Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 81)

Kiểm toán nội bộ của VCB.KG về tín dụng nên bao gồm các nội dung sau: - Kiểm tra sự phù hợp và hiệu quả của các chính sách tín dụng, quy trình phê duyệt tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

- Kiểm tra chất lượng của việc thẩm định tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ. - Rà soát công tác đánh giá TSĐB và mức độ đầy đủ của TSĐB.

- Rà soát mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro.

- Rà soát mức độ tuân thủ của quản trị rủi ro tín dụng và quản trị tín dụng với chiến lược quản trị rủi ro ngân hàng.

- Khuyến nghị và kế hoạch theo dõi.

Sự kiểm tra, kiểm soát đánh giá thường xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn và hiệu quả hơn, phát hiện ra những thiếu sót, sơ hở, sự bất hợp lý trong cơ chế điều hành. Nhưng trong thời gian qua công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả do số lượng kiểm tra viên còn quá ít so với công việc và quy mô hoạt động, lực lượng kiểm tra viên thường bị thay đổi nên người mới còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nghiệp vụ. Do đó, Chi nhánh cần bổ sung tăng cường đội ngũ kiểm tra viên, lựa chọn cán bộ đủ năng lực trình độ chuyên môn, am hiểu luật pháp, có đạo đức tốt.

Trong bối cảnh hiện nay khi dư nợ tín dụng có xu hướng tăng trưởng nên công tác kiểm tra, giám sát cần đặc biệt quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp.Thực tế cho thấy bất kỳ hoạt động nào đều phải có hệ thống kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ thì mới có thể thực hiện tốt và đi đúng định hướng đã đề ra. Nhất là trong công tác tín dụng, việc kiểm tra, giám sát cần thực hiện nghiêm túc và phải đúng quy trình. Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó mang tính phòng ngừa, phát hiện và dự báo rủi ro. Hiện nay, sự kiểm tra định kỳ của phòng kiểm toán nội bộ chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, chứng từ. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp xảy ra nợ xấu dù trải qua đầy đủ thủ tục kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ.

Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Để các tổ kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả và phát huy tốt vai trò kiểm tra, kiểm soát của mình, các kiểm toán viên nội bộ phải hội đủ các điều kiện sau :

- Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về một loại nghiệp vụ ngân hàng trong thời gian dài (tối thiểu từ 02 đến 05 năm). Hiểu rõ những sơ hở nghiệp vụ thường tập trung ở khâu nào, nghiệp vụ nào.

- Được đào tạo chuyên môn về kỹ năng, nghiệp vụ kiểm toán.

- Có khả năng giao tiếp tốt, có thể tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị, phòng ban khác nhau của ngân hàng,

- Độc lập hoàn toàn với Chi nhánh, đơn vị phụ trách kiểm toán trên tất cả các mặt mối quan hệ, quyền lợi và các hoạt động của Chi nhánh.

- Các kiểm toán viên không được kiêm nhiệm các công việc khác không thuộc chức năng kiểm toán nội bộ và được hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 81)