9. Kết cấu của Luận văn
3.1.3. Khắc phục những rào cản khi thực thi chính sách liên kết
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, mặt bằng trình độ phát triển công nghệ tại Việt Nam đang ở mức thấp, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu cơ bản sẽ mang đến độ rủi ro cao, đặc biệt là một cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Đài Phát thanh,truyền hình Bạc Liêu. Hiện nay, để sản xuất một chƣơng trình phát thanh, truyền hình có định dạng mới Đài sẽ phải nâng cấp hoặc đầu tƣ một dây chuyền công nghệ mới hoàn chỉnh phù hợp. Xét các yếu tố năng lực công nghệ hiện tại, trình độ nhân lực KH&CN, khả năng hoạt động nghiên cứu, cơ sở hạ tầng của tổ chức R&D… thì chính sách tập trung nâng cấp, cải tiến công nghệ hoặc đầu tƣ mới là một hƣớng đi phù hợp với xu thế.
Để tập trung cho chiến lƣợc phát triển này cần có các giải pháp sau: - Lựa chọn công nghệ phù hợp, đây là một trong những yếu tố giúp nâng cao năng lực biên tập sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã góp phần làm cho thị trƣờng công nghệ trên thế giới trở nên sôi nổi và đa dạng. Chính sự đa dạng này đòi hỏi Đài phải xây dựng các tiêu chí cụ thể rõ ràng để thúc đẩy
việc lựa chọn công nghệ diễn ra chính xác, đạt hiệu quả cao. Các tiêu chí đƣợc xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản sau:
+ Thông tin chi tiết kỹ thật của hệ thống máy móc, dây chuyền thiết bị chuẩn bị đầu tƣ, đây là yếu tố quan trọng trong công tác lựa chọn công nghệ.
+ Đánh giá phân tích chiến lƣợc phát triển công nghệ với nhu cầu phát triển sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình của Đài trên thực tế.
+ Trình độ năng lực công nghệ hiện có so với trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới.
+ Dự báo lộ trình phát triển công nghệ. Hiện nay, với sự phát triển tốc độ của KH&CN đã làm rút ngắn đáng kể vòng đời công nghệ, việc đầu tƣ hệ thống thiết bị, dây chuyền sản xuất mà không đánh giá đƣợc tiến trình phát triển công nghệ trong thời gian tới (mang tính tƣơng đối) sẽ tạo ra nhiều rủi ro, thất bại cho Đài trong quá trình đầu tƣ đổi mới công nghệ.
+ Khả năng nâng cấp, cải tạo và tƣơng thích giữa công nghệ đang sử dụng và công nghệ chuẩn bị đầu tƣ hiệu quả..
Ví dụ: để chuyển đổi từ công nghệ analogue sang digital bằng hình thức số hóa hoàn toàn thiết bị sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình thì Đài sẽ phải xây dựng lộ trình chuyển đổi và kinh phí đầu tƣ lên đến hàng chục tỷ đồng. Trong quá trình thay đổi công nghệ thì Đài vẫn phải tính toán hoạch định phải có sự tƣơng thích giữa công nghệ cũ và công nghệ mới, khả năng nâng cấp của công nghệ mới và công nghệ mới hơn.
- Đánh giá thêm các yếu tố: xuất xứ công nghệ, kinh phí đầu tư đổi mới công nghệ, hiệu suất, độ bền và độ tin cậy, tính an toàn và tiết kiệm…
- Đổi mới cơ chế tài chính cho phù hợp hoạt động chuyển giao công
nghệ. Vì hiện nay, cơ chế quản lý tài chính và cơ chế quản lý KH&CN vẫn chƣa thật sự tạo môi trƣờng thuận lợi nhằm làm cho mối liên kết giữa KH&CN với sản xuất chƣơng trình trở thành mối quan hệ hữu cơ. Từ năm 2006 ủy ban nhân tỉnh Bạc Liêu cho phép Đài thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP và hƣớng dẫn thông tƣ 71/2006/TT- BTC của bộ tài chính quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập, đây là một bƣớc tiến quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Đài, nó đã tạo ra cơ chế mở thoáng hơn, chủ động hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hoạt động KH&CN của Đài trong đó bao gồm hoạt động chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, để tạo bƣớc đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong hoạt động chuyển giao công nghệ thì cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính:
- Giản lược và rút ngắn thời gian thẩm định, kiểm tra thủ tục, giải trình, cấp phép đầu tư dự án. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của KH&CN đã làm giảm vòng đời công nghệ, trung bình vòng đời công nghệ có thời gian khoảng bốn năm đến năm năm, vì thế yếu tố thời gian là chìa khóa quan trọng trong kỷ nguyên số ngày nay. Đối với một cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu thì thời gian để hoàn thành một dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ mất khoảng hai năm đến ba năm (chưa bao gồm các yếu tố: thời gian nghiên cứu, thời gian thi công cơ sở hạ tầng, thời gian để có thể vận hành thuần thục dây chuyền sản xuất tạo hiệu quả như thiết kế…), cá biệt có những dự án khi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ để đƣa vào sản xuất cũng là lúc thị trƣờng công nghệ cho ra sản phẩm công nghệ cao hơn. Tóm lại, để tăng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong đầu tƣ công nghệ, để có thể theo kịp xu hƣớng phát triển của thị trƣờng công nghệ, cần phải hiệu chỉnh và hợp lý hóa qui trình đầu tƣ để dự án triển khai đạt đƣợc độ chính xác cao trong thời gian sớm nhất.
- Đổi mới phương thức tính thời gian khấu hao thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm phát thanh, truyền hình. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, hiện nay vòng đời công nghệ ngày càng ngắn nhƣng việc tính thời gian khấu hao máy móc, thiết bị đầu tƣ lại không đƣợc điều chỉnh lại cho phù hợp, có những thiết bị, dây chuyền sản xuất có thời gian khấu hao từ 10 đến 15 năm hoặc hơn nữa, trong khi vòng đời công nghệ khoảng bốn năm đã lỗi thời. Vì thế, đối với những trƣờng hợp này để đƣợc duyệt đầu tƣ đổi mới công nghệ thì trên thị trƣờng công nghệ đã cho ra đời dòng sản phẩm thứ hai hoặc thứ ba so với hệ thống của Đài đang sử dụng.
- Mở rộng ủy quyền quyết định đầu tư để Đài có thể chủ động trong đầu tư, mua bán, chuyển giao công nghệ. Hiện nay, Giám đốc Đài đƣợc UBND tỉnh Bạc Liêu ủy quyền quyết định đầu tƣ và đƣợc quyền chủ động mua sắm công nghệ theo thông tƣ 63/TT-BTC của Bộ Tài chính với kinh phí đƣợc trích từ Quỹ phát triển sự nghiệp Đài. Tuy nhiên, Đài lại thƣờng nhận chuyển giao dây chuyền công nghệ từ nƣớc ngoài với giá trị đầu tƣ thuộc nhóm dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh điều này sẽ hạn chế sự chủ động của Đài và kéo dài thời gian đầu tƣ công nghệ.
Tiềm năng của KH&CN của Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu chƣa thật sự phát huy phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Đài, đồng thời cũng chƣa tạo ra đƣợc năng lực KH&CN cần thiết để đáp ứng những yêu cầu mới phù hợp với thời đại thông tin. Trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển và tòan cầu hoá thì những yêu cầu mới trở nên hết sức khó khăn cho hoạt động KH&CN của Đài nếu chỉ hoạt động mang tính độc lập, cục bộ hoặc sự liên kết với các tổ chức xã hội chƣa đủ mạnh. Chính vì thế, việc cần phải liên kết, giao lƣu hợp tác với các đơn vị hoạt động nghiên cứu triển khai chuyên nghiệp sẽ tận dụng đƣợc chất xám của đội ngũ nhân lực KH&CN có năng lực để đẩy nhanh quá trình chuyển giao, làm chủ công nghệ mới.
Đài nên có chính sách liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp trong và ngoài nƣớc thông qua các hình thức:
- Trong nƣớc: liên kết với các trƣờng đại học đa ngành và chuyên ngành, Viện nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động tƣ vấn, môi giới đầu tƣ, mua bán, chuyển giao công nghệ…
- Ngoài nƣớc: Tạo mối quan hệ liên kết với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu danh tiếng, các công ty tƣ vấn nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phát thanh, truyền hình. Đó cũng chính là một phần trong chủ trƣơng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa và chủ động hội nhập phát triển.
Chính sách liên kết này sẽ mang đến cho Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu những thuận lợi trong thúc đẩy hoạt động KH&CN:
- Tận dụng đƣợc chất xám, kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ… đến từ các nguồn lực xã hội.
- Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN Đài thông qua việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu triển khai dự án.
- Bổ sung, mở rộng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong chiến lƣợc thông tin quốc gia đến năm 2015, vị trí của thông tin đã đƣợc nhìn nhận ở một vai trò đặc biệt quan trọng : “Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Sự chênh lệnh về trình độ phát triển thông tin giữa các nước là một đặc điểm về quy mô và trình độ phát triển trong thời kỳ cách mạng KH&CN. Nước nào không vượt qua được những thách thức về thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ. Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả.”. Tóm lại, trong thời đại bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu nhƣ hiện nay, việc đòi hỏi phải nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới, những nguồn thông tin mới, đa chiều để bảo đảm không bị tụt hậu nhằm tiếp tục giữ vững định hƣớng phát triển là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
- Tiếp cận cách tổ chức công tác nghiên cứu hiện đại, khoa học của các quốc gia tiên tiến trên thế giới để có thể dần theo kịp với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.
- Nâng cao vai trò, vị thế của Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long của nghành phát thanh, truyền hình Việt Nam, trong mối quan hệ song phƣơng, đa phƣơng với các Đài Phát thanh, truyền hình trong khu vực, trong cộng đồng KH&CN…