Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục hƣớng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng (Trang 67)

2.4.1.Những thành tựu cơ bản

Nhìn chung CBQL, GV đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các biện pháp QLGDHN đến hiệu quả công tác GDHN. Về mặt lý luận, điều đó góp phần nâng cao nhận thức của các lực lượng về vấn đề QLGDHN. Về mặt thực tiễn, nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Công tác GDHN đã đạt được một số kết quả nhất định. Các trường đều có bộ phận phụ trách GDHN; giảng dạy các chuyên đề GDHN; tổ chức các hoạt động GDHN; cung cấp những thông tin cần thiết giúp HS có kiến thức cơ bản trong việc lựa

chọn trường, chọn ngành, chọn nghề phù hợp góp phần tích cực vào việc phân luồng HS sau THPT của thành phố Hải Phòng.

2.4.2. Những tồn tại

Hiệu quả công tác GDHN còn nhiều hạn chế, GDHN chưa sâu sát đến từng HS. Tỉ lệ HS nộp hồ sơ đăng kí dự thi vào các trường CĐ, ĐH còn cao, nhiều HS có học lực trung bình, học lực yếu vẫn làm hồ sơ đăng kí dự thi CĐ, ĐH.

Hoạt động GDHN đáp ứng cho đối tượng HS thi CĐ, ĐH là chính, trong khi các đối tượng khác chưa quan tâm. Nguồn thông tin cung cấp cho HS thiếu chi tiết và không đầy đủ gây lúng túng trong việc chọn trường, chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai phù hợp.

Công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS lớp 12 còn nhiều hạn chế: Chỉ khi đến kỳ HS chuẩn bị làm hồ sơ thi vào các trường chuyên nghiệp, nhà trường mới công bố các thông tin hướng nghiệp trên bảng thông báo để HS tham khảo, hướng dẫn các em lựa chọn trường thi phù hợp với năng lực học tập, sau đó hướng dẫn các em ghi hồ sơ tuyển sinh, và cho đó là cách làm của tư vấn hướng nghiệp; Hoạt động ngoại khoá về GDHN trong nhà trường chưa được quan tâm thực hiện.

Xây dựng đội ngũ những người làm công tác GDHN chưa tốt, chưa có sự gắn kết trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối với công tác này; kiến thức và năng lực tổ chức các hoạt động GDHN của đội ngũ GV trong nhà trường còn nhiều hạn chế; chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV về GDHN chưa được thực hiện trong nhà trường.

CSVC phục vụ GDHN còn thiếu và lạc hậu như: chưa có phòng hướng nghiệp, tủ sách hướng nghiệp, các tài liệu tham khảo, thông tin hướng nghiệp, các máy móc thiết bị phục vụ hoạt động GDHN và tư vấn hướng nghiệp.

2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thiếu chủ trương, chính sách đủ mạnh và đồng bộ để đưa công tác GDHN phát triển. Biểu hiện cụ thể:

- Về CSVC phục vụ GDHN chưa được đầu tư. Phần lớn việc dạy hướng nghiệp chỉ là thuyết trình, tranh ảnh, dụng cụ, tư liệu tham khảo đều thiếu.

- Về đội ngũ GV làm công tác GDHN hầu hết không được đào tạo bài bản, chỉ có một số GV được tập huấn ít ngày rồi lên lớp trong khi đó chương trình GDHN ở trường THPT bắt buộc giảng dạy từ năm học 2006 - 2007.

- Các cơ chế chính sách khác nhằm khuyến khích hoặc bắt buộc đối với việc dạy và học GDHN cũng không có, các điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt GDHN còn thiếu cơ bản.

Sở GD&ĐT chưa thật sự quan tâm, chưa chú trọng đầu tư cho công tác GDHN nên trong chỉ đạo chưa có sự thống nhất, quyết liệt đối với các trường THPT trên địa bàn thành phố đối với công tác GDHN cho HS. Việc tập huấn về GDHN chưa được Sở GD&ĐT quan tâm thường xuyên. Trong hoạt động thanh kiểm tra các trường THPT cũng chưa đưa ra tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng để đánh giá công tác GDHN trong các nhà trường.

Lãnh đạo địa phương xem công tác GDHN là trách nhiệm của nhà trường nên chưa có sự quan tâm cũng như phối hợp, hỗ trợ nhà trường trong công tác này.

Về nhận thức của XH đối với GDHN: Đây là vấn đề tồn tại từ rất lâu do quan niệm khoa cử coi việc học lên ĐH để có bằng cấp, có công việc nhàn hạ, có thu nhập, có địa vị trong XH của không ít CMHS và HS nên chỉ có một số ít HS biết căn cứ vào năng lực, tính cách, thể chất của bản thân với yêu cầu của nghề và nhu cầu của XH trong việc chọn ngành, chọn nghề của các em, còn lại các em thường chọn ngành, nghề theo yêu cầu của gia đình và chạy theo xu hướng chọn trường dễ thi đỗ. Cho nên, việc phân luồng HS sau THPT gặp rất nhiều khó khăn, HS sau khi tốt nghiệp THPT đều đổ dồn vào con đường lên ĐH và tạo ra một cuộc “chạy đua” rất lớn, gây lãng phí kinh tế cho các gia đình và XH trên bình diện cả nước.

2.4.3.2.Nguyên nhân chủ quan

Về phía lãnh đạo nhà trường: Tuy đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDHN cho HS, song việc chỉ đạo thực hiện chưa thật đi vào chiều rộng, chiều sâu; chưa quan tâm đầy đủ đến những nội dung cơ bản trong GDHN và thiếu sự đổi mới, cập nhật nội dung phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của đất nước, địa phương; những hình thức triển khai hoạt động GDHN chưa đa dạng và phong phú, thiếu sự phát huy, chậm đổi mới; chưa sử dụng tối đa và phối hợp khéo léo những phương pháp giáo dục. Vì vậy, công tác GDHN chưa thật sự gây ảnh hưởng, hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút tính tự giác tham gia của học sinh nên hiệu quả GDHN chưa cao.

GV của trường THPT Quốc Tuấn chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ GDHN do không được đào tạo, GV phụ trách các chuyên đề GDHN đều là GV làm công tác kiêm nhiệm nên còn hạn chế về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tổ chức hoạt động GDHN mà nội dung GDHN bao gồm nhiều lĩnh vực vượt khả năng nắm bắt thực tiễn của nhiều GV hiện nay nên chưa tạo ra được sự hấp dẫn cần thiết đối với HS, chưa có những sáng tạo, năng động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDHN, còn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, GV nhà trường nhận thức và đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của công tác GDHN trong nhà trường, GDHN vẫn đang bị xem là một khâu có tính chất “tích hợp”, một hoạt động ngoài giờ lên lớp, một việc làm kết hợp chứ chưa phải là nhiệm vụ trọng tâm.

Nguồn tài chính phục vụ cho GDHN còn phụ thuộc vào ngân sách cấp, chưa huy động được sự ủng hộ của các lực lượng XH đầu tư cho công tác GDHN. Do đó điều kiện phục vụ cho công tác GDHN tuy có được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chưa huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia làm công tác GDHN, chưa có sự phối hợp tốt giữa nhà trường- gia đình - xã hội trong GDHN.

Công tác kiểm tra, đánh giá không thường xuyên và kịp thời mà đến cuối năm học chỉ điểm qua trong báo cáo tổng kết năm học một cách chung chung, do đó không thấy hết được những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém để khen thưởng hay phê bình đúng người, đúng việc. Việc làm này dẫn đến tình trạng cào bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDHN của cán bộ, GV và không động viên, khuyến khích được HS tích cực tham gia các hoạt động GDHN của nhà trường. Từ đó, nhà trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập trung được sự quan tâm đúng mức của cán bộ, GV và HS trong công tác GDHN.

Nhận thức của một bộ phận không nhỏ HS, CMHS chưa đúng về GDHN nên rất khó khăn trong việc tác động đến HS.

Chương trình học hiện nay quá tải với nhiều HS, do đó nhà trường chú trọng đến học chính khoá và phụ đạo để bổ xung kiến thức cho HS còn GDHN chưa phải là một môn học chính khoá nên việc tổ chức thực hiện còn có nhiều khó khăn.

Kết luận chƣơng 2

Qua nghiên cứu thực trạng GDHN và quản lý GDHN ở trường THPT Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng cho thấy:

Đa số CBQL, GV đều nhận thức khá cao về tầm quan trọng của công tác GDHN trong nhà trường tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mức độ quan tâm thực hiện nhiệm vụ GDHN còn thấp. Một bộ phận lớn CMHS chưa nhận thức được tầm quan trọng của GDHN với định hướng nghề nghiệp cho HS, còn tâm lý chạy theo bằng cấp, khoa cử. Nhận thức và hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh còn hạn chế, các kênh thông tin mà HS sử dụng trong quá trình lựa chọn nghề chủ yếu từ các nguồn khác ngoài nhà trường. Trường THPT Quốc Tuấn đã tổ chức GDHN cho HS, tổ chức các nội dung hướng nghiệp thông qua 4 con đường hướng nghiệp nhưng kết quả của từng nội dung mới đạt ở mức độ trung bình và có những nội dung thực hiện còn chưa tốt. HS còn lúng túng trong lựa chọn nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãnh đạo trường THPT Quốc Tuấn đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý GDHN: Trang bị cho HS và các lực lượng giáo dục hiểu biết và GDHN; Bồi dưỡng đội ngũ CBQL,GV về công tác GDHN; Xây dựng kế hoạch GDHN; Tổ chức thực hiện GDHN; Chỉ đạo thực hiện GDHN; Xây dựng các điều kiện phục vụ GDHN; Kiểm tra, đánh giá GDHN với những cách làm cụ thể. CBQL và GV có nhận thức tương đối cao về vị trí, tầm quan trọng của các biện pháp quản lý. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý còn thấp hơn so với mức độ nhận thức. Các biện pháp quản lý được thực hiện chủ yếu đạt mức trung bình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý GDHN rất đa dạng về chủ thể quản lý, nhận thức, nguồn lực CSVC, ... Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý GDHN cho học sinh THPT Quốc Tuấn là khá cao. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng tích cực còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa tốt đến GDHN, làm cho kết quả GDHN chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác GDHN.

Những tồn tại trong quản lý GDHN của trường THPT Quốc Tuấn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng cơ bản nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh đó, lãnh đạo trường THPT Quốc Tuấn chưa có tính chủ động, sáng tạo và khắc phục khó khăn để đẩy mạnh công tác GDHN cho HS và đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất.

Những kết quả nghiên cứu tại chương 2 của luận văn này là cơ sở thực tiễn kết hợp với cơ sở lý luận tại chương 1 để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý GDHN phù hợp hơn góp phần nâng cao chất lượng GDHN trong nhà trường.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng (Trang 67)