0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp trong trường

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 33 -33 )

trung học phổ thông

1.3.3.1. Mục đích của giáo dục hướng nghiệp

Mục đích chung của GDHN là hình thành năng lực tự chủ trong việc lựa chọn nghề của HS trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống XH. Thực hiện được mục đích nêu trên, GDHN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động XH, điều chỉnh từ gốc sự phân luồng lao động dự trữ trên bình diện cả nước.

Đối với trường THPT, mục đích của GDHN là giúp cho HS có được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề, có định hướng đúng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động XH và năng lực, sở trường của bản thân.

1.3.3.2. Chức năng của giáo dục hướng nghiệp

GDHN là một bộ phận cấu thành của giáo dục phổ thông, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức đúng đắn đối với lao động, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho thế hệ trẻ tham gia LĐSX và đào tạo nghề. Vì vậy, GDHN trước hết phải đảm bảo chức năng giáo dục toàn diện, đồng thời tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với những ngành nghề khác nhau trong XH, hiểu được nhu cầu sử dụng nhân lực của đất nước, thấy được những đòi hỏi của nghề. Trên cơ sở đó kích thích thế hệ trẻ tự giác tìm hiểu và phấn đấu để vươn tới nghề có dự kiến lựa chọn.

Như vậy, GDHN có chức năng chuẩn bị cho HS sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động sản xuất, đó là sẵn sàng về mặt tri thức, tư tưởng tình cảm, kỹ năng hành động và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.

GDHN cho học sinh THPT bao gồm những nhiệm vụ sau:

- Cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng, giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp.

- Giúp cho HS có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động XH, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản, đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương.

- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.

- Cung cấp thông tin về KT - XH, thị trường lao động, nghề nghiệp. Giáo dục, động viên, hướng dẫn HS đi vào những ngành nghề mà nhà nước, địa phương đang cần phát triển.

1.3.4. Nội dung của giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông

1.3.4.1. Định hướng nghề nghiệp

Công việc chủ yếu của định hướng nghề trong trường THPT gồm những nội dung:

- Thông tin cho HS biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội.

- Định hướng sự chú ý của HS vào những ngành, nghề hay lĩnh vực KT-XH mà Nhà nước, địa phương đang cần phát triển.

- Kích thích hứng thú của học sinh tìm hiểu về các ngành, nghề trong xã hội. - Giúp HS có thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, từng bước xóa bỏ những quan niệm sai về nghề nghiệp trong XH.

- Giáo dục HS tự giác lao động nhằm tự đánh giá và kiểm nghiệm hứng thú của bản thân đối với một dạng lao động nhất định.

1.3.4.2. Tư vấn nghề

Tư vấn nghề là hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục và y học nhằm phát hiện và đánh giá nhân cách của học sinh, giúp các em chọn nghề trên cơ sở khoa học. Tư vấn nghề là mảng thứ hai giúp cho HS định hướng nghề, bao gồm các hoạt động chính:

- Cung cấp cho HS những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp: Thế giới nghề nghiệp; hệ thống trường chuyên nghiệp; sự phù hợp nghề và cách thức tự xác lập sự phù hợp nghề theo các tiêu chí: hứng thú với nghề, có năng lực làm việc với nghề và đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặc điểm của lao động nghề nghiệp.

- Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của HS. - Tìm hiểu toàn diện nhân cách HS

- So sánh, đối chiếu kết quả khảo sát và nguyện vọng của HS với yêu cầu của nghề.

- Cho HS lời khuyên về lựa chọn nghề.

1.3.4.3. Tuyển chọn nghề

Tuyển chọn nghề là quá trình đánh giá sự phù hợp ban đầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực của cá nhân đối với những yêu cầu do nghề đặt ra. Để thực hiện nội dung này trường THPT phải cung cấp tư liệu về đặc điểm nhân cách của từng HS khi ra trường, góp ý cho việc tuyển sinh vào các trường đào tạo nghề, tuyển chọn người lao động vào các lĩnh vực kinh tế được thuận lợi, chính xác.

Trong trường THPT, GDHN chủ yếu là định hướng nghề nghiệp và một phần tư vấn nghề, việc tuyển chọn nghề không thuộc chức năng của trường THPT nhưng có liên quan với công việc định hướng, tư vấn nghề nghiệp. Tuyển chọn nghề và thích ứng nghề được tiến hành thông qua quá trình người lao động tham gia vào làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy. Thông qua đó, người lao động có thể tự quyết định nghề nghiệp tương lai của mình.

1.3.5. Các con đường giáo dục hường nghiệp trong trường trung học phổ thông

1.3.5.1.Hướng nghiệp qua dạy – học các môn văn hóa

Quá trình lĩnh hội kiến thức nằm trong các bộ môn khoa học cơ bản là một trong những con đường hình thành, phát triển khuynh hướng, sở trường của HS. Người GV khi truyền thụ cho HS hệ thống các kiến thức phổ thông còn có nhiệm vụ chỉ rõ ý nghĩa của những kiến thức này đối với việc nắm vững các nghề nghiệp phổ biến và quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bản thân những kiến thức trong các môn học mà HS lĩnh hội sẽ tạo thành nền móng cho sự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp bởi lẽ đó là hệ thống tri thức cơ bản, chung nhất, được tất cả các ngành nghề lấy đó làm điểm tựa để bồi dần tri thức chuyên ngành cho giai đoạn tiếp theo.

Hướng nghiệp qua các môn học có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập, lôi cuốn thế hệ trẻ vào thế giới nghề nghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến cho bản thân nghề nghiệp trong tương lai. Môn học nào cũng có khả năng hướng nghiệp cho HS, mỗi môn học có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có quan hệ với những ngành nghề

có liên quan đến môn học đó. Đây là việc làm khó khăn nhưng để có kết quả trước hết phải dạy tốt kiến thức cơ bản và tùy đặc trưng của từng bộ môn chỉ rõ cho HS những kĩ năng, tri thức của bộ môn nói chung, từng bài nói riêng và có thể vận dụng như thế nào vào đối tượng lao động, mục đích, công cụ, điều kiện lao động của những nghề xác định, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho HS.

1.3.5.2.Hướng nghiệp qua dạy – học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động lao động sản xuất

Chương trình môn Công nghệ ở bậc THPT tập trung vào các lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, tạo lập doanh nghiệp và công nghiệp. Với tư cách là môn khoa học ứng dụng, môn Công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả GDHN thông qua việc cung cấp cho HS những nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lý khoa học và làm cho HS hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong các dạng hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Môn Công nghệ được coi là một phương tiện quan trọng trong việc chuẩn bị kĩ năng, kĩ xảo nghề cho HS, là môi trường tạo ra sự thích ứng cần thiết trong việc tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp.

Hoạt động LĐSX và dạy nghề phổ thông nhằm tạo điều kiện gắn lý luận với thực tiễn. Hướng nghiệp qua hoạt động LĐSX và dạy nghề trước hết làm cho HS hiểu rõ vai trò hoạt động có ý thức của con người trong sự phát triển XH. Đồng thời làm cho HS hiểu rõ tác dụng to lớn của khoa học kỹ thuật trong việc đấu tranh, chinh phục và cải tạo tự nhiên.

Qua việc dạy nghề phổ thông, HS có điều kiện tìm hiểu một cách hệ thống về vai trò, nhiệm vụ, tính chất, đặc điểm hoạt động của nghề, những đòi hỏi của nghề, trên cơ sở đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển hứng thú nghề nghiệp. Dạy nghề phổ thông nhằm chuẩn bị cho HS một số kĩ năng lao động về những lĩnh vực nghề phù hợp với lứa tuổi HS và là hoạt động mang tính chất GDHN cho HS phổ thông.

Hoạt động LĐSX không chỉ đơn thuần là tổ chức cho HS tham gia lao động mà có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho HS kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo về lao động và giáo dục thái độ lao động. Thông qua đó, hình thành và phát triển nhân cách

cho HS, giúp HS có đủ năng lực và phẩm chất, sẵn sàng về tâm thế để tham gia vào cuộc sống lao động sau khi rời ghế nhà trường.

1.3.5.3. Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Hoạt động GDHN được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông trên qui mô toàn quốc và được tổ chức theo các chủ đề từ năm học 2006 – 2007 với thời lượng 27 tiết/lớp/năm học đối với các lớp cấp THPT; đến năm học 2008 – 2009 theo công văn hướng dẫn số 7475/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học của Bộ GD&ĐT sau khi tích hợp đưa sang giảng dạy ở môn Công nghệ và tích hợp đưa sang môn Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp thì môn hoạt động GDHN còn 9 tiết/lớp/năm học với cả 3 khối lớp và thực hiện 3 buổi/năm học, mỗi buổi 3 tiết. Việc đưa hoạt động GDHN vào trường phổ thông đã có tác động tích cực đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh cuối cấp THPT.

Đây là con đường hướng nghiệp chính và có tầm quan trọng đặc biệt ở trong nhà trường vì:

- Cung cấp cho HS những thông tin nghề nghiệp, hệ thống đào tạo và thị trường lao động một cách có hệ thống, có chủ đích.

- HS biết được về năng lực cá nhân, điều kiện và truyền thống gia đình để định hướng lựa chọn nghề trong thế giới nghề nghiệp, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp một cách có ý thức, có cơ sở khoa học.

1.3.5.4. Hướng nghiệp qua hoạt động tham quan, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường.

Hoạt động ngoại khóa rất phong phú, đa dạng và có tính chất đa mục tiêu, nên bằng các hoạt động ngoại khóa chúng ta hướng nghiệp cho HS. Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa về hướng nghiệp ở trong và ngoài nhà trường như: Tổ chức cho HS xem phim, xem kịch, đọc sách báo, nghe đài, giới thiệu sách để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển; Tổ chức cho HS tham gia các trò chơi hướng nghiệp giúp các em làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của XH; Tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, các trường học nghề; Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn về lựa chọn nghề nghiệp; Tổ chức các buổi

gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những điển hình, những gương vượt khó nhưng thành đạt trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, học tập; Động viên HS tích cực tham gia hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục ở ngoài nhà trường tổ chức.

1.4. Quản lý giáo dục hƣớng nghiệp của Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông.

1.4.1. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

1.4.1.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp

GDHN là một hoạt động giáo dục trong nhà trường, tuy nhiên với hoạt động giáo dục này, có nhiều cách nghĩ khác nhau, có những quan điểm trái ngược nhau. Như vậy, vấn đề nhận thức tư tưởng là vấn đề quan trọng. GDHN trong trường THPT muốn đạt hiệu quả thì Hiệu trưởng cần có những biện pháp tốt nhất để tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS, CMHS và các lực lượng bên ngoài nhà trường về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và sự cần thiết của GDHN đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.

1.4.1.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Những căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Mục tiêu chung của GDHN ở trường THPT là nhằm phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho HS, giúp học sinh hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi vào những lĩnh vực mà XH đang có yêu cầu.

- Tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các môn học trong nhà trường, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điều tra cơ bản khả năng của GV và các lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ cho công tác GDHN.

- Điều kiện KT-XH của địa phương và cơ sở vật chất của nhà trường để xây dựng kế hoạch GDHN mang tính khả thi.

- Văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về GDHN, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch cho sát hợp.

- Đặc điểm sinh lý, tính cách, lứa tuổi, dân tộc.

Xây dựng kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch cần xác định rõ: Mục đích yêu cầu, thời gian thực hiện, hình thức tổ chức, lực lượng tham gia, điều kiện thực hiện, địa điểm, người phụ trách cho từng hoạt động, từng học kỳ và cả năm học. Kế hoạch phải cân đối, hợp lý với kế hoạch toàn diện của nhà trường trong năm học.

- Triển khai thực hiện các hoạt động trong kế hoạch GDHN (giao việc, hướng dẫn, giám sát, thúc đẩy thực hiện các hoạt động cụ thể theo từng tháng, từng học kì và năm học).

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của Ban hướng nghiệp trên một số mặt quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả kinh tế, giáo dục của GDHN.

1.4.1.3. Tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp

Thành lập Ban hướng nghiệp và phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác GDHN.

Ban hướng nghiệp gồm các thành phần: Phó hiệu trưởng (trưởng ban), GV chủ nhiệm, GV bộ môn, đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản trong nhà trường, đại diện Ban đại diện CMHS, đại diện các cơ sở sản xuất ở địa phương, cán bộ thư viện, y tế nhà trường (làm ủy viên). Sự có mặt của các thành phần trong và ngoài nhà trường cho phép mở rộng khả năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường – gia đình – xã hội). Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn thảo, phê chuẩn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch), nó đồng thời còn là một bộ phận trung gian, môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ thống để đạt được mục đích chung của hướng nghiệp.

Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp:

Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, HS nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung của GDHN trong trường học.Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác GDHN. Giúp Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó.Tổ chức các hoạt động GDHN và thực hiện sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác GDHN. Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá công tác GDHN.

1.4.1.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 33 -33 )

×