Tác động âm tính

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 101)

9. Kết cấu của Luận văn

3.4.4. Tác động âm tính

Cơ sở lý thuyết để đánh giá tác động âm tính của chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình là quan điểm của Vũ Cao Đàm đã nêu trong tác phẩm Khoa học chính sách và tác phẩm Kỹ năng phân tích chính sách, trong đó đã nêu: “Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả không phù hợp với mục tiêu của chính sách”. [15; 114].

Chính sách nâng cao nhân lực bằng cách trẻ hóa đội ngũ nhân lực KH&CN của Đài dẫn tới sự bất đồng của đội ngũ nhân lực KH&CN lớn tuổi đối với đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ, chính sự bất đồng này đƣa đến sự di động xã hội của nhân lực KH&CN bằng nhiều cách nhƣ: chuyển công tác sang một đơn vị khác, xin nghỉ hƣu sớm vì mất sức….công bằng mà nói, đây là sự tổn thất lớn cho Đài, vì sự ra đi của họ đồng nghĩa đơn vị mất đi tài sản

vô hình vô cùng quí giá không phải một sớm một chiều mà có đƣợc đó chính là sự trải nghiệm, kinh nghiệm đƣợc tích lũy theo năm tháng trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, mà tài sản này là sự hữu ích cho nhân lực KH&CN trẻ bổ trợ sáng tạo, nền tảng cho tƣ duy, giản lƣợc những bƣớc trong qui trình công nghệ không cần thiết tạo nên sự đột phá trong phát triển chung của Đài.

Đối với những nhân lực KH&CN chƣa có điều kiện di chuyển họ sẽ phản ứng lại bằng cách không nhiệt tình trong truyền đạt những trải nghiệm, kinh nghiệm vốn có của họ cho thế hệ nhân lực KH&CN trẻ dẫn đến khai thác vận hành thiết bị hệ thống máy móc không hiệu quả thậm chí có thể gây hƣ hỏng.

Ngoài ra, xã hội phải gánh chịu trợ cấp lƣơng hƣu cho những nhân lực KH&CN xin nghỉ hƣu sớm mặc dù họ còn khả năng lao động cống hiến cho cơ quan và xã hội bằng những trải nghiệm, kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ đƣợc tích lũy trong quá trình công tác.

Trong tổ chức của đơn vị có những xáo trộn, bất ổn định, một số nhân lực KH&CN mất đi khả năng chuyên sâu trong chuyên môn nghiệp vụ.

Trong tổ chức sẽ xuất hiện “bệnh thành tích theo kiểu mới” của những cá nhân nhân lực KH&CN, họ che đậy sự thật nhƣ: phẩm chất, năng lực, tình trạng thiết bị kỹ thuật, bằng cách cố làm mọi thứ từ các phong trào tạo sự nổi bật, phô bày trƣớc lãnh đạo còn công việc chính yếu chuyên môn nghiệp vụ không trau dồi, không học hỏi và đây chính là một trong những tác nhân cản trở nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình của Đài.

* Kết luận Chƣơng 3

Trong Chƣơng 3 Luận văn đã đề xuất Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu.

- Chính sách liên kết với các tổ chức KH&CN và tích hợp công nghệ phát thanh với công nghệ truyền hình

- Chính sách nâng cao năng lực nhân lực KH&CN của Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu gồm: năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực của nhân lực KH&CN.

- Chính sách hoạt động KH&CN trong đó bao gồm: Chính sách hoạt động tổ chức nghiên cứu và phát triển của Đài, chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình, chính sách liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp. - Chính sách xã hội hóa các nguồn lực tài chính cho công nghệ phát thanh, truyền hình trong đó: phải đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình đồng thời phải xây dựng hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút nguồn lực tài chính xã hội phát triển công nghệ phát thanh, truyền hình cho Đài nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu

KẾT LUẬN

Luận văn Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyền hình Bạc Liêu đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu chủ đạo đặt ra là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, trong đó nhấn mạnh:

- Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình theo hƣớng liên kết với các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình để tiếp nhận công nghệ của các tổ chức có tiềm lực KH&CN mạnh hơn.

- Liên kết tích hợp công nghệ phát thanh và công nghệ truyền hình để giải quyết khâu yếu nhất trong công nghệ có nguyên nhân từ điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu: chƣa thể phủ sóng truyền hình trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Việc tiếp nhận công nghệ Matrox mang tất cả các tính năng cần thiết của công nghệ dựng phi tuyến trong việc sản xuất các chƣơng trình truyền hình (TV program) để liên kết tích hợp với công nghệ BE của Hoa Kỳ, công nghệ này cung cấp biên tập, dàn dựng phi tuyến trong phát thanh (radio program) để đảm bảo những vùng chƣa phủ sóng truyền hình vẫn có thể nghe đƣợc chƣơng trình truyền hình.

- Tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình sau khi áp dụng chính sách công nghệ mà các giả thuyết nghiên cứu đã đề cập đã thể hiện qua việc đánh giá tác động dƣơng tính của chính sách đã đƣợc nêu tại mục 3.4 của chƣơng 3 của Luận văn.

- Tuy nhiên tác động âm tính của chính sách vẫn còn tồn tại nhƣ mục 3.4.4. của Luận văn đã đề cập.

Luận văn Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyền hình Bạc Liêu ngoài việc chứng minh cơ sở khoa học và thực tiễn của giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra, còn làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Văn An (2000), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Bảo (2003), Vì sao KH&CN ở nước ta chưa thực sự đi vào cuộc sống, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 3/2003.

3. Bộ KH&CN, Viện chiến lƣợc và chính sách KH&CN (2003), Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Trần Ngọc Ca (2010), Bài giảng Quản lý công nghệ, dùng cho đào tạo Thạc sĩ Quản lý KH&CN tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Chính phủ , Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành ngày 05/09/2005, Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.

6. Chính phủ, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2006, Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Vũ Đình Cự (1998), KH&CN: thời cơ và thách thức, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Lê Đăng Doanh (2003), Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt nam : Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất Giáo dục, Hà Nội.

11. Vũ Cao Đàm (2006), Bài giảng phân tích chính sách, Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách (CEPSTA).

12. Mai Hà (chủ biên) (2003), Phác thảo chiến lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đặng Thu Hà (2002), Quản lý công nghệ trong nền kinh tế tri thức, Nhà xuất bản Hà Nội.

14. Trần Thanh Lâm (2006), Quản trị công nghệ, Nhà xuất bản Văn hóa. 15. Quốc hội (2013), Luật KH&CN

16. Quốc hội (2006), Luật chuyển giao công nghệ

17. Nguyễn Bá Sinh (2012), Tính hấp dẫn của Báo Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học, mã số: 62 32 01 01, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

18. Hữu Thọ (2013), Tác phẩm báo chí hấp dẫn ở sức mạnh chân lý, Báo Quân đội nhân dân, 20.6.2013

19. Nguyễn Thị Anh Thu (2010), Bài giảng Chính sách phát triển các nguồn lực KH&CN, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Phạm Huy Tiến (2009), Bài giảng Tổ chức KH&CN, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 21. Đào Thanh Trƣờng (2012), Xã hội học khoa học và công nghệ, Bài giảng dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trƣờng Đại học KHXH&NV.

Tiếng Anh

22. Edward Elgar (2011), The New Economics of Technology Policy, Publishing Limited The Lypiatts, ISBN 978 1 84844 349 5

23. OECD (2011), Classification of manufacturing industries into categories based on R&D intensities

24. Oxford University (1993), Shaping Technology Policy for National

Economic Performance, Oxford University Press ISBN 0-309-58407-8

25. Television in the Russian Federation: Organisational Structure, Programme Production and Audience, A Report for the European Audiovisual Observatory, Strasbourg, 2003.

26. UNESCO (2007), Special session on the role of Parliaments (World Science Forum 2007).

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)