Nâng cao năng lực của nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 88)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Nâng cao năng lực của nhân lực KH&CN

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu cần phải đổi mới thực sự.. Nhƣ các vấn đề nêu ở chƣơng 2 nhiệm vụ có tính quyết định đối với tổ chức chính là phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải thật hiệu quả bởi vì những hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển, lựa chọn công nghệ, cải tiến chƣơng trình, cải tạo qui trình công nghệ, thiết kế hệ thống… phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhân lực có “chất” ở trình độ. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời, cụ thể là nhân lực KH&CN, nhất là nhân lực quản lý KH&CN. Công tác đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực này nhằm mục đích tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng lực của từng cá nhân đƣợc đào tạo đồng thời nó cũng tác động gián tiếp vào năng lực làm chủ các qui trình sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình; các qui trình biên tập và kết quả mong muốn của công việc này các sản phẩm phát thanh, truyền hình chất lƣợng cao nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh truyền hinh Bạc Liêu.

Công việc đào tạo này đã thể hiện sự đúng đắn trong tƣ duy, trong chiến lƣợc phát triển toàn diện của các nhân lực quản lý KH&CN của Đài. Tuy nhiên, cần phải nâng lên tầm chính sách đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của Đài lâu dài và cần phải có sự đổi mới để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất nhƣ:

- Sau khi giai đoạn đào tạo mang tính dàn trải, phổ cập nhằm hoàn thành bƣớc đầu tiên và cơ bản trong việc làm chủ các giai đoạn nhƣ: công nghệ phát thanh, công nghệ truyền hình, công nghệ biên tập, đƣợc chuyển giao đó là khả năng khai thác thiết bị kỹ thuật, vận hành dây chuyền, khả năng cải tiến dây chuyền thì phải làm công tác đánh giá, thẩm định, sàn lọc và tập trung đào tạo chuyên sâu cho những nhân lực KH&CN nổi bật. Trong từng giai đoạn khác nhau, công tác đào tạo sẽ qui hoạch, chọn lọc và mang đến những nhân lực KH&CN có năng lực phù hợp.

- Hiện nay, khi chƣa có chính sách ƣu đãi để thu hút nguồn lực chất lƣợng cao, các chuyên gia đầu ngành từ nguồn lực xã hội thì Đài nên có chính sách tập trung đào tạo dài hạn, có định hƣớng đối với nhóm nhân lực KH&CN có năng lực, trong đó nên ƣu tiên phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ tuổi vì ở họ ngoài nhƣợc điểm là chƣa có điều kiện tích lũy nhiều kinh nghiệm nhƣng ở họ có những ƣu điểm mà nhân lực lớn tuổi khó theo kịp đó là khả năng nắm bắt, đón nhận, sự nhạy bén trong tiếp cận công nghệ mới, sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công việc, thời gian và khả năng cống hiến cho tổ chức... Khi có sự cân đối tỷ lệ hợp lý giữa nhân lực lớn tuổi nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và nhân lực trẻ tuổi, năng động và có năng lực trong việc đào tạo chuyên sâu, dài hạn sẽ hình thành cho Đài một đội ngũ chuyên gia hoạt động có chiều sâu trong lĩnh vực công nghệ Phát thanh, truyền hình. Kinh phí đầu tƣ cho đào tạo dài hạn có thể trích từ nguồn kinh phí dùng cho công tác đào tạo hằng năm của Đài hoặc từ nguồn kinh phí của UBND Bạc Liêu bằng cách khuyến khích, tạo điều kiện cho nhóm nhân lực trẻ trong diện qui hoạch đào tạo chuyên sâu. Song song cần phải tổ chức đánh giá hiệu quả chuyên môn, hiệu quả kinh tế ngay sau các khóa đào tạo.Công việc đánh giá này một mặt làm cơ sở thẩm định, qui hoạch nhân lực để đào tạo, loại bỏ ngay những đối tƣợng không phù hợp với chƣơng trình đào tạo tránh gây lãng phí về thời gian của ngƣời đƣợc đào tạo đồng thời tiết kiệm kinh phí cơ quan, mặt khác sau mỗi lần đánh giá, thẩm định có thể nhanh chóng thay đổi nội dung đào tạo cho phù hợp yêu cầu chuyên môn, sát với thực tế hoạt động KH&CN của đơn vị.

Nhằm để bổ sung thêm các giải pháp đổi mới cách thức chuyển giao công nghệ thông qua việc nâng cao năng lực của đội ngũ KH&CN trong tiếp nhận và làm chủ công nghệ phát thanh, truyền hình của Đài, tác giả đã thực hiện phỏng vấn một Nhà quản lý.

Câu hỏi: Xin Ông cho biết giải pháp nào nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN trong công nghệ phát thanh, truyền hình do Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu được chuyển giao công nghệ?

Trả lời:

1. Như chúng ta đã biết, sản phẩm Phát thanh, truyền hình là các chương trình phát thanh, truyền hình được tạo ra dựa trên các qui trình công nghệ hoàn chỉnh, các dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình hiện đại.

2. Khi nói đến giải pháp để nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực KH&CN công nghệ phát thanh, truyền hình do Đài Phát thanh,Truyền hình Bạc Liêu được chuyển giao công nghệ cần phải chú trọn những điều cơ bản:

2.1. Cần phải nâng cao khả năng khai thác và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình.Đặc biệt lưu ý các yếu tố then chốt như: thông tin phải đầy đủ, chặt chẽ, các tính năng, công suất của thiết bị phải rõ ràng, chi tiết,cụ thể… vì đây là những yêu cầu tối thiểu nhất để có thể khai thác và vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất .Bên cạnh, công tác đào tạo trong giai đoạn này có vai trò quyết định quan trọng vì với một dây chuyền công nghệ hoàn toàn mới thì một chương trình đào tạo bài bản, khoa học sẽ hệ thống hóa chi tiết, toàn bộ các thông tin giúp nhân lực KH&CN có thể dễ dàng tiếp cận và nhanh chóng khai thác và vận hành hệ thống một cách trơn tru, thuần thục. 2.2. Cần phải nâng cao năng lực duy tu, bảo trì hệ thống dây chuyền sản xuất, phải biết kết hợp giữa kết quả đào tạo trong quá trình chuyển giao công nghệ và thực tế khai thác vận hành

dây chuyền sản xuất nhằm sàn lọc, phát hiện, qui hoạch đào tạo chuyên sâu, bổ sung thêm kiến thức cho các nhân lực KH&CN nổi bật để có thể xây dựng qui trình duy tu, sửa chữa, bảo trì ở một chuẩn mực nào đó đối với thực tế hoạt động sản xuất.

2.3. Cần phải nâng cao năng lực sáng tạo, cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ. Do Đài Phát thanh,truyền hình Bạc Liêu thông thường nhận chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình công nghệ từ nước ngoài. Tuy nhiên, do đặc thù về văn hóa khác nhau của vùng miền có thể dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh lại không phù hợp với thực tế của Bạc Liêu hoặc Việt Nam, nên việc phải cải tạo lại qui trình công nghệ là một việc làm đòi hỏi hàm lượng tri thức cao với đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao dựa trên những thông tin chi tiết, thiết kế của dây chuyền và thực tế vận hành hệ thống để có thể phát hiện qui trình mắc lỗi hệ thống hay mắc xích, lỗi phần cứng hay phần mềm… để tiến hành cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ được chuyển giao.

Ví dụ: dây chuyền sản xuất tin tức nhập 100% từ Tây Ban Nha phải cải tạo lại cho phù hợp với thực tế sản xuất hoặc chƣơng trình phát thanh, truyền hình trực tiếp cuộc thi “Dạ cổ hoài lang” đƣợc mua bản quyền từ nƣớc ngoài nhƣng phải đƣợc cải biên lại cho phù hợp với phong cách, thị hiếu của ngƣời Bạc Liêu…

2.4. Cần phải có năng lực tự thiết kế và xây dựng tạo nên dây chuyền sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, đây là dạng năng lực cao nhất vì với đặc thù của Đài, một chương trình phát thanh, truyền hình là một sản phẩm của một thiết kế nào đó nên việc có thể tự xây dựng, tự thiết kế qui trình mới để tạo ra sản phẩm mới đó là thể hiện năng lực cao nhất của một hoặc một nhóm nhân lực KH&CN của Đài.

Ví dụ: chƣơng trình phát thanh trực tiếp theo yêu cầu “giai điệu dạ cổ hoài lang”, phát thanh, truyền hình trực tiếp “Đồng hành cùng bạn nhà nông” hay chuyên mục ” Nhịp cầu nhân ái”… là những sản phẩm phát thanh, truyền hình của Đài Truyền hình Bạc Liêu…”

Nhằm thuyết phục thêm các giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất chƣơng phát thanh, trình truyền hình tác giả đã thực hiện phỏng vấn Nhà quản lý phụ trách khung chƣơng trình phát sóng.

Câu hỏi: Xin Bà cho biết giải pháp nào để có thể nâng cao tính hấp dẫn chương trình của Đài chương trình phát thanh, truyền hình của Đài?

Trả lời:

1. Hiện nay, các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài trực tiếp quản lý, sản xuất phục vụ cho 2 kênh phát sóng, phát liên tục 24/24 giờ mang thương hiệu BTV. Vì thế, áp lực về chất lượng, số lượng và tính đa dạng của các sản phẩm phát thanh, truyền hình được đặt lên vai đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý và toàn thể nhân lực KH&CN của Đài, nhằm đảm bảo một cách tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao và phục vụ cho nhu cầu giáo dục, văn hóa, giải trí… ngày càng đa dạng và có chiều sâu của các tầng lớp nhân dân tại tỉnh.

2. Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kì một dây chuyền công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình nào. Bởi vì dây chuyền công nghệ cho dù có tiên tiến hiện đại đến đâu nhưng với đội ngũ nhân lực không có đủ năng lực làm chủ thì sản phẩm của nó - sản phẩm phát thanh, truyền hình - sẽ “méo mó xấu xí” và không đạt chất lượng như mong muốn. Thậm chí dây chuyền công nghệ đó sẽ trở thành phế liệu.

3. Phải đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân lực KH&CN của Đài để có thể nắm rõ đầy đủ các tính năng, chức năng nhằm khai thác vận hành dây chuyền sản xuất một cách sáng tạo và

hiệu quả nhất và họ phải có đủ năng lực cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ cho phù hợp với thực tế sản xuất hoặc có thể ứng dụng, áp dụng công nghệ mới để nâng cấp dây chuyền sản xuất chương trình Phát thanh, truyền hình đang sử dụng.

4. Chú trọng dự báo công nghệ. Thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại của KH&CN nên việc phân tích kỹ càng công nghệ sẽ đem lại nhiều lợi thế lớn trong hoạch định chiến lược phát triển của Đài, trong đó bao gồm chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ nhằm phục vụ cho công tác sản xuất chương trình Phát thanh, truyền hình của Đài.

* Theo tôi, nếu chúng ta thực hiện tốt những điều đã nói thì chương trình phát thanh truyền hình sẽ hấp dẫn và có nhiều công chúng ủng hộ!

(Nữ, 51 tuổi, Phó Trưởng phòng chương trình)

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2 của Luận văn, tác giả đã nêu lên hình thức biên chế đã mang lại những khó khăn nhất định trong việc sử dụng nhân lực KH&CN, nhiều trƣờng hợp khi đã vào đƣợc biên chế của Đài thì đã có ngay suy nghĩ là từ nay cho đến khi về hƣu cũng sẽ không bị đào thải ngay cả khi không cần phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên môn. Điều này đã mang đến những tác động xấu cho sự phát triển chung của Đài:

- Đặc điểm nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ chung của các nhân lực KH&CN Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu là tham gia vào một qui trình, một dây chuyền sản xuất công nghệ phát thanh, truyền hình để góp phần tạo nên các sản phẩm phát thanh, truyền hình. Một sản phẩm phát thanh, truyền hình hoàn thiện và có chất lƣợng đƣợc dựa trên một công nghệ tiên tiến, một qui trình sản xuất hiện đại, hợp lý, một hệ thống dây chuyền công nghệ vận hành trơn tru, một sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm (trong đó yếu tố sáng tạo của con ngƣời đóng một vai trò quan trọng)... Tuy nhiên, khi nhân lực KH&CN trong dây chuyền sản xuất đó không còn nhiệt huyết, sức ì tâm lý cao, không còn động lực sáng tạo và không đủ năng lực để theo

kịp với sự đổi mới công nghệ, sự thay đổi của qui trình sản xuất thì đó chính là một mắc xích yếu của cả một hệ thống. Chính mắc xích này có thể tạo ra một sản phẩm chất lƣợng kém từ một qui trình sản xuất không hợp lý cho dù có sở hữu một dây chuyền công nghệ thuộc loại hiện đại nhất thế giới. Đối với trƣờng hợp này, việc duy nhất để đƣa hệ thống vận hành xuyên suốt, ổn định cần phải thay đổi ngay tại mắc xích yếu nhất đồng nghĩa là phải thay đổi về yếu tố con ngƣời hoặc hiểu theo một nghĩa khác là đào thải hoặc chuyển công tác những nhân lực KH&CN không đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, không còn nhiệt huyết, không có ý chí cầu tiến... cho sự nghiệp phát triển chung của Đài.

- Tạo ra môi trƣờng làm việc căng thẳng, thiếu công bằng, không thoải mái giữa các nhân lực KH&CN hoạt động chung của Đài. Vì trong cùng một dây chuyền sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình các nhân lực KH&CN không thuộc biên chế (dạng hợp đồng) phải làm việc cật lực không kể thời gian, với tâm lý sợ bị đào thải bởi không có gì để bảo đảm (thậm chí phải gánh vác luôn phần việc của các biên chế), điều này vô hình chung đã tạo nên những đối kháng giữa hai lực lƣợng lao động: làm việc theo hợp đồng (lƣơng thấp, việc nhiều, áp lực cao...) và đội ngũ biên chế (lƣơng cao, chế độ tốt, mức độ cống hiến thấp...).

Tóm lại, trong quá trình tồn tại và phát triển, do tác động của cuộc cách mạng KH&CN, do nhiệm vụ chính trị đƣợc giao cũng nhƣ áp lực nâng cao chất lƣợng và đa dạng các sản phẩm phát thanh, truyền hình nhằm phục vụ nhu cầu giáo dục, văn hóa, giải trí của các tầng lớp nhân dân… Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu chỉ còn con đƣờng duy nhất phải vƣơn lên khẳng định mình bằng đổi mới công nghệ, đƣa công nghệ tiên tiến áp dụng vào quá trình sản xuất chƣơng trình, biên tập chƣơng trình tạo năng suất lao động cao, chất lƣợng sản phẩm phát thanh, truyền hình đáp ứng đƣợc yêu cầu của khán thính giả. Cho nên, nếu bất kỳ nhân lực KH&CN nào của Đài không có đủ năng lực khai thác vận hành các thiết bị kỹ thuật, qui trình sản xuất đƣợc áp dụng công nghệ cao thì họ phải tự có ý thức làm mới bản thân, có tự ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với công nghệ mới,

không thì họ sẽ phải chuyển vào đội ngũ thất nghiệp hoặc họ bị đào thải do đổi mới công nghệ. Đƣơng nhiên, đây cũng là sự tất yếu chiều hƣớng phát triển phù hợp với thời đại, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập quốc tế và tiếp thu văn hóa đa chiều nhƣ hiện nay ( đây là một việc làm bình thƣờng của một doanh nghiệp tƣ nhân hay tập đoàn trong nƣớc). Mặc dù việc làm này mang tính cấp bách nhƣng không nên hấp tấp vội vàng áp dụng mà nó đòi hỏi phải có sự khéo léo, có lộ trình thực hiện cụ thể và phải có thời gian đƣợc nghiên cứu sâu.

Cần phải có chính sách liên kết đào tạo nhằm tiến tới thành lập trường đại học chuyên đào tạo về nghiệp vụ phát thanh, truyền hình. Hiện nay, ngoài trƣờng trung cấp kỹ thuật phát thanh, truyền hình và một trƣờng cao đẳng phát thanh, truyền hình nhƣng chƣa có trƣờng đại học đào tạo chuyên môn ngành phát thanh, truyền hình trong cả nƣớc. Đối với nhân lực KH&CN của Đài đến từ khối biên tập chủ yếu đƣợc đào tạo ở các chuyên ngành báo chí, xã hội học… của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM trong khi đó các nhân lực KH&CN thuộc khối kỹ thuật đến từ các trƣờng trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên ngành đào tạo: điện – điện tử, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin… Do chƣa có một trƣờng đại học chuyên đào tạo các biên tập, kỹ sƣ

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)