Nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 26)

Quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM ngay cả đối với những nền kinh tế phát triển ổn định và là điều kiện vô cùng cần thiết cho sự thành công lâu dài của ngân hàng với những lý do sau:

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng, những rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của các công ty trong nền kinh tế thị trường trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

Các NHTM đứng giữa người có vốn và người cần vốn, thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay. Đây cũng chính là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của bất kỳ một ngân hàng nào. Hoạt động kinh doanh của NH vì thế bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Do đó, NH cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm tìm ra những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.

* Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của DN.

Việc QTRRTD có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu của các vụ đổ vỡ liên quan trực tiếp đến việc buông lỏng các tiêu chuẩn cấp tín dụng với khách hàng vay, các bên đối tác, đến việc quản trị danh mục kém hiệu quả, hoặc thiếu quan tâm

đến những thay đổi của môi trường kinh tế. Ở Việt Nam đã từng xảy ra nhiều đổ vỡ hệ thống ngân hàng mà nguyên nhân chủ yếu cũng từ QTRRTD kém… Quản trị rủi ro tín dụng vì thế luôn được coi là hoạt động trung tâm của mọi ngân hàng.

Theo sự tổng kết của Quỹ tiền tệ Quốc tế thì 50% NH bị phá sản là do tổ chức quản trị yếu kém, trong đó quản trị rủi ro tín dụng chiếm vị trí quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM.

Ngoài ra QTRRTD đề ra những mục tiêu cụ thể và giúp ngân hàng đi đúng hướng. Các nhà quản trị ngân hàng có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu qua3 phù hợp với mục tiêu đã đề ra, họ phải vạch ra những việc phải làm và cách làm tốt nhất.

Ngân hàng sẽ có chính sách cho vay và các phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo quá trình thu hồi vốn vay có kết quả tốt nhất. Luồng vốn trong dân cư được luân chuyển một cách có hiệu quả từ dân vô ngân hàng, và từ ngân hàng đến cộng đồng dân cư. Người đi vay có kế họach sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, và kịp thời điều chỉnh kế họach kinh doanh cho phù hợp trong từng thời kỳ.

Tóm tắt chương 1

Chương I đã trình bày tổng quan lý thuyết về tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng nhằm làm cơ sở lý luận, phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG 2.1 Môi trường kinh tế- xã hội tác động đến các DNVVN 2.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội năm 2013

Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Kinh tế - xã hội nước ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng lớn của thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương phía Nam làm hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị ngập úng, dẫn đến năng suất nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; dịch bệnh vẫn xảy ra rải rác ở khắp các địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Do đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp hơn năm trước.

Điều đáng lo ngại là các dấu hiệu hồi phục kinh tế lại của nền kinh tế, bất chấp các nỗ lực đầu tư của Nhà nước. Mặc dù lãi suất tín dụng đã giảm mạnh từ 18% (năm

2011) xuống 9-11% năm 2013, song tổng mức tín dụng năm 2013 chỉ tăng 9%, tức chỉ cao hơn mức 7,5% của năm trước một ít, chứng tỏ nợ xấu vẫn ngăn cản hoạt động bình thường của nền kinh tế. Tồn kho bất động sản vẫn còn rất lớn, sức mua của người dân đã xuống rất thấp, thể hiện qua sự ế ẩm của nhiều loại hàng hóa và tồn kho hàng công nghiệp vẫn cao hơn năm 2012 khoảng hơn 10%. Niềm tin của người dân vào triển vọng ổn định và tăng trưởng mạnh của nền kinh tế vẫn chưa được khôi phục.

Số doanh nghiệp tư nhân tuyên bố phá sản hoặc ngừng hoạt động vẫn tiếp tục tăng, 65% doanh nghiệp báo cáo không có lãi, trong đó có không ít doanh nghiệp hạng trung đã gắng gượng trụ lại trong những năm vừa qua. Số lao động mất việc làm từ các ngành xây dựng, ngân hàng tiếp tục tăng lên trong những tháng cuối năm. Mặc dù có dấu hiệu hồi phục nhưng nền kinh tế vẫn tiếp tục đối mặt với những yếu kém nan giải, đòi hỏi phải có nỗ lực lớn, kiên trì để khắc phục.

2.1.2 Môi trường hoạt động ngân hàng trong năm qua

Nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng năm 2013 vẫn còn nhiều biến động. Tuy nhiên, tình hình hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể với nhiều thành quả đáng ghi nhận: giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay đều dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 – 9%/năm, có những DN tốt được vay 7%/năm.

Tỷ giá ổn định, NHNN đã mua vào được lượng lớn ngoại tệ từ phía các NHMT. Tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2013 toàn hệ thống đạt 8,83% so với cuối năm 2012, tuy thấp hơn chỉ tiêu định hướng 12% nhưng chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế cũng được cải thiện rõ rệt.

Cơ cấu tín dụng được tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên: tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%, xuất khẩu tăng 3,32%, công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84% so với cuối năm 2012.

Mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu hiệu giảm nhưng vẫn ở mức cao; Chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; Nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác; Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.

Vấn đề rủi ro tín dụng vẫn là mối lo hàng đầu, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm cần được đẩy mạnh triển khai, rủi ro trong lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng. RRTD thường phát sinh do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khiến người cho vay - ngân hàng - phải gánh chịu các tổn thất tài chính. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đang đòi hỏi phải có giải pháp xử lý cấp bách do RRTD gây ra, cũng như sự cần thiết phải tăng cường khả năng quản lý rủi ro nói chung, RRTD nói riêng.

Tình hình nợ xấu tăng cao trong thời gian gần đây là do kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng phục hồi yếu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản trầm lắng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố chủ quan về phía ngân hàng cũng khiến cho RRTD tăng cao hơn như: hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ còn yếu và mang nhiều yếu tố định tính; việc định giá tài sản đảm bảo chưa chuẩn; công tác kiểm toán nội bộ lỏng lẻo; chưa có hoặc chưa phát huy tốt vai trò của hệ thống cảnh báo sớm…Các yếu tố chứng minh khả năng trả nợ của DN chiếm 70% trọng số; Vì vậy, yếu tố dòng tiền của DN cần được các ngân hàng rất quan tâm, đặt trên cả tiêu chí về TSĐB trong quyết định cấp tín dụng. Ở Việt Nam mặc dù đang có những dấu hiệu dần thay đổi nhưng yếu tố định tính và TSĐB vẫn đứng hàng đầu trong xem xét cho vay.

2.1.3 Môi trường hoạt động ngân hàng tại Kiên Giang

Năm 2013 ngành Ngân hàng đối mặt nhiều khó khăn, đến 2013 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt là các DNVVN: tốc độ lạm pháp tăng cao, tỷ giá, lãi suất...diễn biến phức tạp, thị trường tiềm ẩn nhiều bất ổn khó lường... Năm 2013, nếu tình hình tiếp tục khó khăn, nợ xấu sẽ tăng mà dư nợ tín dụng không tăng nhiều được. Tuy môi trường kinh doanh khó khăn nhưng kinh tế tỉnh Kiên Giang vẫn đạt được mức tăng trưởng khá, một số chương trình dự án trọng điểm đã và đang phát huy hiệu quả góp phần tạo đông lực mới cho phát triển của tỉnh như sân bay Phú Quốc nâng cấp thành sân bay quốc tế, khởi công bốn dự án gồm Nhà máy Bia Sài Gòn – Kiên Giang, Nhà máy May Vinatex Kiên Giang, Nhà máy Giày TBS Kiên Giang và Nhà máy Chế biến gỗ MDF VRG Kiên Giang…

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang năm 2013 trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư đều ổn định và có bước phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những

kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tình hình nước lũ vùng tứ giác Long Xuyên xuống chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân; tiến độ triển khai đầu tư xây dựng cơ bản ở một số sở, ngành và địa phương vẫn còn chậm. Ngoài ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ so với sự phát triển của các nguồn lực kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân, nhất là công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến đầu tư…

Những yếu tố bất lợi về vị trí của tỉnh Kiên Giang là có khoảng cách xa các Trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp nước bạn – Campuchia, có địa hình phức tạp, có cửa khẩu thông thương nên phải thường xuyên chú trọng đến hoạt động bảo về an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Kiên Giang vẫn là tỉnh thuần nông chủ yếu là độc canh cây lúa, hiện nay chưa phát triển được các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chậm nên chăn nuôi kém phát triển và hoạt động tuyển chọn, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi không đáp ứng yêu cầu.[7] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản là ngành mũi nhọn do cơ sở vật chất chưa đáp ứng xứng tầm với sự phát triển ngành, sự phát triển còn manh mún ở các hộ gia đình tự phát hoặc có kinh nghiệm truyền thống. Do yếu kém về cơ sở vật chất và trình độ quản lý dẫn đến giá trị khai thác, chế biến và xuất khẩu còn thấp, không ổn định về số lượng, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Phần lớn Doanh nghiệp trong tỉnh có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật các cơ sở chế biến nông thủy hải sản và vật liệu xây dựng còn thấp và lạc hậu.

Bên cạnh đó tỉnh Kiên Giang tiếp tục kế thừa, và xem trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn Kiên Giang trong mối quan hệ với cả nước, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị của địa bàn trọng điểm và các khu công nghiệp lớn, nhằm thu hút đầu tư và công nghệ mới cho phát triển công nghiệp và dịch vụ - du lịch, ổn định đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng hải đảo, vùng sâu, vùng xa,…

Kiên Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhất là về nông nghiệp, khai thác hải sản và tiềm năng du lịch… Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn lực trong tỉnh, gắn với việc thu hút

tối đa nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, lấy xuất khẩu thuỷ sản và gạo làm trọng tâm nhằm phát huy và sử dụng mọi tiềm năng và nguồn nhân lực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Năm 2013,

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 26)