0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục hướng

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 47 -47 )

nghiệp ở trường trung học phổ thông Quốc Tuấn

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Để thầy rõ quan điểm nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong trường THPT và mức độ quan tâm của CBQL, GV đến hoạt động GDHN chúng tôi tiến hành điều tra 54 khách thể (trong đó có 4 CBQL và 50 GV ở trường THPT Quốc Tuấn, thành phố Hải Phòng) đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDHN

Mức độ Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất quan trọng 3 75 28 56 31 57,4

Quan trọng 1 25 17 34 18 33,3

Bình thường 0 0 5 10 5 9,3

Không quan trọng 0 0 0 0 0 0

Bảng 2.3. Mức độ quan tâm của CBQL, GV với công tác GDHN

Mức độ Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất quan tâm 0 0 0 0 0 0

Quan tâm 3 75 18 36 21 38,9

Bình thường 1 25 32 64 33 61,1

Không quan tâm 0 0 0 0 0 0

Kết quả điều tra ở bảng 2.2 cho thấy đa số CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong nhà trường, thể hiện có 90,7% ý kiến đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 5/54 ý kiến chiếm 9,3% đánh giá quan trọng ở mức độ bình thường, không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.

GDHN là một bộ phận cấu thành trong chương trình giáo dục và đào tạo của nhà trường và là trách nhiệm của toàn XH. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy có tới 61,1% CBQL, GV quan tâm đến GDHN ở mức độ bình thường. Đây là một thực tế đáng suy nghĩ, nó phản ánh suy nghĩ thực sự của CBQL, GV về công tác GDHN trong nhà trường. Qua quan sát thực trạng tổ chức GDHN ở trường THPT Quốc Tuấn cho thấy chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ phía lãnh đạo nhà trường và đội ngũ GV giảng dạy cũng chưa tâm huyết trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDHN. Bởi trong nhận thức, nhà trường xem kết quả thi tốt nghiệp, thi học

sinh giỏi, thi ĐH, CĐ là tiêu chí để đánh giá chất lượng GD&ĐT trong nhà trường chỉ tập trung giảng dạy các môn văn hoá là chính, với tâm lý luôn xem nhẹ kiến thức kỹ thuật nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và không quan tâm đến việc dạy cho HS những kỹ năng sống và làm việc, thậm chí trong nhận thức của một số CBQL và GV chỉ xem GDHN là một hoạt động ngoại khoá, ít ảnh hưởng đến kết quả thi đua nên miễn sao thực hiện cho có; về phía Chính quyền địa phương thì chưa có sự phối hợp với nhà trường; về phía Sở GD&ĐT trong các hoạt động thanh kiểm tra các trường THPT cũng chưa quan tâm đến công tác này. Chính từ nhận thức trên của một bộ phận CBQL, GV đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện GDHN trong trường THPT Quốc Tuấn chưa đồng bộ, nên hiệu quả GDHN chưa cao.

2.2.1.2. Nhận thức của cha mẹ học sinh

Gia đình chiếm một vị trí rất lớn ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành, nghề của HS và có tác động lớn đến sự định hướng nghề nghiệp của các em. Kết quả khảo sát 120 CMHS về vai trò GDHN của gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Vai trò của gia đình trong GDHN

Mức độ Số lượng %

Rất cần thiết 46 38,33

Cần thiết 38 31,67

Bình thường 31 25,83

Không cần thiết 5 4,17

Qua kết quả điều tra cho thấy hầu hết CMHS đều cho là việc lựa chọn nghề nghiệp của HS có sự GDHN của gia đình, thể hiện có 70% ý kiến cho rằng GDHN của gia đình là cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ CMHS nghĩ rằng sự định hướng nghề nghiệp của HS không cần đến GDHN của gia đình, thể hiện 25,83% ý kiến cho rằng GDHN của gia đình có vai trò bình thường và 4,17% ý kiến cho rằng GDHN của gia đình là không cần thiết. Huyện An Lão - thành phố Hải Phòng có đại đa số người dân làm nông nghiệp và ở nông thôn nên CMHS ít có thời gian và điều kiện để tìm hiểu những thông tin về yêu cầu nghề, về thị trường lao động và nhu cầu nhân lực của địa phương, ... nên ít có điều kiện để tìm hiểu đến tâm tư, nguyện vọng, sở trường của con em để kịp thời có hướng giáo dục và điều chỉnh những định hướng trong việc lựa chọn ngành, nghề của các em cho phù hợp. Để thực hiện tốt GDHN cho học sinh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng:

nhà trường - gia đình - xã hội, do đó công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN với CMHS là hết sức cần thiết.

2.2.1.3. Nhận thức của học sinh

Mục đích cuối cùng của công tác GDHN trong trường THPT là giúp HS chọn được nghề phù hợp. Nếu chọn nghề đúng, sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động XH, chất lượng sản phẩm, phát triển toàn diện nhân cách, tạo điều kiện cho con người cống hiến tối đa, đưa lại cho con người sự thoả mãn về đạo đức, niềm tin vào sức mạnh của bản thân.

Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS khi chọn nghề, chúng tôi tiến hành khảo sát 210 học sinh lớp 12 của trường.

Mức độ hiểu biết được hiểu như sau:

- Biết rất rõ: phải biết tường tận, cụ thể toàn bộ nội dung của vấn đề.

- Biết vừa phải: tuy chưa biết được cụ thể, tường tận nhưng biết được những nội dung cơ bản của vấn đề.

- Biết rất ít: chỉ biết được một vài nội dung của vấn đề

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh khi chọn nghề

TT Nội dung

Mức độ hiểu biết về nghề

Biết rất rõ Biết vừa phải Biết rất ít

SL % SL % SL %

1 Đặc điểm, yêu cầu của

nghề 13 6,19 40 19,05 157 74,76

2 Thông tin về nhu cầu

XH 16 7,62 29 13,81 165 78,57

3 Những điều kiện cần có của bản thân đối với nghề (năng lực, sức khoẻ, ...)

28 13,33 66 31,43 116 55,24

4 Cơ hội phát triển của

nghề 18 8,57 59 28,1 133 63,33

5 Thu nhập về kinh tế của

nghề 14 6,67 36 17,14 160 76,19

Bảng số liệu trên phản ánh một thực trạng là đa số các em HS hiểu biết rất ít về nghề mà các em dự định lựa chọn. Thể hiện như sau:

- Đặc điểm, yêu cầu của nghề: có tới 157/210 HS chiếm 78,58% hiểu biết rất ít về đặc điểm, yêu cầu của nghề; số HS biết rất rõ về đặc điểm, yêu cầu của nghề là 13/210, chiếm 6,19%.

- Thông tin về nhu cầu XH: 165/210 HS chiếm 78,57% có hiểu biết rất ít; chỉ có 16/210 HS, chiếm 7,62% biết rất rõ nhu cầu tuyển dụng nghề của XH mà HS lựa chọn.

- Những điều kiện cần có của bản thân khi lựa chọn nghề như: năng lực, sức khoẻ, sở thích, ... có 28/210 HS chiếm 13,33% biết rất rõ, trong khi đó có 116/210 HS, chiếm 55,24% biết rất ít những điều kiện cần có của bản thân khi lựa chọn nghề.

- Cơ hội phát triển của nghề: 133/210HS, chiếm 63,33% biết rất ít và 18/210 HS, chiếm 8,57% biết rất rõ cơ hội phát triển của nghề mà các em dự định lựa chọn.

- Thu nhập kinh tế: có 160/210 HS, chiếm 76,19% biết rất ít về thu nhập kinh tế của nghề mà các em dự định lựa chọn.

Kết quả phân tích ở bảng 2.5 cho thấy công tác GDHN tại trường THPT Quốc Tuấn chưa thực sự hiệu quả, học sinh chưa có định hướng đúng đắn khi lựa chọn nghề dựa trên hiểu biết về nghề nghiệp, nhu cầu thị trường lao động và năng lực, sở trường của bản thân. Kết quả này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp đề ra các biện pháp quản lý GDHN phù hợp.

Để lựa chọn nghề nghiệp thì nguồn thông tin cần biết về nghề là một trong các yếu tố rất quan trọng giúp HS mở rộng tầm nhìn về thế giới nghề nghiệp, biết tự đánh giá năng lực, xem xét khả năng của bản thân, điều kiện hoàn cảnh gia đình trước khi quyết định một hướng đi vào đời, nghề nghiệp tương lai. Mức độ sử dụng các nguồn thông tin cần biết về nghề khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai của HS được đánh giá qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng các nguồn thông tin cần biết về nghề

TT Các nguồn thông tin cần biết về nghề Mức độ sử dụng (n = 210) Rất nhiều Nhiều Ít SL % SL % SL % 1 Bố, mẹ, anh chị, người thân 45 21,43 91 43,33 74 35,24

2 Giáo viên chủ nhiệm lớp 25 11,9 67 31,9 118 56,2

3 Giáo viên bộ môn 20 9,52 65 30,95 125 59,53

4 Bạn bè 38 18,1 83 35,52 89 42,38

5 Sách báo và các phương

tiện thông tin khác 51 24,29 89 42,38 70 33,33 6 Các hoạt động ngoại

khoá của nhà trường 25 11,9 46 21,9 139 66,2 7 Những người đã học và

Từ kết quả ở bảng 2.6 cho thấy tác động của nhà trường trong việc hướng nghiệp chưa cao, thể hiện qua các ý kiến cho rằng nguồn thông tin cần biết về nghề qua GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các hoạt động ngoại khoá của nhà trường còn ít nên các thông tin mà HS thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài trường, ngoài GV như từ cha mẹ, người thân, từ những người đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác. Đây chính là một trong những hạn chế của công tác GDHN trong trường THPT Quốc Tuấn hiện nay.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 47 -47 )

×