Tăng cường các biện pháp tài trợ cho rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 85)

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại từ RRTD, NHNT phải có những giải pháp nhằm tăng nguồn tài trợ cho RRTD trong thời gian tới như: mua bảo hiểm, tăng cường TSBĐ, cho vay hợp vốn, bán nợ...

VCB.KG nên có kế hoạch mua bảo hiểm cho các khoản cấp tiền vay giống như như đã thực hiện với tiền gửi. Bên cạnh đó, việc xem xét đưa vào quy trình cho vay mục “yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm” như là một điều kiện cần để giải quyết cho vay đối với dự án/phương án vay có nhiều rủi ro là những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra RRTD. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng vì rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi ngân hàng không thể lường trước được. Do đó ngân hàng phải yêu cầu khách hàng vay cần phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa…những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay.

Tăng cường tỷ lệ cho vay có TSBĐ: đặc biệt chú ý đối với các DNNN trước nay chỉ quan hệ tín dụng theo hình thức tín chấp, kèm thư bảo lãnh của cơ quan chủ quản nhưng không có giá trị thu hồi nợ khi phát sinh RRTD. Các Cty cổ phần chuyển đổi từ DNNN hiện nay vay vốn rất nhiều nhưng đa phần tài sản chưa hoàn chỉnh về mặt pháp lý nên chưa thể thế chấp làm tài sản đảm bảo được nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các chi nhánh nên cử CBTD chuyên trách theo dõi sát sao tiến độ hoàn thiện giấy tờ sở hữu để nhanh chóng đưa vào ngân hàng làm TSBĐ nhằm giảm bớt thiệt hại nếu RRTD xảy ra.

Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi hoặc việc thu hồi quá phức tạp, có khả năng kéo dài và tốn nhiều công sức cũng như số cán bộ theo dõi vụ việc, VCB.KG nên nhanh chóng bán rủi ro cho DATC, đơn vị này với chức năng nhiệm vụ chuyên môn của mình sẽ tiếp tục thực hiện theo đuổi món nợ còn VCB.KG có thời gian tập trung vào việc kinh doanh, tạo lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.

Tài sản bảo đảm hợp lệ là tài sản có giá trị không phụ thuộc vào năng lực tài chính của bên đi vay. Việc đánh giá giá trị thị trường và giá trị pháp lý của tài sản bảo

đảm phải được thực hiện trước khi có một quyết định tín dụng. Hằng năm chi nhánh cần bắt buộc định giá lại giá trị tài sản, định kỳ phải kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện tài sản có dấu hiệu xuống cấp hoặc sụt giảm giá trị thì phải đề nghị đánh giá lại tài sản, nếu giá trị tài sản giảm xuống thì đề nghị khách hàng phải bổ sung thêm tài sản hoặc phải giảm hạn mức của khoản vay. Tần suất đánh giá tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm mà có sự biến động giá nhiều hơn sẽ phải đánh giá thường xuyên hơn. Nếu xác định giá trị của tài sản bảo đảm có thể suy giảm nghiêm trọng thì ngân hàng phải tiến hành ngay việc xác định lại giá trị của tài sản bảo đảm.

Hàng tháng ngân hàng cần cập nhật danh sách các loại tài sản đảm bảo; xác định giá trị thị trường và giá trị pháp lý của từng loại tài sản bảo đảm. Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm phụ thuộc vào bên thứ ba thì phải đánh giá rủi ro đối tác của bên thứ ba này.

Tài sản phải có thanh khoản cao, pháp lý rõ ràng thì việc xử lý tài sản khi xảy ra rủi ro sẽ nhanh hơn giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi đủ cả gốc, lãi và chi phí khác. Định giá tài sản cần chú ý đến tính ổn định về giá trị của tài sản đảm bảo trong một thời gian dài, tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, nhanh chóng chuyển tài sản đảm bảo thành tiền và phải được thị trường chấp nhận ở mọi thời điểm, mọi nơi để có khả năng chuyển nhượng cao. Tuy nhiên yếu tố quyết định cho vay là tính hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, chứ không phải là tài sản thế chấp. Mục đích của việc cho vay có đảm bảo bằng tài sản là để người vay sử dụng vốn vay một cách có trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ trả nợ một cách đầy đủ. Trong trường hợp xấu nhất, khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ thu hồi vốn bằng cách phát mãi tài sản.

Ngân hàng cũng cần có biện pháp hạn chế rủi ro trong việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 về việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Khi tài sản hình thành từ vốn vay được chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, nhưng trong những dự án vay dài hạn thì khối tài sản này thường là máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng có giá trị rất lớn khó thanh lý nên để hạn chế rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay ngân hàng cần phải kèm theo điều khoản về mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án như nếu là khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng thì chỉ cần có mức vốn tự có tham gia vào dự án bằng 20%~30% tổng giá trị dự án đầu

tư là ngân hàng có thể nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để xem xét cho vay. Nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng, hoặc khách hàng ít tín nhiệm hơn thì tỷ lệ trên cần áp dụng ở mức cao hơn.

Đặc biệt là vật tư hàng hoá tham gia vào dự án thông qua khâu thanh toán vốn. Giải ngân thanh toán trên cơ sở chứng từ, hoá đơn liên quan đến giá cả vật tư, hàng hoá tham gia vào dự án nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, hoá đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nâng khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá để tham ô, lợi dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 85)