XIV. BỆNH HỆ THỐNG VỚI GAN NHIỄM MỠ
THÔNG TIN VỀ CHẾ ÐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNHNHÂN BỆNH GAN
1.3 Chế độ ăn cho bệnhnhân xơ gan
Tầm quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân xơ gan vẫn chưa được nhận thức đúng đắn. Một chế độ ăn mà "gan chấp nhận được" cũng cần như là uống thuốc vậy. Có nhiều bệnh nhân ra viện mà vẫn không được tư vấn ban đầu nào của chuyên viên dinh dưỡng. Hướng dẫn cho từng bệnh nhân chế độ ăn mà bệnh nhân có thể hiểu được là rất cần thiết vì nếu không bệnh nhân sẽ không biết được một chế độ ăn đúng đắn. Trong thời gian mà gan còn thực hiện được các chức năng (xơ gan còn bù) thì không cần theo một chế độ ăn điều trị tuy nhiên cũng cần có một chế độ ăn hợp lý và tuyệt đối không
uống rượu.
Ðối với bệnh nhân xơ gan, các chế độ ăn điều trị chuyên biệt chỉ cần khi bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh lý não do gan và khi có báng bụng. Trước khi cần chế độ ăn điều trị thì phải thực hiện chế độ ăn nhẹ bình thường (tránh các loại thức ăn và các cách chế biến làm bệnh nhân khó dung nạp) và tuyệt đối cữ rượu. Hàm lượng protein trong thức ăn không được nhiều quá. Không nên ă? quá nhiều protein, ví
dụ ăn nhiều sữa đặc là không nên. Trước kia, bệnh nhân xơ gan thường được khuyên ăn nhiều sữa đặc mỗi ngày - lời dặn dò thường gặp của các bác sĩ. Lời khuyên này giờ đây không được xem là đúng nữa và đã bị bỏ qua, vì các sản phẩm có tính độc được tạo thành trong chuyển hóa protein mà bình thường các chất này bị gan khử độc sẽ đẩy nhanh sự rối loạn các chức năng còn lại của gan. Lượng protein ăn vào mỗi ngày không quá 1g/kg cân nặng. Do đó, thường là bệnh nhân nên ăn khoảng 60 - 80g protein mỗi ngày. Hàm lượng protein có trong các loại thức ăn được tra cứu dễ dàng trong bảng giá trị dinh dưỡng.