0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 25 -25 )

Giáo dục và QLGD là sự tồn tại song hành. Nếu nói giáo dục là hiện tượng XH tồn tại lâu dài cùng với XH loài người thì cũng có thể nói như thế về QLGD.

Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm “quản lý giáo dục” có nhiều cấp độ. Ít nhất có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô.

Ở cấp vĩ mô

QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các móc xích của hệ thống (từ cấp độ cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất

lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà XH đã đặt ra cho ngành giáo dục.

QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động.

Cũng có thể định nghĩa QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, ... một cách có hiệu quả nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin, thời gian) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Ở cấp độ vi mô

QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, CMHS và các lực lượng XH trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân”. [4,31].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường”. [30,38].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [38,35].

Như vậy dù theo tác giả nào thì khái niệm quản lý giáo dục cũng đều chứa đựng các nhân tố đặc trưng bản chất như: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ở tầm vĩ mô là quản lý của Nhà nước mà cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ, Sở, Phòng giáo dục, còn ở

tầm vi mô là quản lý của Hiệu trưởng nhà trường; Phải có hệ thống tác động quản lý theo nội dung, chương trình kế hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của XH; Phải có một lực lượng đông đảo của XH những người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng.

Từ các quan niệm trên ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 25 -25 )

×