Môi trường hoạt động ngân hàng tại Kiên Giang

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 30)

Năm 2013 ngành Ngân hàng đối mặt nhiều khó khăn, đến 2013 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt là các DNVVN: tốc độ lạm pháp tăng cao, tỷ giá, lãi suất...diễn biến phức tạp, thị trường tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường... Năm 2013, nếu tình hình tiếp tục khó khăn, nợ xấu sẽ tăng mà dư nợ tín dụng không tăng nhiều được. Tuy môi trường kinh doanh khó khăn nhưng kinh tế tỉnh Kiên Giang vẫn đạt được mức tăng trưởng khá, một số chương trình dự án trọng điểm đã và đang phát huy hiệu quả góp phần tạo đông lực mới cho phát triển của tỉnh như sân bay Phú Quốc nâng cấp thành sân bay quốc tế, khởi công bốn dự án gồm Nhà máy Bia Sài Gòn – Kiên Giang, Nhà máy May Vinatex Kiên Giang, Nhà máy Giày TBS Kiên Giang và Nhà máy Chế biến gỗ MDF VRG Kiên Giang…

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang năm 2013 trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư đều ổn định và có bước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những

kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tình hình nước lũ vùng tứ giác Long Xuyên xuống chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân; tiến độ triển khai đầu tư xây dựng cơ bản ở một số sở, ngành và địa phương vẫn còn chậm. Ngoài ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ so với sự phát triển của các nguồn lực kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến đầu tư…

Những yếu tố bất lợi về vị trí của tỉnh Kiên Giang là có khoảng cách xa các Trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp nước bạn – Campuchia, có địa hình phức tạp, có cửa khẩu thông thương nên phải thường xuyên chú trọng đến hoạt động bảo về an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Kiên Giang vẫn là tỉnh thuần nông chủ yếu là độc canh cây lúa, hiện nay chưa phát triển được các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chậm nên chăn nuôi kém phát triển và hoạt động tuyển chọn, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi không đáp ứng yêu cầu.[7]

Về lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản là ngành mũi nhọn do cơ sở vật chất chưa đáp ứng xứng tầm với sự phát triển ngành, sự phát triển còn manh mún ở các hộ gia đình tự phát hoặc có kinh nghiệm truyền thống. Do yếu kém về cơ sở vật chất và trình độ quản lý dẫn đến giá trị khai thác, chế biến và xuất khẩu còn thấp, không ổn định về số lượng, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Phần lớn Doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật các cơ sở chế biến nông thủy hải sản và vật liệu xây dựng còn thấp và lạc hậu.

Bên cạnh đó tỉnh Kiên Giang tiếp tục kế thừa, và xem trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Kiên Giang trong mối quan hệ với cả nước, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị của địa bàn trọng điểm và các khu công nghiệp lớn, nhằm thu hút đầu tư và công nghệ mới cho phát triển công nghiệp và dịch vụ - du lịch, ổn định đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa,…

Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhất là về nông nghiệp, khai thác hải sản và tiềm năng du lịch… Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn lực trong tỉnh, gắn với việc thu hút

tối đa nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, lấy xuất khẩu thuỷ sản và gạo làm trọng tâm nhằm phát huy và sử dụng mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vẫn đạt 19.115 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay lên đến 29.210 tỷ đồng, nợ xấu chỉ chiếm 2,48%/ tổng dư nợ.

.

Là một tỉnh nông nghiệp, thế nhưng hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Kiên Giang rất sôi động với sự góp mặt của 31 NHTM và Chi nhánh NHTM, Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách - xã hội và 22 QTDND.

Cùng với hệ thống ngân hàng cả nước, những năm qua, ngành ngân hàng Kiên Giang đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)