Khái quát về hoạt động tín dụng tại VCB.KG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 34)

Hoạt động kinh doanh của Vietcombank Kiên Giang trong thời gian qua luôn phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Hàng năm, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn định hướng và hoạch định chiến lược tăng trưởng cho năm mới dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và nội lực thực tiển cũng như những dự tính các yếu tố khác.

Về cơ bản hiện tại chi nhánh vẫn có những lợi thế riêng để giữ và phát triển khách hàng so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Lợi thế đó chính là sự ổn định về nguồn vốn, cộng với lợi thế của một ngân hàng có uy tín và bề dày kinh nghiệm trong công tác TTXNK…đã giúp chi nhánh phát huy tốt mối quan hệ truyền thống với hầu hết các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, từng bước điều chỉnh nâng dần tỷ trọng khách hàng là DN nhỏ và vừa, phát triển thêm khách hàng cá nhân.[13]

Bảng 2.1 Cơ cấu tín dụng tại Vietcombank Kiên Giang (2011-2013)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

So sánh 12/11

So sánh 13/12

1.Theo loại tiền vay 2.781 100% 3.110 100% 3.113 100% 112% 100%

- VNĐ 2.151 77% 2.024 65% 2.212 71% 94% 109% - Ngoại tệ 630 23% 1.086 35% 901 29% 172% 83% 2.Theo kỳ hạn vay 2.781 100% 3.110 100% 3.113 100% 112% 100% - Ngắn hạn 1.918 69% 2.360 76% 2.249 72% 123% 95% -Trung- dài hạn 863 31% 750 24% 864 28% 87% 115% 3.Theo chủ thể vay 2.781 100% 3.110 100% 3.113 100% 112% 100% - DN lớn 1.908 68% 2.130 68% 2.055 68% 175% 96% - DN vừa và nhỏ 443 16% 453 15% 479 15% 40% 106% - Cá nhân 430 15% 527 17% 579 17% 123% 110% 4.Mục đích sử dụng 2.781 100% 3.110 100% 3.113 100% 112% 100% - Bất động sản 569 20% 484 16% 123 4% 85% 25%

- Công thương nghiệp 1.973 71% 2.348 75% 2.521 81% 119% 107%

- Nông nghiệp 197 7% 219 7% 252 8% 111% 115%

- Tiêu dùng 42 2% 59 2% 217 7% 140% 368%

- Đầu tư tài chính 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0%

(Nguồn: Phòng tổng hợp–Vietcombank Kiên Giang)

Bảng 2.1 là số liệu về dư nợ cho vay phân theo loại tiền, kỳ hạn, chủ thể vay vốn, mục đích vay vốn qua 03 năm 2011, 2012, 2013 của VCB.KG. Dư nợ theo loại tiền VNĐ của VCB.KG đang có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi ngoại tệ thì giảm khá đáng kể vào năm 2013. Còn dư nợ theo kì hạn vay ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2013, các khoản vay chuyển từ ngắn sang trung dài hạn nhưng không nhiều. Đa số các khoản vay tăng lên ở thành phần DNVVN và cá nhân do chính sách mở rộng cho vay đối với các thành phần dân cư trong địa bàn tỉnh của ngân hàng. Chính vì vậy mà dư nợ cho vay tiêu dùng, vay vốn để kinh doanh nhỏ, vay làm nông nghiệp tăng lên khá nhiều, cho vay bất động sản giảm mạnh trong năm 2013 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Trong tổng huy động vốn ngắn hạn trong năm 2013 đạt 1.001 tỷ đồng so với dư nợ vay ngắn hạn 2.249 tỷ đồng thì chỉ đạt 50% vốn

vay ngắn hạn, làm cho áp lực huy động vốn ngắn hạn tăng lên để đáp ứng nhu cầu về vốn vay ngắn hạn của chi nhánh.

Xét mức độ tăng trưởng dư nợ bình quân thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của VCB.KG năm 2012/2011 là 12%, năm 2013/2012 là gần 1%, song tăng trưởng không đồng đều giữa các kỳ hạn vay. Dư nợ vay trung- dài hạn năm 2012 lại giảm 13% so với 2011, và năm 2013 tăng 15% so với năm 2012. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản trong và ngoài nước kéo dài, khủng hoảng tài chính làm cho các doanh nghiệp hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay, NHNN đã ban hành gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản từ ngày 01/06/2013, 30.000 tỷ đồng được bơm ra thị trường với lãi suất ưu đãi hỗ trợ cho các đối tượng mua nhà ở xã hội, các doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội. Đây cũng là cơ hội để VCB.KG điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn từ 2011 đến 2013 luôn ở mức cao trong tổng dư nợ tín dụng, khoảng trên 69%. Xét về tỷ lệ tăng trưởng, tình hình có vẻ diễn biến phức tạp. Tín dụng trung dài hạn năm 2012 giảm 13% và sang năm 2013 tăng 1% so với 2011. Tín dụng ngắn hạn 2012 tăng 23% và sang năm 2013 giảm còn 17% so với 2011. Tuy nhiên, có thể thấy mặc dù mức tăng giảm khác nhau nhưng diễn biến dư nợ tín dụng cả hai năm 2012-2013 gần như được duy trì và không có sự thay đổi đáng kể. Sự chuyển biến rõ rệt xảy ra vào năm 2012 khi dư nợ tín dụng tăng hơn 12% so với 2011 mà chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp lớn.

Mức tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2013 đạt được do VCB.KG đã áp dụng nhiều biện pháp triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành, thái độ, phong cách giao dịch với tinh thần trách nhiệm cao; hoạt động tín dụng đảm bảo thông suốt, thuận tiện. Tuy nhiên, do tình hình của nền kinh tế, mọi hoạt động phát triển kinh doanh, sản xuất nói chung có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng nên việc cho vay đầu tư của ngân hàng VCB.KG cũng bị hạn chế.

Hoạt động tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì thế VCB.KG luôn đặt ra mục tiêu mở rộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Ngân hàng đã thực hiện cho vay với các thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, gạo…Hiện nay khả năng quản lý của các DNVVN ngày một tốt hơn trước biến động thị trường phức tạp, khả

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân ngày một khẳng định vị thế, nên mức độ rủi ro khi cho vay khu vực này là giảm thiểu cho hoạt động vay của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, hoạt động tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh ở VCB.KG hiện nay đang phát triển mạnh theo định hướng phát triển mở rộng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng và bán chéo các sản phẩm khác phát triển toàn diện lĩnh vục hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn cho vay tại Vietcombank Kiên Giang (2011-2013) Đơn vị tính: Triệu đồng, % Kỳ hạn 2011 % 2012 % 2013 % Ngắn hạn 360.011 81.22% 363,432 80.12% 365,146 76.29% Trung hạn 61.234 13.81% 66,967 14.76% 80,635 16.85% Dài hạn 22.006 4.96% 23,238 5.12% 32,864 6.87% Dư nợ 443.251 100.00% 453,637 100.00% 478,645 100.00% Kỳ hạn 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2011 Ngắn hạn 360.011 363,432 365,146 100.95% 101.43% Trung hạn 61.234 66,967 80,635 109.36% 131.68% Dài hạn 22.006 23,238 32,864 105.60% 149.34% Dư nợ 443.251 453,637 478,645 102.34% 107.99%

(Nguồn: Phòng tổng hợp–Vietcombank Kiên Giang)

Mục đích của việc phân loại này giúp ta thấy được cơ cấu tỷ trọng của cho vay ngắn, trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay DNVVN của Vietcombank Kiên Giang. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy dư nợ ngắn, trung và dài hạn trong năm 2013 cao hơn so với năm 2012 và 2011. Mặc dù nợ ngắn hạn 2013 cao hơn các năm trước nhưng không nhiều và tỷ lệ nợ ngắn hạn so với nợ trung, dài hạn thấp hơn so với 2011 và 2012.

Hoạt động cho vay các DNVVN năm 2013 tăng lên so với năm 2012, nhưng vẫn chưa đáng kể. Nguyên nhân của tăng dư nợ cho vay năm 2013 so với 2012 là ngân hàng đẩy mạnh việc kí các hợp tín dụng cho vay xuất khẩu ngắn hạn (từ 03 đến 06 tháng), các khoản vay này sẽ sớm được thu hồi. Do tình hình kinh tế không lạc quan nên việc cấp tín dụng cho các DNVVN có tiềm ẩn nhiều rủi ro được xem xét kỹ hơn để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Để đạt chỉ tiêu đã đề ra, các phòng giao dịch ngoài các chương trình tiếp thị theo xu hướng chung của toàn hệ thống, vẫn có một số phòng không đặt mục tiêu chất lượng tín dụng lên hàng đầu mà chỉ cố làm mọi cách để có dư nợ tín dụng, cho vay không thẩm định kỹdẫn đến các khoản vay khi đến thời hạn trả nợ không có khả năng trả nợ buộc phải gia hạn nợ, thậm chí có nhiều trường hợp tìm mọi cách đảo nợ cho khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh. Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho RRTD của ngân hàng tăng lên, cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng. Khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.

Bên cạnh đó VCB.KG chưa đa dạng hóa danh mục đầu tư đúng mức. Một trong các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng hiệu quả là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được NHNTTW cảnh báo nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn thực hiện vấn đề này. Do đó, khi tình hình trên thị trường diễn biến bất lợi đã phát sinh rủi ro tín dụng với hậu quả rất lớn.

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay DNVVN theo ngành kinh tế tại Vietcombank Kiên Giang trong thời gian qua

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ngành kinh tế 2012 2013

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5.865 4,515

Khai khoáng 30.815 26,028

Công nghiệp chế biến, chế tạo 282.193 293,938

SX và PP điện khí đốt và nước 4.168 2,435

Xây dựng 14.664 17,453

Thương mại, sữa chữa 100.401 113,085

Vận tải, kho bãi 6.195 9,081

Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 7.410 6,090

Thông tin truyền thông 1.443 1,581

Hoạt động tài chính và hỗ trợ 280 1,398

Hoạt động dịch vụ khác 0 250

Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 0 2,794

Tổng 453.435 478.646

Dựa vào bảng trên có thể thấy được ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp sửa chữa là 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn trong toàn dư nợ DNVVN, cụ thể là ngành chế biến chiếm hơn 61% và thương mại là 23%, các ngành còn lại chỉ chiếm khoảng 16%. Hoạt động cho vay DNVVN đối với các ngành kinh tế không đồng đều do ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế xã hội của Kiên Giang và thế mạnh của ngân hàng ngoại thương là cho vay tạo điều kiện cho các công ty khai thác chế biến gạo, thủy sản..để xuất khẩu sang các nước khác. Còn các ngành như điện, thông tin truyền thông, dịch vụ giáo dục.. chưa được quan tâm nhiều. Gần đây hoạt động dịch vụ ăn uống, vận tải…được ngân hàng xem xét cho vay nhiều hơn vì những ngành này có khả năng thu hồi vốn cao, không mang nhiều rủi ro như các ngành chế biến xuất khẩu đi nước ngoài thường gặp nhiều trở ngại ở thị trường quốc tế.

Một trong những điều kiện cho vay là khách hàng phải có tài sản đảm bảo, nó là điểm tựa cuối cùng khi nguồn trả nợ của khách hàng gặp rủi ro.Tuy nhiên, tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện đủ trong việc xét duyệt cho vay, là nguồn dự phòng khi nguồn thu gặp rủi ro dẫn đến ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Theo quan điểm này thì hiện nay việc áp dụng tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng tại Kiên Giang rất linh hoạt.

Bảng 2.4 Tài sản thế chấp tại Vietcombank Kiên Giang (2012- 2013)

Đơn vị tính: triệu đồng, % 2012 2013 TÀI SẢN THẾ CHẤP GIÁ TRỊ DƯ NỢ TỶ LỆ GIÁ TRỊ DƯ NỢ TỶ LỆ TĂNG/ GIẢM Giấy tờ có giá 65.902 40.380 3% 45.395 66.380 2% -1% Bảo Lãnh 43.934 304.974 2% 23.544 339.970 1% -1% Cổ phiếu DN 21.967 51.109 1% 52.821 75.109 2% +1% Máy móc thiết bị 505.250 482.134 23% 466.633 497.531 20% -3% Phương tiện vận

tải ( xe, tàu ) 131.804 516.036 6% 184.010 521.035 8% 2%

Bất động sản

QSDĐ và Nhà ở 1.427.883 1.715.367 65% 1.536.200 1.809.083 67% 2%

TỔNG 2.196.743 3.110.000 100% 2.308.604 3.309.108 100%

Bảng 2.5 Tài sản thế chấp của DNVVN tại Vietcombank Kiên Giang (2012- 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

2012 2013

Tài sản bảo đảm

Dư nợ Giá trị Tỷ lệ Dư nợ Giá trị Tỷ lệ +/-

Cho vay tín chấp 80.346 0 0.00% 81.736 - 0.00% 0.00% Giấy tờ có giá do VCB phát hành 1.203 2.033 0.42% 2.593 2.720 0.46% 0.04% Bảo lãnh 20.333 25.584 5.23% 22.919 36.370 6.13% 0.90% Máy móc thiết bị 50.211 57.253 11.70% 52.639 63.039 10.62% -1.08% QSD đất NN và TS gắn liền đất (nếu có) của chủ SD đất ở 54.097 68.674 14.03% 57.474 74.460 12.54% -1.49% QSD đất ở và nhà ở (nếu có) của chủ sử dụng đất ở 126.291 248.137 50.70% 128.681 274.763 46.28% -4.42% QSDD KCN, KCX, TS gắn liền của CN, TC thuê lại 14.537 4.195 0.86% 15.927 9.981 1.68% 0.82% QSDD &/or TS gắn liền với đất làm mặt bằng SXKD 70.735 48.771 9.96% 72.125 56.557 9.53% -0.44% QSDD &/or TS gắn liền khác (nếu có) 13.217 13.487 2.76% 14.607 22.506 3.79% 1.04% Cổ phiếu doanh

nghiệp chưa niêm yết 0 896 0.18% - 1.722 0.29% 0.11%

Ôtô kinh doanh vận

tải mới 100% 3.023 1.685 0.34% 4.023 7.471 1.26% 0.91%

Ôtô kinh doanh vận

tải đã qua sử dụng 9.023 1.128 0.23% 10.734 6.914 1.16% 0.93% Xe máy chuyên dụng

đã qua sử dụng 1.000 325 0.07% 1.150 6.111 1.03% 0.96%

Ôtô dưới 12 chỗ mới

100% 8.150 2.309 0.47% 9.540 2.659 0.45% -0.02%

Ôtô dưới 12 chỗ đã

qua sử dụng 344 567 0.12% 846 2.508 0.42% 0.31%

Tàu biển mới 100% 220 5.510 1.13% 570 11.296 1.90% 0.78%

Phương tiện thủy nội

địa mới 100% 410 345 0.07% 1.800 290 0.05% -0.02%

Phương tiện thủy nội

địa đã qua sử dụng 497 8.547 1.75% 1.281 14.333 2.41% 0.67%

Tổng 453.637 489.446 100% 478.646 593.699 100%

Giá trị TSBĐ/Dư nợ 1.08 1.24

Trong cơ cấu tài sản đảm bảo, bất động sản quyền sử dụng đất và nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm tỷ lệ 65%), máy móc thiết bị, giấy tờ có giá, động sản khác chiếm tỷ lệ khá. Nhìn chung tổng tài sản chưa đủ đảm bảo cho toàn dư nợ của VCB.KG trong hai năm 2012, 2013. Ngân hàng có một số khoản vay tín chấp dành cho các công ty lớn, là khách hàng truyền thống. Còn đối vối hoạt động tín dụng DNVVN, tài sản đủ để đảm bảo cho dư nợ nhưng đa phần cũng là bất động sản QSDD và nhà ở, máy móc thiết bị.

Hiện tại, tuy Ngân hàng nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại tự do lựa chọn phương thức tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng. Nhưng trên quan điểm an toàn tín dụng, Vietcombank chưa mở rộng phương thức đảm bảo bằng tín chấp.

Đây cũng là một nhược điểm trong việc mở rộng kinh doanh. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà Vietcombank hướng tới là doanh nghịêp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này rất hạn chế về vấn đề tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, khi muốn mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn trong môi trường các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì chính sách về tài sản đảm bảo phải thật linh hoạt thì mới có thể cạnh tranh lại các ngân hàng khác.

Tại VCB.KG, TSBĐ định kỳ hàng năm được các cán bộ tín kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Ngoài ra, giá trị TSBĐ được định giá theo sự tự thỏa thuận, sau khi cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản trên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)