Nghiêm túc thực hiện trích lập DPRR theo quy định của NHNN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 87)

Chấp hành tốt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NH 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành và các quy định liên quan về đảm bảo tiền vay, đảm bảo tất cả các chi nhánh trong hệ thống thực hiện đúng quy định của NHNN và NHNT.

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa vào cơ sở nợ quá hạn. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của CBNV nên thường là các chi nhánh có tâm lý đối phó. Do đó, bộ phận kiểm soát nội bộ VCB.KG cần có chương trình hành động thống nhất để kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc vấn đề này nhằm đảm bảo việc trích lập DPRR đúng và đầy đủ theo quy định của NHNN. VCB.KG cần thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo các nội dung sau:

- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

- Xây dựng các tiêu chí cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Các tiêu chí này phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

- Chính sách trích dự phòng rủi ro và Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được NHNN phê duyệt trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của ngân hàng, thể hiện đúng bản chất của dự phòng các tổn thất. Các tài sản có được dự phòng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời các tài sản có xu hướng rủi ro.

- Các chính sách và quy trình trích lập dự phòng rủi ro phải xác định các tiêu chí của những khoản trích lập dự phòng rủi ro lớn.

- Các khoản trích lập dự phòng rủi ro lớn phải được thông báo ngay cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Ban điều hành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 87)