thể hấp dẫn hơn khi thêm tỏi, tỏi tây, hành, cà chua, mù tạc hoặc củ cải đỏ lạt. Các thức ăn làm bằng lúa mạch thô có vị đậm đà hơn các thức ăn làm bằng bột mì. Chất thay thế muối có thể giúp ích được nhưng thường bị chê là có mùi xà phòng.

1.3.7.1.2 Các nước khoáng có ít natri

Trên nhãn các chai nước khoáng co ghi thành phần các muối natri. Các nước khoáng chứa lhoảng 100mg natri/1 lít thì cho phép dùng. Các loại nước khoáng rẻ tiền thì thường có ít natri. Các nước khoáng có hàm lượng natri thấp thường được định nghĩa là loại nước khoáng có < 20mg natri/1 lít.

1.3.7.1.3 Các nước khoáng có nhiều natri

Bạn không nên dùng các loại nước khoáng có > 500mg natri/1 lít nếu bạn đang có chế độ ăn kiêng muối.

Thực phẩm có ít natri

Có rất nhiều thực phẩm chứa ít hoặc giảm lượng natri giúp cho bạn dễ thực hiện chế độ ăn kiêng muối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.7.2 Kali

Các chất thay thế muối thường thế muối kali vào chỗ muối natri. Ðể làm cho vị thức ăn ngon hơn người ta có thể khuyến khích dùng các muối kali. Chế độ ăn nhiều muối kali đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để tháo bớt dịch do vậy họ thường bị thiếu kali.

Các loại rau củ đặc biệt có nhiều kali (bắp cải, cà chua, cỏ, spinach, cà chua nghiền, nấm và nấm hương), trái cây (bơ, đậu xanh, chuối, nước ép trái cây và trái cây sấy khô).

Khi bệnh nhân bị phù, phải hạn chế lượng nước nhập do đó khẩu phần ăn nhiều kali cũng thường bị giảm xuống vì các thức ăn có nhiều kali thường cũng có nhiều nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 50)