Theo lời khuyên của các chuyên gia ngân hàng thì không có phương pháp phân tích phức tạp hay phần mềm hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong QTRR, nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng nhất, quyết định mọi thành công. Do đó, để đảm bảo đủ cán bộ làm việc theo Quy trình tín dụng mới thông qua ba bộ phận: QHKH – QTRR – QLN, đồng thời đủ khả năng đảm đương do khối lượng công việc tăng lên do tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ cao hơn trong các năm và QTRRTD có hiệu quả, VCB.KG cần trang bị cho mình, thông qua tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt nhằm nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về QTRRTD:
3.2.10.1 Về chính sách tuyển dụng
Thực hiện một cách công khai rộng rải trên thông tin đại chúng, minh bạch trong việc tuyển dụng , đặc biệt cần nêu rõ yêu cầu tuyển dụng như vị trí cần tuyển dụng ,điều kiện tuyển dụng…và quyền lợi và nghĩa vụ của từng vị trí tuyển dụng Cần có chính sách ưu đãi để thu hút những sinh viên giỏi chuyên ngành tài chính tín dụng của các trường đại học trong khu vực như: Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Thương, Học Viện Ngân Hàng… Bên cạnh đó, tuyển dụng theo nguồn lao động nội bộ sẽ giúp ngân hàng tìm được những ứng cử viên có được những tiêu chuẩn tối thiểu, ngoài ra còn giúp cho ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc sàn lọc, loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu.
Khi cho vay về các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, nông lâm nghiệp, khối kỹ thuật…thì hầu như các CBKH biết rất ít về các lĩnh vực này, ảnh hưởng dẫn đến chất lượng thẩm định của các khoản vay. Việc tuyển dụng CBKH cần phải mở rộng ở các ngành khác, lĩnh vực khác để khi cho vay có thể thẩm định về các mặt nghiệp vụ khác chuyên sâu hơn. Đối với các cán bộ này sau khi được tuyển dụng chi nhánh sẽ cho đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng qua các khóa học phù hợp với nghiệp vụ được phân công.
3.2.10.2 Chính sách đãi ngộ về thu nhập
Thực hiện việc trả lương theo kết quả công việc mà CBTD mang lại theo nguyên tắc lương của cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng phải cao hơn lương của những cán bộ làm công việc khác. Tuy nhiên, phải gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với chất lượng khoản vay nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc. Để hạn chế RRTD cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn
trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. VCB.KG nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro cần phải có chế độ lương bổng tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Cải cách chế độ tiền lương cho phù hợp tường vị trí công việc, bố trí sắp xếp công việc phù hợp với năng lực sở trường, có một môi trường làm việc tốt và tạo mọi điều kiện để cán bộ phát huy hết năng lực
Đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể phải xử lý kỷ luật; phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, phải có biện pháp chế tài đối với những cán bộ có dư nợ xấu cao hơn so với quy định.
3.2.10.3 Về chính sách đào tạo
Toàn bộ các thành viên liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đều phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về quản lý kinh doanh hoạt động tín dụng, hoạt động QTRR tín dụng, ngay cả các thành viên trong ban lãnh đạo cũng phải hiểu và biết cách vận dụng. Có như vậy thì hệ thống QTRR tín dụng của ngân hàng với sức mạnh tập thể sẽ mang lại sự ổn định, an toàn và hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.
Hiện nay, các cán bộ tín dụng của các ngân hàng có hiểu biết rất mơ hồ về các nguyên tắc, quy định tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước và của chính ngân hàng mình, họ đang giải quyết các hồ sơ tín dụng theo kinh nghiệm được chuyển giao và theo suy luận của riêng mình. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại mà lãnh đạo ngân hàng cần đặc biệt lưu ý vì sản phẩm tín dụng của ngân hàng là một loại sản phẩm đặc biệt có đặc tính pháp lý rất cao. Công tác tập huấn cán bộ tín dụng về các quy chế, quy định, qui trình tín dụng cần được quan tâm một cách đúng mức.
Chi nhánh cần nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư, nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ trợ tăng cường của các chuyên gia về lĩnh vực tài trợ cho vay để xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro.
3.2.10.4 Tăng cường đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, VCB cần yêu cầu mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu
dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Cán bộ ở cương vị càng cao càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về đảm bảo tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý RRTD của VCB và các văn bản có liên quan khác. Như vậy, không những giữ được phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng mà ý thức trách nhiệm cũng được nâng lên, xử lý công việc tín dụng của ngân hàng hiệu quả hơn, tích cực hơn.
3.2.10.5 Bố trí nhân sự hợp lý
Việc bố trí, phân công phù hợp với tình hình thực tế, sở trường của từng cán bộ, năng lực của cán bộ vào những vị trí, công việc, địa bàn cho phù hợp cũng là vấn đề quan trọng. Quy hoạch đội ngũ cán bộ, chi nhánh cần thực hiện sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện có trên cơ sở năng lực, phẩm chất của từng người. Trong đó, quan tâm đến cán bộ chủ chốt, CBKH, chú ý những vị trí quan trọng nhạy cảm như: trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, trưởng phòng khách hàng thể nhân, phó giám đốc phụ trách tín dụng, … nhằm phát huy tốt năng lực, sở trường của từng người.
Cần phải bổ sung nhân sự đầy đủ, đúng chuyên môn và có đạo đức vào các bộ phận để thực hiện tốt quy trình tín dụng. Trong các công việc ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luôn có những cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.
Cán bộ kinh doanh quản lý khách hàng cá nhân có dư nợ cao, số lượng khách hàng lớn sẽ bị quá tải, quá tầm kiểm soát của CBKD sẽ dễ có nguy cơ theo dõi thu nợ lãi, nợ vốn không kịp thời làm nợ quá hạn tăng cao đột biến. Chính vì vậy, Chi nhánh nên xem xét để có sự bố trí cán bộ trong các phòng/tổ cho phù hợp trên cơ sở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên nhằm sử dụng đúng người, đúng việc giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.