Môi trường hoạt động ngân hàng trong năm qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 29)

Nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng năm 2013 vẫn còn nhiều biến động. Tuy nhiên, tình hình hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể với nhiều thành quả đáng ghi nhận: giảm 2% các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay đều dưới 13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 – 9%/năm, có những DN tốt được vay 7%/năm.

Tỷ giá ổn định, NHNN đã mua vào được lượng lớn ngoại tệ từ phía các NHMT. Tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2013 toàn hệ thống đạt 8,83% so với cuối năm 2012, tuy thấp hơn chỉ tiêu định hướng 12% nhưng chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế cũng được cải thiện rõ rệt.

Cơ cấu tín dụng được tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên: tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%, xuất khẩu tăng 3,32%, công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84% so với cuối năm 2012.

Mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu hiệu giảm nhưng vẫn ở mức cao; Chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; Nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác; Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.

Vấn đề rủi ro tín dụng vẫn là mối lo hàng đầu, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm cần được đẩy mạnh triển khai, rủi ro trong lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng. RRTD thường phát sinh do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khiến người cho vay - ngân hàng - phải gánh chịu các tổn thất tài chính. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đang đòi hỏi phải có giải pháp xử lý cấp bách do RRTD gây ra, cũng như sự cần thiết phải tăng cường khả năng quản lý rủi ro nói chung, RRTD nói riêng.

Tình hình nợ xấu tăng cao trong thời gian gần đây là do kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng phục hồi yếu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản trầm lắng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố chủ quan về phía ngân hàng cũng khiến cho RRTD tăng cao hơn như: hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ còn yếu và mang nhiều yếu tố định tính; việc định giá tài sản đảm bảo chưa chuẩn; công tác kiểm toán nội bộ lỏng lẻo; chưa có hoặc chưa phát huy tốt vai trò của hệ thống cảnh báo sớm…Các yếu tố chứng minh khả năng trả nợ của DN chiếm 70% trọng số; Vì vậy, yếu tố dòng tiền của DN cần được các ngân hàng rất quan tâm, đặt trên cả tiêu chí về TSĐB trong quyết định cấp tín dụng. Ở Việt Nam mặc dù đang có những dấu hiệu dần thay đổi nhưng yếu tố định tính và TSĐB vẫn đứng hàng đầu trong xem xét cho vay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 29)