Một số trường hợp điển hình về rủi ro tại chi nhánh Kiên Giang

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 47)

Công ty TNHH MS được thành lập năm 2005 hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Bước đầu khi đi vào hoạt động công ty gặp khá nhiều thuận lợi, kinh doanh đạt lợi nhuận cao, ký kết được nhiều hợp đồng với đối tác nước ngoài. Trước nhu cầu vốn cho sản xuất lớn cộng với dòng tiền kinh doanh khá tốt, khách hàng được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng lên đến 50.000 triệu động. việc cho vay chủ yếu dựa trên uy tín và dòng tiền hoạt động của đơn vị,

hầu như tài sản thế chấp không đáng kể chỉ mang tính hình thức. Quá trình hoạt động kinh doanh tiến triển khá tốt, việc trả nợ đầy đủ. Năm 2009, công ty báo cáo với cơ quan thuế lãi hơn 500 triệu đồng nhưng báo với các ngân hàng lãi hơn 2 tỷ; năm 2010, báo với ngành thuế lỗ hơn 1 tỷ nhưng với các ngân hàng lại là lãi hơn 8 tỷ đồng. Đến quý 3 năm 2011, công ty ngưng hoạt động nhưng vẫn báo với ngân hàng lãi hơn 8 tỷ...Công ty MS đã sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán, nhiều chứng từ khống được lập ra để hợp thức hóa việc mua bán nguyên vật liệu và kê khống hàng tồn kho cho phù hợp với các khoản dư nợ phải trả. Với thủ đoạn trên cùng sự thiếu kiểm tra của cán bộ ngân hàng, MS tiếp tục được vay hàng chục tỷ đồng. Từ tháng 8.2011, MS ký nhiều hợp đồng vay vốn theo hạn mức với ngân hàng mỗi hợp đồng từ 500 triệu đến 3 tỷ đồng.

Trong bốn tháng (từ tháng 8 đến tháng 12.2011), tổng số tiền được giải ngân lên đến hơn 34 tỷ đồng nhưng chỉ sử dụng 7,7 tỷ mua nguyên liệu. Trong khoảng thời gian trên, MS ký 12 hợp đồng vay vốn từ 1 đến 3 tỷ đồng với Ngân hàng BIDV Kiên Giang , nhận vay hơn 15 tỷ đồng để sản xuất nhưng số tiền sử dụng đúng mục đích chỉ có 2 tỷ. Vay nhiều nhưng không sản xuất, Công ty MS lâm cảnh nợ chồng chất. MS tìm đến Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Kiên Giang tiếp tục ký hợp đồng thế chấp tài sản là hàng hóa tồn kho, luân chuyển thủy hải sản các loại. Ban đầu, giá trị số hàng tồn được xác định là 2,8 tỷ đồng, nhưng sau nhiều lần ký phụ lục hợp đồng tách kho, đã nâng lên gần 13 tỷ, MS được vay gần 3 tỷ. Khi không đủ năng lực tài chính để kinh doanh sản xuất, MS đề nghị được giải cứu. Kiểm tra tổng giá trị hàng tồn kho của MS chỉ khoảng 20 tỷ đồng nhưng được thế chấp vay các ngân hàng hơn 41 tỷ, cơ quan chức năng bán số hàng trên thì giá trị thực tại thời điểm đó chỉ hơn 1 tỷ. Khi cho vay ngân hàng không kiểm soát được lượng hàng tồn kho của Công ty MS cũng như chưa đánh giá đủ hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến nguy cơ mất vốn rất lớn. Không chỉ vậy, việc giám sát, kiểm tra vốn vay tại doanh nghiệp chưa chặt chẽ, cán bộ ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay và tài sản bảo đảm..

Qua phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại Vietcombank Kiên Giang, trên cơ sở đánh giá đúng những mặt làm được, những mặt còn tồn tại hạn chế nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Không vì mục tiêu lợi nhuận mà tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng, thiếu kiểm soát. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng, đảm bảo an toàn và

hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về cấp tín dụng và kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Nâng cao ý thức chấp hành đúng các quy trình, quy chế tín dụng của Ngân hàng cho đội ngũ làm công tác tín dụng. Bởi vì, môi trường pháp lý hoàn thiện và việc chấp hành tốt các quy định là một bảo đảm an toàn cho các hoạt động tín dụng và hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng có thể mang lại sự thành công của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 47)