0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Kiến nghị với Chính phủ và các ban, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 95 -95 )

3.3.2.1 Giải tỏa những vướng mắc khi công chứng thế chấp tài sản bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm

Còn rất nhiều vướng mắc về luật mà chính bản thân cán bộ ngân hàng không thể cập nhật kịp thời. Đồng thời để tháo gỡ các vướng mắc trên, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường cần phối hợp rà soát, chỉnh sửa những bất cập của các văn bản pháp luật, tổ chức tập huấn cho cán bộ nắm vững nội dung mới của Luật pháp và nâng cao nghiệp vụ, đẩy nhanh tốc độ giải quyết hồ sơ. Ban hành thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể cho từng vấn đề: công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

3.3.2.2 Đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm

Pháp luật hiện nay cho phép NH được thu giữ TSTC để bán thu hồi nợ nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ nên NHNTVN gặp nhiều khó khăn và không thể chủ động xử lý tài sản để thu hồi nợ nếu không có sự can thiệp của Tòa án.

Đầu tiên phải kể đến sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa NH với các cơ quan chức năng khác như: công an, thi hành án, chính quyền địa phương. Mặc dù trong các HĐTD khách hàng vay có cam kết khi không trả được nợ thì sẽ giao nhà cho NH phát mãi nhưng thực tế NH không bán được các tài sản này vì thủ tục sang tên trước bạ theo quy định của Phòng công chứng là phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Tương tự thế các trung tâm bán đấu giá cũng chỉ cho phép các NH bán đấu giá tài sản khi có chữ ký đồng ý của chủ sở hữu.

Thêm vào đó nhiều địa phương viện dẫn trong Hiến pháp có quy định về quyền có nhà cửa của công dân. Vì vậy để đưa người vay ra khỏi ngôi nhà (có thể là) duy nhất của họ là điều khó khăn khi thu giữ tài sản để phát mãi.

Tốc độ xử lý các vụ án và bàn giao TSBĐ cho NH quá chậm (từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế 1 vụ mất ít nhất 1-2 năm), làm cho tài sản bị xuống cấp hư hỏng. Khi nhận các tài sản này, ngân hàng đã phải đầu tư sửa chữa nâng cấp rồi mới bán để thu hồi nợ. Điều này làm phát sinh thêm chi phí của NH trong khi không biết giá bán có thu hồi đủ nợ gốc hay không. Do đó, trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa án, Nhà nước nên giao cho NH tiếp nhận các TSBĐ này để khai thác, thu hồi một phần nợ và đồng thời cũng để các NH bảo quản giữ gìn tránh tình trạng hư hỏng xuống cấp của TSBĐ gây nhiều phí tổn cho NH.

Đối với các TSBĐ khi khởi kiện, Tòa án thường tổ chức định giá lại làm tăng giá trị tài sản lên nhiều lần so với định giá của NH nên khi đưa ra bán không ai mua, cuối cùng Tòa lại giao tài sản này làm tài sản cấn trừ nợ cho NH, nhiều trường hợp gây tổn thất nặng cho NH.

Xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

Chính phủ cần có những quy định, hành lang pháp lý đủ mạnh để mở rộng và phát triển thị trường mua bán nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng.

Các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án cần phải hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng giúp ngân hàng thu các khoản nợ gốc, lãi vay liên quan đến khoản vay.

Chính Phủ cần xem xét lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng thông qua việc sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều khoản chưa hợp lý, ban hành các văn bản mới để bổ sung.

Ban hành các văn bản quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập đối với các doanh nghiệp, để các NHTM yêu cầu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi vay vốn phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, là điều kiện không thể thiếu khi vay vốn. Sửa đổi quy định về kiểm toán theo hướng tất cả những công ty có vay vốn ngân hàng đều phải qua kiểm toán độc lập. Việc kiểm toán độc lập sẽ giúp cho các ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của DN vay vốn được chính xác, là cơ sở để quyết định cho vay và phòng tránh rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, Chính phủ cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi TCTD nói chung và NHTM nói riêng hoạt động tại Việt Nam, tiến tới hình thành hệ thống ngân hàng cạnh tranh lành mạnh. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong dài hạn, các ngân hàng phản ứng linh hoạt trước những thay đổi trong môi trường kinh tế.

Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả đối với các loại hình tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển với hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp, tính chất mức độ vi phạm ngày càng tinh vi.

Ban hành Nghị định thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế cho phù hợp với tình hình thực tế; nghiên cứu phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Tóm lại chương 3:

Dựa trên cơ sở lý luận trình được trình bày trong chương 1 và thực trạng việc quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam đối với các DNVVN trình bày ở chương 2, chương 3 đã nêu lên các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay các DNVVN , cụ thể như:

Đối với VCB.KG cần xây dựng chính sách cho vay, quy trình quản lý tín dụng phù hợp; thu thập và phân tích thông tin các khách hàng; đo lường các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; tăng cường thu thập thông tin để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay; nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng…

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: tạo một hành lang pháp lý phù hợp, nâng cao năng lực thanh tra và hiệu quả quản lý của NHNN; hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng;…

KẾT LUẬN

DNNVV là một bộ phận kinh tế quan trọng và ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. DNNVV có nhiều lợi thế, nhiều tiềm năng để phát triển. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách, chương trình trợ giúp nhằm phát triển các DNNVV, tuy nhiên với đặc điểm là quy mô nhỏ, phân bố rộng khắp, dễ dàng thích ứng với những thay đổi nhưng với khả năng tài chính yếu, nguồn vốn ít nên DNNVV rất cần sư tài trợ vốn thông qua kênh tín dụng chính thức từ các TCTD.

Là một Ngân hàng lớn, giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, NH TMCP Ngoại Thương nói chung, chi nhánh Kiên Giang nói riêng đã thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với DNNVV. Bên cạnh với tăng trưởng mở rộng tín dụng thì ngân hàng phải chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn đã đưa ra một số quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng; phân tích thưc trạng hoạt động tín dụng DNNVV tại VCB.KG, những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại VCB.KG trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang.

Thông qua những vấn đề đã được đưa ra trong luận văn, người viết hy vọng sẽ góp một phần nhỏ làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện tốt công tác rủi ro tín dụng trong cho vay các DNVVN tại VCB.KG.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vẫn còn hạn chế nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ernst & Young Việt Nam (2009), “Quản trị rủi ro”, Cẩm nang soạn thảo cho Vietcombank, Hà Nội.

2. Lê Nguyễn Phương Ngọc (2007), “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay DNVVN tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

3. Lê Văn Tư (2005), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài Chính, Hồ Chí Minh.

4. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2005), “Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng”, NHNN, Hà Nội.

5. Nguyễn Hoàng Thức (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hậu Giang”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa

6. Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”, NXB Thống Kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thu Hồng (2014), “Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

8. Nguyễn Trường Sinh năm (2009), “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

9. Nhan Trường Phúc (2013), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

10. Phan Thụy Thanh Thảo (2008), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

11. Vietcombank (2009), “Sổ tay chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ”, NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Hà Nội.

12. Vietcombank (2009), “Tài liệu tập huấn tín dụng Vietcombank”, NH TMCP Ngoạị Thương Việt Nam, Hà Nội.

13. Vietcombank Kiên Giang, Báo cáo tổng kết năm 2011- 2013.

14. Vũ Thi Thu Cúc (2007), “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN tại các ngân hàng thương mại địa bàn TP.HCM”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Bảng Phân loại Quy mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp

và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại

và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

Phụ lục 02: Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng

STT Dấu hiệu Nhiều T.Bình Ít

1

Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động SXKD của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục

2 Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định. Vi phạm

pháp luật trong quá trình quan hệ tín dụng

3 Chậm gửi hoặc gủi các BCTC theo yêu cầu mà không có sự giải

thích minh bạch, thuyết phục

4 Không có báo cáo dự toán hay lưu chuyển tiền tệ

5

Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ

6

Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng, xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của KH

7 Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn

8 Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn

9

Xuất hiện NQH do KH không có khả năng hoàn trả hoặc KH không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính

10 Mức độ vay thường xuyên gia tăng , yêu cầu các khoản vay

vượt quá nhu cầu dự kiến

11

TSDB không đủ tiêu chuẩn, giá trị TS bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu TS đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại

12

Có dấu hiệu cho thấy khách hàng chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động SXKD chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán

13 Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều

nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

14 Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các

hoạt động đầu tư dài hạn

STT Dấu hiệu Nhiều T.Bình Ít

1 Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với

mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng

2 Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay

mức độ hoạt động của khách hàng

3

Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bọ văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền…

4 Thay đổi thường xuyên tổ chức của ban điều hành

5 Xuất hiện bất đồng, mâu thuẫn trong ban quản trị, điều hành,

tranh chấp trong quá trình quản lý

6

Xuất hiện các hợp đồng lớn: sẵn sàng từ bỏ các HĐ có giá trị nhỏ và vừa nhưng có khả năng thu được tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm các HĐ có giá trị lớn với các bạn hàng có tên tuổi dù LN thu về có thể ít hơn.

7

Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp, mải mê theo đuổi một sản phẩm không thích hợp về thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác

8 Các dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án

sai dẫn đến đầu tư dự án không hiệu quả

9

Do áp lực nội bộ dẫn đến tung ra các sản phẩm quá sớm khi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 95 -95 )

×