Thực trạng mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục hướng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng (Trang 60)

của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDHN

TT Biện pháp

Mức độ thực hiện

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Trang bị cho HS và các lực lượng giáo dục hiểu biết về GDHN 8,8 2,2 1 92,5 1,85 2 101,3 1,88 2 2 Xây dựng kế hoạch GDHN 8,4 2,1 2 102 2,04 1 110,4 2,04 1 3 Tổ chức thực hiện GDHN 7,6 1,9 3 88,5 1,77 4 96,1 1,78 4 4 Chỉ đạo thực hiện GDHN 7,2 1,8 4 91,5 1,83 3 98,7 1,83 3 5 Bồi dưỡng đội

ngũ CBQL, GV về công tác GDHN 6 1,5 5,5 79 1,58 5 85 1,57 5 6 Xây dựng các điều kiện phục vụ GDHN 5,2 1,3 7 78 1,56 6 83,2 1,54 6 7 Kiểm tra, đánh giá công tác GDHN 6 1,5 5,5 75 1,5 7 81 1,5 7 1,76 1,74 1,74 Nhận xét:

Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDHN của trường THPT Quốc Tuấn được đánh giá ở mức độ ttrung bình, thể hiện qua điểm trung bình chung của cả 7 biện pháp là X = 1,74 và 7/7 biện pháp có điểm trung bình 1,5 ≤X ≤ 2,04. Theo chúng tôi

nội dung này chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình là do nhà trường hiện nay chưa quan tâm nhiều đến công tác GDHN mà chỉ coi đây là một hoạt động bổ trợ cho công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đây là một nguyên nhân xuyên suốt có ảnh hưởng đến tất cả các biện pháp quản lý đã thực hiện.

Các biện pháp quản lý được thực hiện không đều nhau. Biện pháp: “Xây dựng kế hoạch GDHN” có mức độ thực hiện tốt nhất với X = 2,04 xếp bậc 1/7. Biện pháp: “Trang bị cho HS và các lực lượng giáo dục hiểu biết về GDHN” có vị trí 2/7 với X = 1,88. Biện pháp: “Kiểm tra, đánh giá công tác GDHN” được đánh giá là thực hiện ở mức độ thấp nhất với X = 1,5.

So sánh giữa các ý kiến của CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDHN của trường THPT Quốc Tuấn cho thấy có sự phù hợp nhau, thống nhất với nhau đều đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý ở mức trung bình, thể hiện: CBQL đánh giá X = 1,76 và GV đánh giá X = 1,74.

2.3.3. Mối tương quan giữa mức độ nhận thức và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng

Để đánh giá mức độ phù hợp giữa nhận thức và thực hiện các biện pháp QLGDHN của trường THPT Quốc Tuấn và từ đó rút ra các kết luận về biện pháp QLGDHN, chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spiecman.

Kết quả tính toán thu được r = +0,84 cho phép kết luận mối tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp QLGDHN của trường THPT Quốc Tuấn là tương quan thuận và chặt chẽ, điều này cho thấy mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là tương đối hợp lý.

Bảng 2.14. Tƣơng quan giữa nhận thức tầm quan trọng và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDHN của trƣờng THPT Quốc Tuấn

TT Biện pháp Nhận thức Thực hiện

X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Trang bị cho HS và các lực lượng

giáo dục hiểu biết về GDHN 3,67 1,5 1,88 2

2 Xây dựng kế hoạch GDHN 3,67 1,5 2,04 1

3 Tổ chức thực hiện GDHN 3,56 4 1,78 4

5 Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV về

công tác GDHN 3,63 3 1,57 5

6 Xây dựng các điều kiện phục vụ

GDHN 3,46 6 1,54 6

7 Kiểm tra, đánh giá công tác GDHN 3,32 7 1,5 7

2.3.4. Phân tích các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng

Để làm rõ hơn thực trạng biện pháp QLGDHN của trường THPT Quốc Tuấn và có cơ sở thực tiễn chắc chắn hơn để đề xuất các biện pháp quản lý mới. Qua nghiên cứu kế hoạch năm học nhà trường; Trao đổi, phỏng vấn CBQL, GV; Quan sát các hoạt động của nhà trường, chúng tôi phân tích sâu hơn thực trạng các biện pháp QLGDHN mà trường THPT Quốc Tuấn đang tiến hành đối với công tác GDHN trong nhà trường.

2.3.4.1. Trang bị cho học sinh và các lực lượng giáo dục hiểu biết về giáo dục hướng nghiệp

Trong thực tế, việc cung cấp thông tin, quán triệt các văn bản và tinh thần chỉ đạo về GDHN đã được truyền đạt kịp thời đến cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường, tuy nhiên kết quả thực hiện của cán bộ, GV, HS chưa cao. GV nhận thức chưa đầy đủ về công tác GDHN; HS chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của lựa chọn nghề nghiệp do đó còn chọn nghề ngẫu nhiên, chọn theo cảm tính. Nguyên nhân của kết quả này là do nhà trường mới chỉ phổ biến tinh thần của các văn bản mà chưa có những biện pháp thực hiện để biến những tinh thần chỉ đạo đó thành hiện thực.

Việc tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề với sự có mặt của các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực GDHN chưa được nhà trường thực hiện. Đây là công việc rất cần thiết góp phần nâng cao hiểu biết về GDHN cho đội ngũ cán bộ, GV, HS của nhà trường trong điều kiện hiện nay rất khó khăn về đội ngũ chuyên trách GDHN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường chưa quan tâm đến xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhận thức về GDHN cho CMHS và các lực lượng xã hội. Chính nhận thức này dẫn đến công tác GDHN chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường.

Trong đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm sau học kì và năm học mới chỉ thực hiện ở mức độ hình thức, chưa sâu sắc, chưa có được những ý kiến đóng góp nhiều chiều nên chưa có cách nhìn toàn diện, chưa chỉ ra khuyết điểm, nguyên nhân của những tồn tại.

2.3.4.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Trường THPT Quốc Tuấn đã đề ra kế hoạch GDHN cho cả năm học, nhưng kế hoạch được xây dựng một cách chung chung thể hiện ở việc phân công giảng dạy các tiết của môn hoạt động GDHN và tổ chức giảng dạy theo quy mô từng khối lớp. GV được phân công thực hiện là những GV dạy môn Công nghệ, giáo viên dạy nghề hoặc các GV chưa đủ số tiết quy định theo phân công nhiệm vụ, do đó nhiều giáo viên năng lực tổ chức các hoạt động chung cũng như hiểu biết về GDHN còn hạn chế cũng kiêm nhiệm công tác này. Kế hoạch cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ giao cho cán bộ làm công tác tuyển sinh của nhà trường xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS làm và thu nộp hồ sơ vào dịp Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tuyển sinh. Kế hoạch cụ thể theo từng tháng, từng học kì, từng nội dung của công tác GDHN trong nhà trường hầu như không được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, kế hoạch về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV làm công tác GDHN; kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ GDHN; kế hoạch đầu tư CSVC; kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tổng kết công tác GDHN và một số kế hoạch khác nhằm tăng cường công tác GDHN cũng chưa được nhà trường đề cập đến.

Như vậy, công tác xây dựng kế hoạch GDHN trong trường THPT Quốc Tuấn chưa được coi trọng, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính là do việc xác định mục tiêu GDHN ở nhà trường không được quan tâm, thậm chí còn xem nhẹ công tác này. Về phía Sở GD&ĐT và các cấp chính quyền địa phương chưa có sự chỉ đạo sâu sát việc thực hiện mục tiêu GDHN cho các trường THPT trong thành phố.

2.3.4.3. Tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp

Trường THPT Quốc Tuấn đã thành lập ban hướng nghiệp gồm các thành phần: phó hiệu trưởng (trưởng ban), Đại diện Đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm và một vài GV được phân công thực hiện các tiết của môn hoạt động GDHN trong chương trình giáo dục cấp THPT.

Từ việc thành lập Ban hướng nghiệp gồm các thành phần nói trên nên lực lượng tham gia GDHN trong nhà trường chủ yếu là CBQL làm kiêm nhiệm GDHN, GV chủ nhiệm, cán bộ Đoàn thanh niên và một số GV được phân công tổ chức hoạt động GDHN, còn các lực lượng khác như GV bộ môn, bộ phận thư viện, y tế của nhà trường, CMHS và các lực lượng khác ngoài nhà trường hầu như không tham gia GDHN cho HS. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của một số nội dung GDHN trong nhà trường, bên cạnh đó việc giới hạn hoạt động GDHN trong phạm vi trường học, đó không những là một thiệt thòi lớn xét về mặt lực lượng hỗ trợ, mà còn

là một thiếu sót nghiêm trọng khi nhìn nhận bản chất kinh tế, XH và giáo dục của hoạt động hướng nghiệp đối với HS.

Qua trao đổi với CBQL phụ trách công tác GDHN của nhà trường về lực lương tham gia GDHN ngoài nhà trường, chúng tôi nhận thấy lực lượng này chủ yếu là cán bộ tuyển sinh của các trường CĐ, TCCN trên địa bàn thành phố đến tư vấn tuyển sinh trong mùa thi CĐ, ĐH hàng năm. Chưa có sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường với công tác GDHN cho HS nên chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác GDHN. Hầu hết nhà trường chỉ tập trung vào việc thực hiện đủ số tiết của môn hoạt động GDHN; hướng dẫn HS làm hồ sơ thi ĐH, CĐ, TCCN và tư vấn cho HS chọn trường để dễ thi đỗ trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Tóm lại, việc tổ chức thực hiện GDHN ở trường THPT Quốc Tuấn còn một số tồn tại sau:

- Ban hướng nghiệp chưa đủ các thành phần trong và ngoài trường để tạo khả năng liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDHN.

- Lực lượng tham gia GDHN cho HS không đảm bảo thành phần cũng như số lượng và chất lượng.

- Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường về GDHN.

2.3.4.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp

Chỉ đạo GDHN qua các con đường hướng nghiệp

- Phân công giáo viên giảng dạy môn GDHN là những giáo viên chưa đủ số tiết theo quy định, đội ngũ GV dạy không ổn định qua các năm học, GV ở tất cả các môn học đều có thể được phân công làm công tác này. Do không được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về GDHN mà các chuyên đề về GDHN lại rộng và chuyên sâu, đòi hỏi sự hiểu biết nhiều lĩnh vực và đòi hỏi nhiều kĩ năng thực hành do đó GV chỉ thực hiện cho song và không mặn mà với nhiệm vụ được phân công. Về phía nhà trường cũng không quan tâm đến chất lượng GDHN cho HS qua tổ chức các buổi hoạt động GDHN, thiếu sự kiểm tra chặt chẽ và định kì, miễn sao GV kiêm nhiệm thực hiện đủ số tiết theo qui định và thể hiện đủ trên sổ đầu bài. Chính những vấn đề này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn ngành, chọn nghề và định hướng nghề nghiệp tương lai của các em HS, dẫn đến hiệu quả GDHN ở nhà trường chưa cao.

- Tổ chức cho HS lao động vệ sinh trường lớp hàng ngày, tổ chức các buổi lao động công ích mang tính chất phong trào là chính. Chưa xây dựng được những điều kiện đảm bảo cho quá trình tổ chức và hướng dẫn giảng dạy như: Phương hướng lao

động của nhà trường gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương; Xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình lao động theo các phân môn; Xây dựng CSVC cho giảng dạy và tổ chức lao động; Đào tạo đội ngũ hướng dẫn và giảng dạy lao động.

- Các trường tổ chức học và thi nghề phổ thông với mục đích chủ yếu là HS được cộng thêm điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, do đó nhiều năm nay chỉ chọn nghề tin học và nghề điện. Việc dạy nghề bó hẹp trong nhà trường, chưa chú trọng đến thời gian cho các giờ ngoại khoá, thực tế tại các nhà máy, xưởng sản xuất.

- Hướng dẫn HS làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ và cung cấp những thông tin cần thiết về kì thi tuyển sinh, công việc này được thực hiện bởi cán bộ văn thư của nhà trường. GV chủ nhiệm làm công tác tư vấn hướng dẫn chọn ngành nghề, khối thi, trường thi và hầu như chỉ tập trung vào tư vấn nên chọn trường nào để phù hợp với lực học của HS và dễ đỗ trong kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Nhìn chung, việc chỉ đạo thực hiện GDHN qua các con đường hướng nghiệp trong nhà trường chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức theo thông tư số 31/TT của Bộ GD&ĐT, bên cạnh đó các hình thức GDHN thông qua giảng dạy các môn văn hoá và hoạt động tham quan, ngoại khoá hướng nghiệp còn bị bỏ ngỏ. Với những hoạt động trên đây thì công tác GDHN cho HS không thể đảm bảo được yêu cầu, mục tiêu của GDHN trong trường THPT.

2.3.4.5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục hướng nghiệp

Trường THPT Quốc Tuấn không tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về GDHN cho đội ngũ cán bộ, GV tại nhà trường. Không đề ra yêu cầu tự bồi dưỡng với GV hay tổ chức các hội thảo về GDHN cũng như tham quan học tập kinh nghiệm của các trường làm tốt công tác này. Những GV được phân công giảng dạy môn hoạt động GDHN thì tự nghiên cứu văn bản, tài liệu để thực hiện.

Tóm lại, công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV về công tác GDHN tại trường THPT Quốc Tuấn chưa được quan tâm, GV không chuyên, hiểu biết và hướng nghiệp còn hạn chế nên chất lượng GDHN còn thấp. Do đó nhà trường cần có sự quan tâm đến kế hoạch tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDHN trong nhà trường.

2.3.4.6. Xây dựng các điều kiện phục vụ giáo dục hướng nghiệp

Trường THPT Quốc Tuấn hầu như không có điều kiện đầu tư CSVC và mua sắm trang thiết bị dành riêng cho GDHN, chủ yếu là tận dụng CSVC và thiết bị của các

môn học khác. CSVC và trang thiết bị phục vụ cho công tác GDHN còn thiếu, nghèo nàn, lạc hậu. Thư viện thiếu sách, thiếu tư liệu và những thông tin có nội dung hay có tính chất hướng nghiệp cho HS, tài liệu không cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà trường chưa có phòng hướng nghiệp; tư vấn hướng nghiệp; tư vấn học đường; chưa giới thiệu rộng rãi các trang web phục vụ công tác hướng nghiệp và cài đặt chương trình trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm năng lực,... Nhà trường không có nguồn kinh phí dành riêng cho GDHN, vì vậy mọi chế độ chính sách cho cán bộ, GV và HS tham gia các lĩnh vực GDHN chưa được đầu tư và thực hiện. Đây chính là một khó khăn rất lớn cho nhà trường trong quá trình thực hiện GDHN.

2.3.4.7. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp

Công tác kiểm tra, đánh giá thường được tập trung vào công tác lập kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện. Nhưng trên thực tế, đối với công tác GDHN cho HS thì trường THPT Quốc Tuấn chỉ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá vào cuối năm học và việc kiểm tra, đánh giá không có nội dung, tiêu chuẩn cụ thể mà chỉ mang tính hình thức là tổng kết chung chung trong bản báo cáo tổng kết như ghi nhận kết quả và rút kinh nghiệm, khắc phục những yếu kém về công tác GDHN ở những năm học sau, còn hoạt động kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm hàng tuần, hàng tháng, từng học kì và đánh giá kết quả sau khi HS thi vào các trường chuyên nghiệp đều không được thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng (Trang 60)