Xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình phát thanh,truyền hình

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 76)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình phát thanh,truyền hình

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhƣ hiện nay việc đẩy mạnh xã hội hóa phát thanh, truyền hình sẽ tạo ra những bƣớc ngoặc quan trọng trong việc phát triển ngành phát thanh, truyền hình Việt Nam nói chung và Đài Phát thanh,truyền hình Bạc Liêu nói riêng.

Xét về khía cạnh sản xuất, sản phẩm phát thanh, truyền hình mang hàm lƣợng sáng tạo cao, mỗi sản phẩm trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất đều đòi hỏi phải có sự thay đổi, sự sáng tạo hình thức lẫn nội dung nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mang lại nét mới lạ, tính hấp dẫn trong sản phẩm để thu hút lƣợng khán thính giả nghe và xem phát thanh, truyền hình. Với đòi hỏi cả về chất lƣợng, số lƣợng và tính đa dạng phong phú của sản phẩm phát thanh, truyền hình phục vụ cho 2 kênh phát sóng liên tục 24/24 giờ thì Đài khó có thể đáp ứng cả về yếu tố con ngƣời, dây chuyền và thiết bị sản xuất. Trong đó, ta thấy yếu tố con ngƣời vẫn đóng vai trò trọng tâm, then chốt, vì hàm lƣợng sáng tạo liên quan chặt chẽ đến yếu tố con ngƣời, khi con ngƣời đã có sức ì, không có sự đổi mới và làm việc theo lối mòn thì sự sáng tạo của họ sẽ mất đi, sự đơn điệu nhàm chán, trùng lắp của chƣơng trình đây cũng chính là thời điểm cần phải thay thế bằng một đội ngũ nhân lực KH&CN mới năng động hơn, nhiệt huyết và sáng tạo hơn, đây là một trong những điều khó thực hiện trong mô hình biên chế của cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Đài Phát thanh ,truyền hình Bạc Liêu. Do đó, việc thiết lập sự liên kết giữa các Đài Phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp tƣ nhân để thu hút đƣợc nguồn nhân lực xã hội, đẩy mạnh hợp tác sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình là một giải pháp tốt để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sáng tạo.

Xét về khía cạnh công nghệ, việc liên kết với đơn vị ngoài sẽ làm giảm áp lực trong việc đầu tƣ công nghệ mang tính dàn trải, chia sẻ năng lực công nghệ giữa các đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cho Đài tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng lực cải tiến, cải tạo qui trình công nghệ

tiến tới xây dựng và thiết kế dây chuyền công nghệ mới. Đây là hƣớng đi phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ phát thanh, truyền hình ở Việt Nam.

Xét về khía cạnh tài chính, việc liên kết với các đơn vị ngoài sẽ làm giảm chi phí về nhân lực (không phình to biên chế, tạo điều kiện tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực KH&CN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có năng lực cao), chi phí đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất chƣơng trình. Trong đó, giảm đáng kể nhất là chi phí sản xuất chƣơng trình thông qua việc hợp tác sản xuất, trao đổi, mua bán, đặt hàng sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình với các Đài Phát thanh, truyền hình trong nƣớc, các đơn vị, tổ chức trong xã hội và ngoài nƣớc

Một khía cạnh tài chính khác của việc xã hội hóa hoạt động sản xuất chƣơng trình Phát thanh, truyền hình cũng đánh giá và định lƣợng một cách khoa học mối quan hệ giữa “cung” và “cầu” dựa vào phƣơng pháp đo số lƣợng khán giả xem truyền hình tại một số giờ nhất định ( khung giờ vàng) hoặc đánh giá thông qua số lƣợng doanh thu quảng cáo của chƣơng trình từ đó có sự điều chỉnh về qui mô cũng nhƣ chi phí đầu tƣ cho hoạt động sản xuất hoặc có thể ra quyết định “khai trừ” các chƣơng trình Phát thanh, truyền hình không đạt đƣợc mức độ thỏa mãn của khán giả đối với chƣơng trình.của Đài.

Tóm lại, việc đẩy mạnh xã hội hóa vào hoạt động sản xuất chƣơng trình Phát thanh, truyền hình bằng hình thức thu hút các nguồn lực xã hội bao gồm: vật lực, tài lực, nhân lực… là một nhu cầu tất yếu để phát triển chung cho Đài. Mặt khác góp phần từng bƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh cả về chất lƣợng chƣơng trình, kỹ thuật công nghệ cao và dịch vụ, đồng thời cũng giảm áp lực đầu tƣ các dây chuyền sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình cho Đài, phát huy hết khả năng, năng lực công nghệ và cuối cùng là huy động đƣợc sự đóng góp của xã hội đối với các chƣơng trình của Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)