Cơ hội phát triển của nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng (Trang 49)

nghề 18 8,57 59 28,1 133 63,33

5 Thu nhập về kinh tế của

nghề 14 6,67 36 17,14 160 76,19

Bảng số liệu trên phản ánh một thực trạng là đa số các em HS hiểu biết rất ít về nghề mà các em dự định lựa chọn. Thể hiện như sau:

- Đặc điểm, yêu cầu của nghề: có tới 157/210 HS chiếm 78,58% hiểu biết rất ít về đặc điểm, yêu cầu của nghề; số HS biết rất rõ về đặc điểm, yêu cầu của nghề là 13/210, chiếm 6,19%.

- Thông tin về nhu cầu XH: 165/210 HS chiếm 78,57% có hiểu biết rất ít; chỉ có 16/210 HS, chiếm 7,62% biết rất rõ nhu cầu tuyển dụng nghề của XH mà HS lựa chọn.

- Những điều kiện cần có của bản thân khi lựa chọn nghề như: năng lực, sức khoẻ, sở thích, ... có 28/210 HS chiếm 13,33% biết rất rõ, trong khi đó có 116/210 HS, chiếm 55,24% biết rất ít những điều kiện cần có của bản thân khi lựa chọn nghề.

- Cơ hội phát triển của nghề: 133/210HS, chiếm 63,33% biết rất ít và 18/210 HS, chiếm 8,57% biết rất rõ cơ hội phát triển của nghề mà các em dự định lựa chọn.

- Thu nhập kinh tế: có 160/210 HS, chiếm 76,19% biết rất ít về thu nhập kinh tế của nghề mà các em dự định lựa chọn.

Kết quả phân tích ở bảng 2.5 cho thấy công tác GDHN tại trường THPT Quốc Tuấn chưa thực sự hiệu quả, học sinh chưa có định hướng đúng đắn khi lựa chọn nghề dựa trên hiểu biết về nghề nghiệp, nhu cầu thị trường lao động và năng lực, sở trường của bản thân. Kết quả này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp đề ra các biện pháp quản lý GDHN phù hợp.

Để lựa chọn nghề nghiệp thì nguồn thông tin cần biết về nghề là một trong các yếu tố rất quan trọng giúp HS mở rộng tầm nhìn về thế giới nghề nghiệp, biết tự đánh giá năng lực, xem xét khả năng của bản thân, điều kiện hoàn cảnh gia đình trước khi quyết định một hướng đi vào đời, nghề nghiệp tương lai. Mức độ sử dụng các nguồn thông tin cần biết về nghề khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của HS được đánh giá qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các nguồn thông tin cần biết về nghề

TT Các nguồn thông tin cần biết về nghề Mức độ sử dụng (n = 210) Rất nhiều Nhiều Ít SL % SL % SL % 1 Bố, mẹ, anh chị, người thân 45 21,43 91 43,33 74 35,24

2 Giáo viên chủ nhiệm lớp 25 11,9 67 31,9 118 56,2

3 Giáo viên bộ môn 20 9,52 65 30,95 125 59,53

4 Bạn bè 38 18,1 83 35,52 89 42,38

5 Sách báo và các phương

tiện thông tin khác 51 24,29 89 42,38 70 33,33 6 Các hoạt động ngoại

khoá của nhà trường 25 11,9 46 21,9 139 66,2 7 Những người đã học và

Từ kết quả ở bảng 2.6 cho thấy tác động của nhà trường trong việc hướng nghiệp chưa cao, thể hiện qua các ý kiến cho rằng nguồn thông tin cần biết về nghề qua GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các hoạt động ngoại khoá của nhà trường còn ít nên các thông tin mà HS thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài trường, ngoài GV như từ cha mẹ, người thân, từ những người đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác. Đây chính là một trong những hạn chế của công tác GDHN trong trường THPT Quốc Tuấn hiện nay.

2.2.2. Kết quả thực hiện các con đường giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn học phổ thông Quốc Tuấn

Kết quả thực hiện nội dung GDHN được phản ánh thông qua các con đường GDHN trong nhà trường. Để có được sự đánh giá đúng đắn về tình hình thực hiện GDHN ở trường THPT Quốc Tuấn, chúng tôi tiến hành điều tra 4 CBQL, 50 GV của nhà trường. Trong nội dung điều tra cách tính điểm như sau:

Kết quả thực hiện: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm. Thang điểm được đánh giá như sau: Mức tốt: X = 3,5 → 4; Mức khá: X = 2,5 → 3,49; Mức trung bình: X = 1,5 →2,49; Mức chưa tốt: X < 1,5.

2.2.2.1. Giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy học các môn văn hoá

Trong chương trình giáo dục THPT hiện nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường lồng ghép hướng nghiệp cho HS ngay vào môn học, khi GV giảng bài trong môn đó. Kết quả khảo sát về thực trạng GDHN thông qua dạy học các môn văn hoá thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7.GDHN thông qua dạy - học các môn văn hoá

TT Nội dung

Kết quả thực hiện

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ

bậc ∑ X Thứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bậc ∑ X Thứ

bậc 1 Thông qua dạy-

học các môn văn hoá…. 12,4 3,1 1 146 2,92 1 158.4 2.93 1 2 Rèn luyện kĩ năng bộ môn 10,8 2,7 2 138,5 2,77 2 149.3 2.76 2 3 Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp 10 2,5 3 128 2,56 3 138 2.56 3

4 Tổ chức hoạt động ngoại khoá ….. 5,2 1,3 5 65,5 1,31 5 70.7 1.31 5 5 Tìm hiểu nguyện vọng từng HS 8,4 2,1 4 109,5 2,19 4 117.9 2.18 4 2,34 2,35 2,35

Qua bảng 2.7 cho thấy kết quả thực hiện GDHN thông qua dạy - học các môn văn hoá ở mức độ trung bình, thể hiện điểm trung bình chung của 5 nội dung là X = 2,35.

Kết quả thực hiện các nội dung hướng nghiệp không đồng đều mà có các mức độ thực hiện cao thấp khác nhau. Nội dung thực hiện tốt nhất là: “Thông qua dạy - học các môn văn hoá, hình thành biểu tượng về những nghề có liên quan” được đánh giá ở mức độ khá với X = 2,93, xếp bậc 1/5. Nội dung thực hiện thấp nhất là: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá của bộ môn để thực hành, ứng dụng nội dung có liên quan đến nghề” có X = 1,31. xếp bậc 5/5. Như vậy, nhà trường chưa quan tâm đến nội dung hướng nghiệp qua hoạt động thực hành, ngoại khoá các môn văn hoá.

Sự đánh giá về kết quả thực hiện của CBQL và GV về GDHN qua dạy học các môn văn hoá là tương đương nhau thể hiện: CBQL đánh giá X = 2,34; GV đánh giá

X = 2,35.

Kết quả đánh giá về các nội dung GDHN qua dạy - học các môn văn hoá giữa CBQL và GV thể thiện qua hệ số tương quan thứ bậc r =+1 cho phép kết luận, tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL và GV là phù hợp với nhau.

2.2.2.2. Giáo dục hướng nghiệp qua dạy - học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất

Hiện nay theo quy định của Bộ GD&ĐT những nơi có đủ GV đào tạo đúng chuyên môn, đủ CSVC phải thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở lớp 11, tổ chức thi và cấp chứng chỉ giáo dục nghề phổ thông sau khi hoàn thành chương trình 105 tiết đạt yêu cầu trở lên; nơi chưa có đủ GV đào tạo đúng chuyên môn, chưa đủ CSVC có thể chưa thực hiện chương trình hoạt động giáo dục nghề phổ thông nhưng phải khẩn trương khắc phục, không để kéo dài.

Từ năm học 2006 - 2007, trường THPT Quốc Tuấn đều tổ chức cho HS lớp 11 tham gia học và thi lấy chứng chỉ nghề với 3 nghề là tin học văn phòng, vi sinh dinh dưỡng và nghề điện. Chương trình dạy nghề nhìn chung còn mang nặng tính lý thuyết,

điều kiện CSVC để học sinh thực hành chưa đảm bảo, không có GV chuyên trách với hoạt động dạy nghề phổ thông. Tình trạng dạy “chay”, học “chay” vẫn còn, điều này đã tạo cho học sinh tâm lý bị động, không có hứng thú đối với các tiết học nghề. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, môn Công nghệ được dạy ở lớp 10, lớp 11 với thời lượng 52 tiết/năm học; lớp 12 là 35 tiết/năm học. Môn Công nghệ tập hợp kiến thức ở nhiều ngành nghề, qua môn học HS được học qua các dạng công nghệ tiêu biểu, các ứng dụng điển hình của nó thể hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Từ đó HS cảm nhận được thế giới công nghệ, phân biệt được các loại ngành nghề.

Kết quả khảo sát về thực trạng GDHN thông qua dạy - học môn Công nghệ và hoạt động LĐSX thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8. GDHN qua dạy - học môn Công nghệ và hoạt động LĐSX

T

T Nội dung

Kết quả thực hiện

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Dạy lý thuyết 10,8 2,7 1 144 2,88 1 154,8 2,87 1 2 Dạy thực hành 8,8 2,2 2 108,5 2,17 2 117,3 2,17 2 3 Dạy tích hợp hoạt động GDHN với môn Công nghệ 7,2 1,8 3 60,5 1,21 3 67,7 1,25 3 4 Hoạt động ngoại

khoá môn Công nghệ 4 1,0 5 50 1,0 4,5 54 1,0 5 5 GDHN thông qua tổ chức cho HS tham gia LĐSX 6 1,5 4 50 1,0 4,5 56 1,04 4 1,84 1,65 1,68

Từ bảng 2.8 cho thấy kết quả GDHN thông qua dạy học môn Công nghệ và hoạt động LĐSX đạt được ở mức độ chung là trung bình, thể hiện qua điểm trung bình chung là X = 1,68.

Các nội dung hướng nghiệp qua dạy học môn Công nghệ và LĐSX không đồng đều. Nội dung thực hiện tốt nhất là: “Dạy lý thuyết môn Công nghệ” được đánh giá ở mức độ khá với X = 2,87, xếp bậc 1/5. Nội dung thực hiện thấp nhất là: “Hoạt động ngoại khoá môn Công nghệ” có X = 1,0, xếp bậc 5/5.

Sự đánh giá về kết quả thực hiện của CBQL và GV về GDHN qua dạy học môn Công nghệ và LĐSX có độ chênh lệnh là 0,19.

Kết quả đánh giá các nội dung về GDHN qua dạy học môn Công nghệ và lao động sản xuất giữa CBQL và GV thể hiện qua hệ số tương quan thứ bậc r = +0,98 cho phép kết luận, tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL và GV là phù hợp nhau.

Kết quả trên cho thấy GV dạy môn Công nghệ mới chỉ quan tâm đến dạy lý thuyết môn Công nghệ mà chưa quan tâm đến công tác hướng nghiệp qua giảng dạy bộ môn cũng như tích hợp các nội dung của hoạt động GDHN với môn Công nghệ. Với hoạt động LĐSX, nhà trường đã quan tâm thực hiện vệ sinh xây dựng cảnh quan trường lớp, lao động công ích còn những nội dung GDHN qua LĐSX với các ngành nghề ở địa phương thì nhà trường đều chưa quan tâm thực hiện.

2.2.2.3.Giáo dục hướng nghiệp qua tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Hoạt động GDHN là môn học trong chương trình giáo dục cấp THPT, thời lượng học của môn học này được thực hiện 1 tiết/tháng. Nhận xét, đánh giá của CBQL, GV về thực trạng GDHN thông qua hoạt động GDHN được thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9.GDHN qua tổ chức hoạt động GDHN

TT Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thực hiện

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Thực hiện quy định về thời lượng hoạt động GDHN 6.8 1,7 3 105 2,1 1 111.8 2,07 1 2 Thực hiện nội dung hoạt động GDHN theo các chuyên đề đã qui định trong tài liệu của Bộ GD&ĐT 7.2 1,8 2 82.5 1,65 2 89.7 1,66 2 3 Chọn lọc, bổ xung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN 4.8 1,2 5 59.5 1,19 5 64.3 1,19 5 4 Tư vấn, hướng dẫn chọn nghề cho học sinh 8.8 2,2 1 76 1,52 3 84.8 1,57 3 5 Năng lực của 5.6 1,4 4 63.5 1,27 4 69.1 1,28 4

cán bộ, GV phụ trách các chuyên đề hoạt động GDHN

1,66 1,55 1,55

Từ bảng 2.9 cho thấy kết quả GDHN thông qua các hoạt động GDHN thực hiện ở mức độ chung là trung bình, thể hiện qua điểm trung bình chung là X = 1,56.

Các nội dung hoạt động GDHN không đều nhau. Nội dung thực hiện tốt nhất là: “Thực hiện quy định về thời gian hoạt động GDHN” với X = 2,07, xếp bậc 1/5. Nội dung thực hiện thấp nhất là: “Chọn lọc, bổ xung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN” có X = 1,19, xếp bậc 5/5.

Hệ số tương quan thứ bậc r = +0,6 cho thấy có sự tương quan chưa chặt chẽ. Nội dung: “Thực hiện quy định về thời lượng hoạt động GDHN” GV đánh giá xếp thứ 1/5, còn CBQL đánh giá xếp thứ 3/5. Nội dung: “Tư vấn hướng dẫn chọn nghề cho học sinh” GV đánh giá xếp thứ 3/5, còn CBQL đánh giá xếp thứ 1/5.

Như vậy, trường THPT Quốc Tuấn đã quan tâm và thực hiện chương trình hoạt động GDHN theo qui định của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên hiệu quả của các giờ hoạt động GDHN còn thấp. Nhà trường chưa quan tâm đến việc chọn lọc, bổ xung, cập nhật nội dung hoạt động GDHN; Năng lực của cán bộ, GV phụ trách các chuyên đề hoạt động GDHN còn nhiều hạn chế do không được đào tạo, bồi dưỡng về GDHN. Chính những điều này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả GDHN chung của nhà trường.

2.2.2.4. Giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động tham quan, ngoại khoá trong và ngoài nhà trường

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho các em bộc lộ những phẩm chất, năng lực cá nhân, là cơ sở để tư vấn nghề cho HS. Ý kiến nhận xét, đánh giá của CBQL, GV thể hiện ở bảng 2.10.

Từ bảng 2.10 cho thấy kết quả GDHN thông qua hoạt động tham quan ngoại khoá thực hiện chưa tốt, thể hiện qua điểm trung bình chung là X = 1,49. Nội dung: “Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về hướng nghiệp” có X = 1,97, xếp bậc 1/7. Nội dung: “Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề” và “Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi toạ đàm, diễn đàn về lựa chọn nghề nghiệp” có X = 1,08, cùng xếp bậc 6,5/7.

TT Nội dung

Kết quả thực hiện

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về hướng nghiệp 6,8 1,7 2 91,5 1,83 1 98,3 1,97 1 2 Tổ chức cho HS đọc

sách báo, giới thiệu sách, ... để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành nghề đang cần phát triển

8 2,0 1 83,5 1,67 2 91,5 1,83 2

3 Tổ chức trò chơi hướng nghiệp giúp HS làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của XH

6,4 1,6 3 69 1,38 4 75,4 1,51 4

4 Tổ chức cho HS thăm quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề

4 1,0 6,5 50 1,0 6,5 54 1,08 6,5

5 Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi toạ đàm, diễn đàn về lựa chọn nghề nghiệp 4 1,0 6,5 50 1,0 6,5 54 1,08 6,5 6 Mời các ngành chuyên môn, các cơ sở sản xuất, những người thành đạt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đến nói chuyện và giới thiệu ngành nghề

5,2 1,3 4 75 1,5 3 80,2 1,60 3

7 Tham gia hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường tổ chức.

4,8 1,2 5 65,5 1,31 5 70,3 1,41 5

Sự đánh giá về kết quả thực hiện của CBQL qua hoạt động tham quan, ngoại khoá tốt hơn so với đánh giá của GV và độ chênh lệnh là 0,02.

Kết quả đánh giá GDHN thông qua hoạt động tham quan, ngoại khoá giữa CBQL và GV thể hiện qua hệ số tương quan thứ bậc r=+0,93 cho thấy tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là ý kiến đánh giá của CBQL và GV là phù hợp với nhau.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, GDHN qua hoạt động tham quan, ngoại khoá còn nhiều hạn chế, có 3/7 nội dung thực hiện ở mức chưa tốt với 1,08 ≤X ≤ 1,41, do đó cần có những biện pháp tích cực hơn để góp phần nâng cao hiệu quả GDHN thông qua các hoạt động tham quan, ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

2.2.3. Tình hình phân luồng học sinh Trung học phổ thông Quốc Tuấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng (Trang 49)