Lịch sử hình thành công nghệ phát thanh,truyền hình

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 26)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Lịch sử hình thành công nghệ phát thanh,truyền hình

Trong lịch sử hình thành và phát triển lĩnh vực báo chí tại Việt Nam, các loại hình báo chí đều có một đặc điểm chung là muốn truyền tải thông tin đến đối tƣợng, để thực hiện đƣợc điều đó thì cần phải có phƣơng tiện mang thông tin trung gian (Media of Communication) hay gọi tắt là phương tiện truyền thông (Media). Bao gồm của tất cả các thông tin đầu vào, dây chuyền xử lý để có đƣợc thông tin đầu ra, và cuối cùng là thông tin đƣợc truyền tải đến ngƣời thụ hƣởng thì gọi là công nghệ truyền thông.

Tuy nhiên, vì yêu cầu thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền thông với động cơ chính là mục tiêu về truyền tải thông tin, mục tiêu đƣa thông tin nhanh nhất đến số lƣợng nhiều nhất các đối tƣợng khán giả … đã phân loại công nghệ truyền thông Việt Nam thành 04 loại nhƣ sau:

+ Báo in (báo viết): Là các ấn phẩm xuất bản và phát hành định kỳ đƣa thông tin đến với công chúng. Hình thức của loại báo này đƣợc thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Báo viết là loại báo truyền thống và xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực truyền thông đại chúng.

+ Báo tiếng (phát thanh): Phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phƣơng thức thông tin sinh động bằng lời nói so với báo in. Trong thời đại mà nhu cầu nắm bắt thông tin ngày càng trở nên bức thiết - không chỉ chiếm ƣu thế về khả năng to lớn trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin nhanh nhất - phát thanh còn có lợi thế hơn hẳn trong việc tiếp cận nguồn tin đối với những địa điểm xa xôi, hiểm trở, cách xa các trung tâm đô thị. Thông tin đƣợc chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là vô tuyến truyền thanh (radio) bằng ngôn ngữ.

+ Báo hình (truyền hình): Truyền hình ra đời để đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con ngƣời. Sự phát triển của truyền hình bắt nguồn từ nhu cầu phát triển của báo chí muốn tiếp cận đến đông đảo đối tƣợng khán giả và khi sự phát triển đã đạt đến khả năng phổ cập rất lớn bởi vai trò phản ánh hiện thực của nó, truyền hình đã thay đổi tính chất, trở thành hoạt động truyền thông đại chúng và là một ngành của công nghệ truyền thông đại chúng. Tuy nhiên tính chất báo chí vẫn còn nguyên và có phần ngày càng đƣợc phát huy mạnh mẽ hơn nhờ sự tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.

+ Báo mạng (báo điện tử): Là loại báo mà ngƣời ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng.... bằng cách sử dụng giao diện website trên môi trƣờng Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Báo điện tử là loại báo mới đƣợc xuất hiện trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin.

Định nghĩa của Luận văn:

Tóm lại, khái niệm phát thanh, truyền hình có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng quan điểm và cách tiếp cận. Nhƣng chung quy phát thanh, truyền hình là sự kết hợp hài hòa giữa báo nói (phát thanh) và báo hình

(truyền hình).

Trong khuôn khổ phạm vi Luận văn này tác giả sử dụng khái niệm phát thanh, truyền hình là một ngành của công nghệ truyền thông đại chúng và là một bộ phận của lĩnh vực công nghệ truyền thông .

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)