B/CÁC KHOÁNG CHẤT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 101)

D/ TÁC NHÂN ỨC CHẾ TOÀN BỘ VIRUS HB

B/CÁC KHOÁNG CHẤT

A. CÁC VITAMIN

B/CÁC KHOÁNG CHẤT

Các khoáng chất là các chất vô cơ, nghĩa là chúng không được tạo ra bởi thực vật cũng như động vật. Chúng có ở trong đất và nước và được tập hợp lại ở những mức độ thay đổi khác nhau để thành tất cả cuộc sống của động và thực vật. Các chất khoáng có vai trò quan trọng trong hầu hết tất cả các chức năng của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng cho việc sản xuất năng lượng, điều hoà nhịp tim, và điều khiển trương lực cơ . Một chế độ ăn đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ số lượng phong phú tất cả các khoáng chất cần thiết để thực hiện những họat động hàng ngày. Những khoáng chất lớn bao gồm những khoáng mà cơ thể cần với khối lượng lớn. Những khoáng chất lớn này thì đặc biệt liên quan đến những người mắc bệnh gan bao gồm calcium và nartri. Những khoáng chất nhỏ là những khoáng chất mà cơ thể cần với số lượng một ít. Những khoáng chất ít có liên quan đặc biệt đến những người mắc bệnh gan gồm kẽm, sắt, và selenium. Sau đây là việc thảo luận về những khoáng chất này.

Calcium (Ca)

Calcium có vai trò quan trọng trong sức khỏe răng và xương, co cơ bình thường, và đông cục máu. Hầu hết calcium trong cơ thể tập trung trong xương. Không đầy đủ khối lượng calcium, xương trở nên mềm và dễ gãy. Lõang xương là đặc trưng của việc giảm khối lượng xương và hậu quả là gia tăng nguy cơ gẫy xương. Lõang xương thì là thông thường đối với nhiều bệnh gan, đặc biệt là bệnh gan có ứ mật như xơ gan tắc mật nguyên phát . Quan trọng đối với tất cả những người bệnh gan mạn tính là sử dụng những thực phẩm giàu calcium và, hay bổ sung chế độ ăn của họ khóang chất này. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ là chỉ bổ sung calcium sẽ không ngăn ngừa được lõang xương. Những yếu tố khác như hút thuốc lá, thiếu tập luyện, sử dụng quá nhiều rượu, và những mức hormon bất thường, đóng vai trò trong việc tiến triển sự mất xương. Rượu được xem như là độc tố trực tiếp đối với những tế bào xương và có thể làm giảm sự hấp thu xương. Vì vậy, điều quan trọng đặc biệt đối với

những người mắc bệnh gan do rượu là phải ăn bổ sung calcium. Trên thực tế, như những gì đã nêu trên, ý kiến tốt đối với tất cả những người mắc bệnh gan mạn tính là dùng bổ sung cả calcium và vitamin D.

Những nguồn phong phú calcium gồm những sản phẩm bơ sữa, rau nhiều lá xanh đậm (ngoại trừ spinach), đậu hũ, và cá mòi có xương đóng hộp. Ngòai ra nhiều thực phẩm như nước cam ép cũg làm tăng thêm calcium. An quá nhiều calcium có thể cản trở sự hấp thu sắt và kẽm. Thêm vào đó, việc dùng quá nhiều calcium cũng có thể gây nên sự thay đổi về những vấn đề sức khỏe, bao gồm: sỏi thận, táo bón, và mệt mỏi. Như tất cả những sự bổ sung, không chú ý đến lượng cho vào bao nhiêu, cơ thể sử chỉ sử dụng số lượng cần thiết. Bất kỳ số thừa nào cũng sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể mà không được sử dụng hay sẽ tích lũy và có thể gây nên những vấn đề về sức khỏe. Nếu việc bổ sung calcium bằng đường uống thì nên giới hạn không quá 1.000 đến 2.500 mg mỗi ngày được chia làm hai lần, và nên dùng với vitamin D bổ sung (mà thường được có cả trong viên calcium). Bởi vì acid dạ dày cần thiết để việc hấp thu calcium tốt, nên các antacid như Tums sẽ làm giảm acid dạ dày, và làm nghèo nguồn chất khoáng này. Vì thế, những ức chế H2 (như Zantac, Pepcid, Axid và

Tagamet) và những ức chế bơm proton (Protonix, Nexium, Prevacid, Prilosec, và Aciphex) có thể giảm hấp thu calcium. Dùng đồng thời với biphosphonate (như Fosamax) và calcium, cả hai cùng được dùng để điều trị loãng xương, có thể giảm việc hấp thu của biphosphonate, và vì thế nên dùng ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

Natri (Na)

Natri là một khóang chất mà cơ thể yêu cầu để duy trì một cách cân đối sự cân bằng nước. Natri chỉ ở trong tự nhiên dưới dạng liên kết với chloride, một khóang chất khác. Natriclua thường được biết như muối. Cơ thể yêu cầu khỏang 50 đến 400 mg natri mỗi ngày. Cho đến bây giờ, trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 25 đến 30 lần số lượng này! Trong khi việc sử dụng quá nhiều muối này không nguy hại đến hầu hết những người khoẻ mạnh, thì nó có thể gây nên những vấn đề cho một người bị bệnh gan tiến triển.

Xơ gan mất bù có thể dẫn đến báng bụng (việc lắng đọng bất thường dịch trong bụng). Nếu không điều trị trong một khoảng thời gian, dịch báng này có thể bị nhiễm trùng (một tình trạng được biết như viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát). Những người có báng bụng phải có một chế độ ăn hạn chế muối nghiêm khắc. Đối với mỗi một gram muối ăn vào, gây nên tích lũy được 200 ml dịch. Ăn natri vào được giảm đi trong chế độ ăn thì tốt hơn để kiểm soát việc tích lũy lượng dịch thừa này. Đối với những người báng bụng, việc ăn natri nên được hạn chế ít hơn 1.000 mg mỗi ngày và tốt nhất là dưới 500 mg. tiêu chuẩn này thì khó, chưa thể đạt tới được. Để thực hiện thành công một chế độ ăn hạn chế muối, cần phải trở thành một người đi chợ hiểu biết và cẩn thận đọc tất cả những nhãn thức ăn. Mọi người thường ngạc nhiên khi phát hiện rằng các thức ăn có hàm lượng natri cao (xem bảng 23.4: hàm lượng natri trong một số thực phẩm thông thường). Những hướng dẫn nói chung cho thấy lượng natri là như sau: lượng natri ở trong những thực phẩm tươi thì có ý nghĩa ít hơn là cùng những thực phẩm này sau khi chúng đã được chế biến, ướp muối, đóng hộp, hay đông lạnh; bởi vậy, lựa chọn những thực phẩm tươi không phải khi nào cũng có thể. Muối hạt và muối được sử dụng trong nấu ăn nên loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Một thìa súp muối hột thì chứa 2.325 mg natri! Tất cả những thực phẩm đóng hộp và những thực phẩm từ những nhà hàng thức ăn nhanh nên tránh. Một vài thuốc bán không cần toa bác sĩ có hàm lượng natri cao. Ví dụ: một viên Rolaids chứa 53 mg natri, hai viên Alka- Seltzer chứa 567 mg natri, và một gói Bromo- Seltzer chứa 717 mg natri. Những dược phẩm này được thay thế bằng những sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Nếu nhãn trên một dược phẩm hay sản phẩm khác không ghi rõ ràng hàm lượng natri, một dược sĩ có thể cung cấp thông tin này hay cung cấp cách để có được điều này. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có hàm lượng natri cao. Cho nên, tham gia một chế độ ăn kiêng có thể trở thành cần thiết đối với những người đang báng bụng trầm trọng. Gia vị

như húng quế, ớt thì là, dấm có thể được thay thế muối như một gia vị thức ăn. Muối được thay thế chứa kali chlorua nên tránh. Những thay thế này có xu hướng tăng lượng kali trong cơ thể. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm cho những người dùng spironolactone

(Aldactone), một thuốc lợi tiểu giữ kali (viên thuốc nước) được dùng điều trị báng bụng. Thật may là nhiều thực phẩm trên thị trường được sản xuất đặc biệt những sản phẩm natri thấp. Hơn nữa, từ năm 1986, FDA đã yêu cầu là hàm lượng natri của tất cả các thực phẩm chế biến được ghi trên nhãn đóng gói. Qui định này là một lợi cho người tiêu dùng. Những người bệnh gan mà không báng bụng được khuyên cố tránh việc ăn quá nhiều muối, cho dù họ khoông cần hạn chế việc ăn của họ nghiêm ngặt như những người có báng bụng.

Bảng 23.4. Hàm lượng natri của những thực phẩm thông thường. Thực phẩm Khối lượng Hàm lượng natri

Alka- Seltzer 2 viên 567 mg

Cá trống (đóng hộp) 5 734 mg

Baking soda 1 muỗng cà phê 821 mg

Big Mac 1 1.510 mg

Bơ 1 muỗng súp 116mg

Súp mì ống gà (vài loại) 1 tách 1.106 mg Bắp ngô (đóng gói) ½ tách 285 mg

Cornflakes 1 ounce 351 mg

Bánh nướng xốp của Anh 1 378 mg

Xúc xích Đức 1 504 mg

Nước sốt cà chua nấm 1muỗng súp 156 mg

Bơ thực vật 1 132 mg

Sữa 1 tách 121 mg

Dưa bắp cải (Đức) ½ tách 780 mg Sữa đậu nành 1 muỗng súp 1.029 mg

Sắt (Fe)

Có hai loại sắt cho chế độ ăn. Sắt Heme (động vật) được tìm thấy ở những thực phẩm động vật, như thịt đỏ, được hấp thu tốt từ chế độ ăn. Sắt không heme ở những thực phẩm thực vật, như spinach, được hấp thu ít vào trong cơ thể. Người ta đã nhầm: spinach không là một nguồn nhiều sắt. Trên thực tế, chỉ khoảng 15% sắt động vật được ăn vào và chỉ 3% sắt thực vật được ăn vào đã thật sự được hấp thu bởi cơ thể. Trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 10 đến 20 mg sắt mỗi ngày. Để tăng việc hấp thu sắt thực vật vào cơ thể, việc bổ sung vitamin C nên được dùng cùng thời điểm. Mặt khác, trà chứa tannin (một chất thực vật), ức chế lượng sắt được hấp thu từ chế độ ăn. Và sắt giảm hiệu quả vitamin C khi được ăn cùng. Số lượng sắt trong cơ thể thường vào khỏang 3 đến 4 gram (50 mg/kg ở nam và 40 mg/kg ở nữ). Những người có khả năng giới hạn về đào thải lượng sắt thừa khỏi cơ thể. Trên thực tế, chỉ khỏang 1 đến 2 mg sắt có khả năng được đào thải khỏi cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu quá nhiều sắt được ăn vào (bất kỳ là trong thực phẩm hay việc bổ sung), sẽ làm thừa sắt trong cơ thể. Sắt thừa này sẽ được dự trữ đầu tiên ở gan. Theo cách thông thường, gan là một

phần của cơ thể mà dễ bị ảnh hưởng nhất bởi độc tố của sắt.

Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát oxygen cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. (một tế bào hồng cầu mang xấp xỉ 270 phân tử hemoglobin, mỗi hồng cầu chứa 4 phân tử sắt). Sắt cũng có một thành phần của myoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát oxygen đối với cơ. Cuối cùng, sắt giúp tạo nên adenosine triphosphate (ATP), một thành phần quan trọng của năng lượng. Vì vậy, thông thường có sự liên quan của sắt với năng lượng và sức khỏe. Thật thú vị, việc liên kết giữa mệt mỏi và thiếu sắt đã mang lại chú ý của cộng đồng người Mỹ bởi sự quảng cáo ở thập niên 1960 đối với việc bổ sung Geritol, thuốc đã được phổ thông hóa lúc giai đọan máu thiếu sắt. Những người mắc bệnh gan thường cho rằng khi họ cảm thấy yếu và mệt, họ cần dùng bổ sung sắt. Nhưng dùng bổ sung sắt ở dưới tình huống như thế thì luôn không phải một biện pháp thông minh và trên thực tế có thể nguy hiểm. Những triệu chứng của thiếu sắt và thừa sắt có thể hòan tòan giống nhau – mệt mỏi, đau đầu, và thở nông. Ngòai ra, việc mệt mỏi liên quan đến bệnh gan thì có khả năng hơn để chịu trách nhiệm so với lượng sắt trong cơ thể. Vì vậy, trước khi dùng sắt bổ sung, điều quyết định đối với một người bệnh gan là kiểm tra máu người bệnh để thu được sơ lược lượng sắt của bệnh nhân. Nếu điều đó xác định là việc bổ sung sắt là cần thiết, việc này nên được biết là nó có thể gây ra phân đen. Điều này có thể bị nhầm với tiêu phân đen bởi việc chảy máu đường tiêu hóa trên do dãn tĩnh mạch thực quản. Luôn phải báo với bác sĩ của bạn nếu điều này xảy ra

Quá tải sắt trong cơ thể của một bệnh nhân gan có thể là rất nguy hiểm. Trong việc quá thừa, thì sắt là độc chất của gan và có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, và ung thư gan. Vì thế, có bằng chứng nhiều rằng số lượng sắt thậm chí tăng trung bình (hay thậm chí thỉnh thỏang bình thường) có thể gây nên hay gia tăng số lượng tổn thương đối với gan khi một người có bệnh gan. Điều này gây ra chủ yếu đối với những người mắc bệnh gan do rượu và viêm gan virus C mạn. Trên thực tế, thừa sắt thỉnh thỏang được thấy ở những người mắc bệnh gan do rượu cũng như những người viêm gan virus C mạn và cho thấy làm xấu hơn kết quả của những bệnh nàyvà giảm đáp ứng của điều trị. Sẹo của gan và sự tổn thương tế bào gan thì liên quan trực tiếp đến khối lượng sắt trong gan. Vì cơ thể của một người không có khả năng đào thải được quá nhiều sắt, không được bổ sung sắt hay các vitamin chứa sắt trong chế độ ăn của một người bệnh gan trừ khi được xác định là người đó có thiếu sắt.

Hemochromatosis là một bệnh di truyền thừa sắt . Những người mắc bệnh này và những người mắc bệnh có hàm lượng sắt cao bởi những rối lọan khác của gan nên tránh nấu ăn với đồ nấu bằng gang và nên tránh ăn với những dụng cụ bằng gang. Những người này chỉ nên ăn khối lượng trung bình thức ăn có hàng lượng sắt cao (xem bảng 23.5: hàm lượng sắt ở một vài thực phẩm thông dụng). Do đó một vài thảo dược thường được dùng để điều trị bệnh gan (ví dụ: mủ cây kế, cây bồ công anh, và cam thảo) có thể chứa sắt. Vì vậy, những người hemochromatosis hay những bệnh khác liên quan đến thừa sắt nên tránh những thảo dược này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 23.5. Hàm lượng sắt của một vài thực phẩm thông dụng Thực phẩm Khối lượng Hàm lượng sắt

Thức ăn ngũ cốc (được bổ sung sắt) 1 ounce 4,5 mg

Thịt bò 3 ounce 6,1 mg

Thịt gà 3,5 ounce 1,1 mg

Gan 3,5 ounce 14,2 mg

Spinach 1 tách 0,8 mg • 1 ounce=28g

Kẽm (Zn)

Kẽm có vai trò chủ yếu đối với chức năng bình thường của hệ miễn dịch, quan trọng đối với cảm gíac vị giác và khứu giác, và có thể bảo vệ gan khỏi sự tổn thương hóa học. Một vài nhà nghiên cứu tin rằng kẽm thậm chí có thể bảo vệ cơ thể khỏi các virus, bao gồm cảm lạnh thông thường.

Kẽm thì cầnn thiết cho hiệu quả họat động của vitamin A. Do đó, thường là trường hợp những người thiếu kẽm cũng thiếu vitamin A. Việc thiếu kẽm có thể xảy ra ở những người xơ gan, đặc biệt khi xơ gan do dùng rượu quá nhiều. Điều này có thể là do thiếu kẽm từ chế độ ăn vào hay từ việc giảm hấp thu kẽm từ đường tiêu hóa. Việc thiếu này cũng có thể là do việc tăng đào thải kẽm qua nước tiểu. Việc thiếu kẽm có thể gây ra giảm cảm gíac ngon miệng, mệt mỏi, móng dễ gãy, tóc rụng, và việc lành vết thương chậm. Những triệu chứng này diễn ra ở một vài người bệnh gan do rượu. Bổ sung kẽm được đề nghị nếu sự thiếu hụt được phát hiện. Một vài nghiên cứu cho rằng kẽm có thể giúp cải thiện tình trạng thần kinh ở những người bị bệnh não.

Thêm kẽm đối với điều trị interferon ở những bệnh nhân viêm gan virus C có thể gia tăng tỉ lệ đáp ứng tiệt trừ virus. Mặc dù điều thuận lợi này không được chứng minh: là việc bổ sung chế độ ăn một viên 30 mg kẽm bằng đường uống từ một hay hai lần một ngày trong khi điều trị interferon. Khi liều dùng hàng ngày lên tới 100 mg kẽm có thể gia tăng hệ miễn dịch và cải thiện cơ hội của người bệnh đối với việc đáp ứng interferon, một lượng quá nhiều chất này có thể nguy hiểm và thậm chí có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Thêm vào đó, dùng quá nhiều kẽm có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, và tiêu chảy.

Nguồn phong phú kẽm gồm thịt bò, gan, men làm bia, hải sản, lòng đỏ trứng, cá, và đậu lima.

Selenium (Se)

Selenium là một chất chống oxy hóa mà có thể kích thích hệ miễn dịch và bảo vệ chống lại những ung thư nào đó. Selenium và vitamin E họat động cùng nhau để giúp duy trì sức khỏe tim mạch và gan và giúp trong việc sản xuất kháng thể. Selenium có thể giúp bảo vệ gan của những người mắc bệnh gan do rượu. Người ta đã thấy việc gia tăng cả tế bào hồng cầu và bạch cầu ở những người bị AIDS. Dù là chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, người ta

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về gan và các bệnh (Trang 101)