9. Kết cấu của Luận văn
2.2. Nhân lực khoa học và công nghệ của Đài phát thanh,truyền hình Bạc Liêu
thức phát sóng. Sau gần 15 năm phát triển trên cơ sở vật chất, nhân lực KH&CN khiêm tốn cho đến nay Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu đã xây dựng và phát triển với một tòa nhà trung tâm cao năm tầng, một phim trƣờng 150 m3, các phòng dựng âm thanh phi tuyến, các phòng dựng hình ảnh phi tuyến, các phòng thể hiện và khu làm việc của các phòng ban khác khang trang không kém phần. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ngày càng nhiều với năng lực, trình độ chuyên môn nâng cao.
Với sự phát triển xã hội hiện nay, là sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã mang đến sự thay đổi toàn diện của Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu. Ngoài nhiệm vụ trọng yếu tuyên truyền, dân vận đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc thông qua thể hiện thông tin, giáo dục nâng cao dân trí cho khán thính giả, Đài còn có khả năng tự vận động tạo thêm nguồn thu tài chính từ các chƣơng trình quảng cáo chính điều này đã mang đến sự thay đổi cơ bản nhƣ:
- Hệ thống thiết bị đƣợc nâng cấp, đầu tƣ mới theo hƣớng chuyên dụng theo định hƣớng phát triển lâu dài của nghành phát thanh, truyền hình quốc gia và khu vực trên thế giới.
- Qui trình sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện.
2.2. Nhân lực khoa học và công nghệ của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu Bạc Liêu
2.2.1. Khái quát về nhân lực khoa học và công nghệ của Đài
Nhân lực KH&CN của Đài phát thanh, truyền hình Bạc liêu tính đến thời điểm ngày 31 tháng 06 năm 2013, tổng số cán bộ công nhân viên chức 125 ngƣời ( không bao gồm: tài xế,bảo vệ, tạp vụ ). Theo OECD trong đó gồm có các nhân viên biên chế và các nhân viên hợp đồng. Ngoài ra còn có
các cộng tác viên nhƣng hầu hết công việc mang tính theo thời vụ nên chỉ đƣợc xem là nguồn lực của Đài.
Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu là một đơn vị sự nghiệp có thu và đảm chi một phần, hoạt động theo luật báo chí, luật viễn thông trực thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu, với đội ngũ nhân lực KH&CN khá đông so với các đơn vị khác trong tỉnh, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học 65%, trình độ trung cấp 35%, sau đại học không có.
35% 65% Nhân lực công nghệ trình độ trung cấp Nhân lực công nghệ trình độ đại học
(Biểu đồ trình độ nhân lực KH&CN)
Nhƣng cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 78% ( không có sau đại học) đƣợc xem chƣa hợp lý, chính điều này đã ít nhiều gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách công nghệ và quản lý công nghệ.
78% 22% Cán bộ quản lý có trình độ trung cấp Cán bộ quản lý có trình độ đại học Biểu đồ CBQL (Biểu đồ cán bộ quản lý)
Mặt khác, sự bảo hộ của biên chế nhà nƣớc là một trong những lực cản trở lớn đem lại khó khăn trong việc sử dụng nhân lực KH&CN của Đài. Vì một số cá nhân đã vào biên chế chỉ làm việc hết giờ, chây lƣời trong công
việc và khó bị đào thải ngay khi không hòan thành nhiệm vụ. Ngƣợc lại, có những nhân lực KH&CN chƣa vào biên chế nhà nƣớc, họ phải làm việc cật lực không kể thời gian, vì những nhân lực này luôn dễ bị đào thải ( ngƣng hợp đồng) và phần lớn đây là những nhân lực KH&CN trẻ, đầy năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, cống hiến lâu dài và là lực lƣợng nòng cốt cho sự phát triển của Đài về sau. Đây là sự mâu thuẫn giữa hai lực lƣợng lao động.
Hiện nay, sự phát triển tốc độ của công nghệ số trở nên thông dụng, nên sự cạnh tranh gay gắt trong công nghệ phát thanh, truyền hình là điều tất yếu, mặt khác phát thanh, truyền hình phải cạnh tranh với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác. Vì vậy, sự đòi hỏi về trình độ của nhân lực KH&CN luôn luôn nâng cao “chất” thực sự là điều tất yếu, nhất là đội ngũ nhân lực KH&CN, hoạch định chính sách, quản lý KH&CN cần thật sự có năng lực hơn. Đây là một phần quan trọng góp vào nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình Bạc Liêu.
Biên chế Hợp đồng
- Khó đào thải
- Làm việc theo giờ hành chánh - Chế độ ƣu đãi tốt - Lƣơng ổn định cao - Việc ít, mức độ áp lực thấp - Cống hiến có chừng mực - Dễ đào thải - Làm việc cật lực - Chế độ ƣu đãi thấp
- Lƣơng không ổn định cao - Việc nhiều, mức độ áp lực cao - Cống hiến cao
( Bảng so sánh)
Do lịch sử phát triển Đài ( tách Đài đến nay ), tỷ lệ 35% trình độ trung cấp tạo nên mặt bằng nhân lực KH&CN chƣa đồng đều, bên cạnh đó tỷ lệ nhân lực trẻ ở độ dƣới 30 tuổi không vƣợt quá 20% đây là một sự bất lợi cho
lớp kế thừa nhân lực KH&CN của Đài. Vì nhân lực KH&CN trẻ (dƣới 30 tuổi) có khả năng thích ứng tốt với công nghệ mới, tiếp cận nhanh chóng, tính năng động và sáng tạo luôn đƣợc phát huy mạnh mẽ ở giai đoạn tuổi này. Song song, nhân lực KH&CN trẻ luôn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ: Thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, xử lý vấn đề còn mang tính trƣờng lớp khuôn mẫu cứng nhắc, chƣa uyển chuyển phù hợp vấn đề, hấp tấp và chƣa cẩn trọng trong công tác chuyên môn; Chính vì vậy, cần phải có một lực lƣợng nhân lực KH&CN đứng tuổi chính chắn ( khoảng từ 31 đến 55 tuổi), có trải nghiệm thực tế, có trình độ chuyên môn tốt và một đạo đức lao động tốt để chỉ dẫn kèm cặp; Khiếm khuyết này sẽ đƣợc bù đắp nhanh chóng khi đƣợc sự quan tâm đúng mức của các nhà hoạch định chính sách, nhân lực quản lý công nghệ.
Ngoài ra, vẫn tồn tại một số nhân lực KH&CN đi trƣớc chỉ dẫn kèm cặp cho nhân lực KH&CN trẻ ở mức độ chừng mực; Vì họ mang tâm lý sẽ bị lấn át, thay thế bởi nhân lực KH&CN trẻ. Đây là một thực tế gây khó khăn cho việc nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình cho bạn nghe và xem Đài.