0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quản lý giáo dục hƣớng nghiệp của Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 38 -38 )

1.4.1. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

1.4.1.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp

GDHN là một hoạt động giáo dục trong nhà trường, tuy nhiên với hoạt động giáo dục này, có nhiều cách nghĩ khác nhau, có những quan điểm trái ngược nhau. Như vậy, vấn đề nhận thức tư tưởng là vấn đề quan trọng. GDHN trong trường THPT muốn đạt hiệu quả thì Hiệu trưởng cần có những biện pháp tốt nhất để tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, HS, CMHS và các lực lượng bên ngoài nhà trường về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và sự cần thiết của GDHN đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.

1.4.1.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Những căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Mục tiêu chung của GDHN ở trường THPT là nhằm phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất nhân cách nghề nghiệp cho HS, giúp học sinh hiểu mình, hiểu yêu cầu của nghề; định hướng cho học sinh đi vào những lĩnh vực mà XH đang có yêu cầu.

- Tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các môn học trong nhà trường, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Điều tra cơ bản khả năng của GV và các lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ cho công tác GDHN.

- Điều kiện KT-XH của địa phương và cơ sở vật chất của nhà trường để xây dựng kế hoạch GDHN mang tính khả thi.

- Văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về GDHN, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch cho sát hợp.

- Đặc điểm sinh lý, tính cách, lứa tuổi, dân tộc.

Xây dựng kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch cần xác định rõ: Mục đích yêu cầu, thời gian thực hiện, hình thức tổ chức, lực lượng tham gia, điều kiện thực hiện, địa điểm, người phụ trách cho từng hoạt động, từng học kỳ và cả năm học. Kế hoạch phải cân đối, hợp lý với kế hoạch toàn diện của nhà trường trong năm học.

- Triển khai thực hiện các hoạt động trong kế hoạch GDHN (giao việc, hướng dẫn, giám sát, thúc đẩy thực hiện các hoạt động cụ thể theo từng tháng, từng học kì và năm học).

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của Ban hướng nghiệp trên một số mặt quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả kinh tế, giáo dục của GDHN.

1.4.1.3. Tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp

Thành lập Ban hướng nghiệp và phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác GDHN.

Ban hướng nghiệp gồm các thành phần: Phó hiệu trưởng (trưởng ban), GV chủ nhiệm, GV bộ môn, đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản trong nhà trường, đại diện Ban đại diện CMHS, đại diện các cơ sở sản xuất ở địa phương, cán bộ thư viện, y tế nhà trường (làm ủy viên). Sự có mặt của các thành phần trong và ngoài nhà trường cho phép mở rộng khả năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường – gia đình – xã hội). Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn thảo, phê chuẩn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch), nó đồng thời còn là một bộ phận trung gian, môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ thống để đạt được mục đích chung của hướng nghiệp.

Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp:

Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, GV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, HS nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung của GDHN trong trường học.Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác GDHN. Giúp Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó.Tổ chức các hoạt động GDHN và thực hiện sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác GDHN. Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá công tác GDHN.

1.4.1.4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp

Chỉ đạo thực hiện GDHN qua các con đường GDHN: Dạy và học các bộ môn văn hóa; Dạy và học môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động LĐSX; Tổ chức hoạt động GDHN; Các hoạt động tham quan, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. GDHN phải hướng đến yêu cầu: Thực hiện đồng bộ qua các con đường hướng nghiệp ở trường THPT để giúp HS biết lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp tương

lai một cách có ý thức, đặc biệt là hướng phân luồng phù hợp với điều kiện KT-XH của cả nước và từng địa phương sau khi HS tốt nghiệp THPT.

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GDHN cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS và quá trình phát triển trong nhận thức về nghề của HS. Phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN phải chú trọng vào các hoạt động tìm hiểu, nhận thức về nghề nghiệp, trong đó phải tập trung vào các phương pháp tự hướng nghiệp ở HS. Chương trình hoạt động GDHN của Bộ GD&ĐT chỉ là chương trình khung và tài liệu hoạt động GDHN chỉ có tài liệu tham khảo cho GV (không có sách cho học sinh), vì thế không nên cứng nhắc theo sách vở, tài liệu mà căn cứ vào xu hướng chọn nghề của các nhóm HS trong lớp và hơn 6000 nghề khác nhau trong xã hội để thay đổi phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN hiệu quả.

Chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội trong GDHN.

1.4.1.5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp

Đội ngũ hỗ trợ công tác hướng nghiệp nhà trường: Ban giám hiệu, GV bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong đó GV bộ môn là người tham mưu trực tiếp cho GV chủ nhiệm về học lực và khí chất của HS, GV chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh trong quá trình GDHN, GV chủ nhiệm và Ban hướng nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong quá trình GDHN.

Đội ngũ trực tiếp tổ chức các nội dung GDHN là giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với Ban hướng nghiệp và công tác với một số bậc phụ huynh làm việc ở các ngành nghề khác nhau trong xã hội.

Hiệu trưởng cần bồi dưỡng các thành viên trong Ban hướng nghiệp về năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động GDHN có nề nếp, chất lượng, thường xuyên, liên tục. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp hướng nghiệp cho đội ngũ GV các môn học để lồng ghép trong quá trình dạy học.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tại nhà trường, kế hoạch cử CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn về công tác GDHN do Bộ và Sở GD&ĐT tổ chức. Đội ngũ giáo viên thường xuyên nhận thức tốt về vai trò, nhiệm vụ của GDHN theo yêu cầu giáo dục toàn diện HS.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập GDHN trong nhà trường.

Xây dựng nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động của công tác GDHN.

Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH trong công tác GDHN.

Tổ chức công tác thi đua khen thưởng để động viên, khích lệ tính chủ động, tích cực hoạt động của từng cá nhân và tập thể.

1.4.1.7. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hướng nghiệp

Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập thông tin về các nội dung trong công tác GDHN, đưa ra những nhận định, phán đoán về thực trạng GDHN trong nhà trường, trên cơ sở đó đề xuất những quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả GDHN ở nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá công tác GDHN góp phần làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu của GDHN, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình tổ chức GDHN. Do đó, trong kiểm tra, đánh giá GDHN, Hiệu trưởng coi mục tiêu đã xây dựng trong kế hoạch là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả. Việc kiểm tra phải thường xuyên, liên tục, có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC TUẤN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 38 -38 )

×