Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của chương phát thanh,truyền hình

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 38)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4.2. Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của chương phát thanh,truyền hình

+ Về nội dung: Thông tin số liệu, sự kiện và thông tin phải mang tính chân thật, nóng, nhanh chóng, khách quan, chính xác, cụ thể… Tính thời sự là điểm chung của báo chí. Nhƣng phát thanh, truyền hình với tƣ cách là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phƣơng tiện khác. Với Phát thanh, truyền hình, sự kiện đƣợc phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra, ngƣời xem có thể nghe, quan sát một cách sống động, chi tiết, tƣờng tận qua phát thanh, truyền hình trực tiếp. Phát thanh, truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày, luôn mang đến cho bạn nghe và xem Đài những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. Đây là sự hấp dẫn của phát thanh, truyền hình so với các loại hình báo chí khác.

Ví dụ: chƣơng trình phát thanh, truyền hình trực tiếp “Đồng hành cùng bạn nhà nông” sẽ hƣớng dẫn đƣợc cho nông dân tận ngoài đồng lúa, với chiếc máy radio nhỏ, ngƣời nông dân đƣợc sự chỉ dẫn cách tƣờng tận hiện tƣợng nhiễm sâu rầy của đồng lúa nơi họ đang canh tác, hoặc với chiếc máy điện thoại di động, ngƣời nông dân nghe và xem một cách rõ ràng sống động

các thao tác tìm bệnh sâu rầy trên thân lúa đồng thời cách thức pha thuốc trừ bệnh sâu rầy cho lúa tăng năng suất trên cánh đồng nơi họ canh tác.

+ Về hình thức: Đúng tính chất thể loại của tác phẩm/chƣơng trình, kết cấu và phong cách thể hiện sinh động. Tác phẩm/chƣơng trình đảm bảo tính mới, thời sự. Phát thanh, truyền hình mang đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là âm thanh và hình ảnh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con ngƣời. Phát thanh, truyền hình có khả năng truyền tải, thể hiện một cách chân thực âm thanh, hình ảnh của chƣơng trình, tác phẩm, sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến nghe thấy tận mắt của công chúng., chính phát thanh, truyền hình đã cung cấp những âm thanh, hình ảnh sống động, hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu “ nghe thấy” của khán thính giả.

Ví dụ: khi cơn bão đang hoành hành ven biển Bạc Liêu thì lập tức đƣợc đƣa lên phát thanh truyền hình cho công chúng nghe và xem trực tiếp thông qua chiếc điện thoại của phóng viên bằng cách truyền tải qua mạng viễn thông đƣa tín hiệu về Đài phát sóng. Tuy âm thanh, hình ảnh chƣa rõ ràng, sắc nét do ảnh hƣởng từ môi trƣờng xung quanh nhƣng tính chất thể loại thời sự này đã đem lại sự “nóng”, cuốn hút bạn nghe và xem Đài nâng tính hấp dẫn của chƣơng trình cao hơn tác động đến tính nhân văn hơn trong cộng đồng xã hội, đó là các tấm lòng vàng tự nguyện từ những ngƣời hảo tâm trong và ngoài nƣớc tƣơng trợ cho đồng bào bị bão lũ gây ra mà không cần đến sự kêu gọi của chính phủ, hay lời tuyên truyền, dân vận của địa phƣơng.

+ Về kỹ thuật: Hình ảnh âm thanh rõ ràng, sáng đẹp, nét, sinh động. Hiện nay, các thiết bị kỹ thuật hiện đại nên phát thanh, truyền hình có thể truyền trực tiếp cả âm thanh lẫn hình ảnh cùng một thời gian về sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo tin giảng giải “ nó ” với chất lƣợng sắc nét, sinh động. Do vậy, phát thanh, truyền hình trở thành một phƣơng tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng hấp dẫn làm thay đổi nhận thức của con ngƣời trƣớc sự kiện với sự trợ giúp đắc lực của thiết bị kỹ thuật..

Ví dụ: thông qua mạng viễn thông, dù bất cứ ngƣời Việt Nam ở nơi đâu trên thế giới họ vẫn nghe và xem đƣợc phát thanh, truyền hình trực tiếp chƣơng trình “ Dạ cổ hoài lang” trên Website của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu với chất lƣợng âm thanh, hình ảnh khá rõ nét và sống động tạo nên sự hấp dẫn thể loại nghệ thuật có một không hai của đất và ngƣời Bạc Liêu, lôi cuốn khán thính giả, làm cho họ có sự cảm nhận thiện cảm, hiếu khách và tài năng của đất và ngƣời Bạc Liêu.

Tóm lại, một chƣơng trình Phát thanh, truyền hình thực sự hấp dẫn phải hội đủ các tiêu chí nhƣ trên đã phân tích.

Quan niệm về tính hấp dẫn của Luận văn:

Trong khuôn khổ của Luận văn, để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu, tác giả sử dụng quan niệm của Nhà báo Hữu Thọ khi bàn về tính hấp dẫn, trong đó hƣớng tới 3 tiêu chí là tính phát hiện, tính hiệu quả xã hội và tính nghề nghiệp [18;5].

- Tính phát hiện thể hiện khả năng, năng lực nắm bắt vấn đề kịp thời của chƣơng trình phát thanh, truyền hình.

- Tính hiệu quả xã hội đƣợc đo bằng sự tác động, ảnh hƣởng, lan tỏa sâu rộng của chƣơng trình phát thanh, truyền hình đối với dƣ luận xã hội và công chúng theo chiều hƣớng tích cực.

- Tính nghề nghiệp là thể hiện tài năng và đức độ của chƣơng trình phát thanh, truyền hình trong việc tiếp cận, chuyển tải, lý giải, phân tích, bình luận vấn đề, sự kiện đạt tính sinh động, lôi cuốn và phù hợp với chƣơng trình phát thanh, truyền hình.

Định nghĩa của Luận văn

Trong Luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa: tính hấp dẫn là một thuật ngữ dùng để chỉ sự lôi cuốn, sự cuốn hút con người vào chương trình phát thanh, truyền hình, đồng thời tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình phải đạt 3 tiêu chí vừa nêu trên.

* Kết luận Chƣơng 1

- Công nghệ phát thanh, truyền hình, trong đó tác giả tập hợp và đƣa ra các khái niệm công nghệ, khái niệm phát thanh, truyền hình; công nghệ phát thanh, truyền hình ... để có thể khái quát đƣợc các hoạt động để sản xuất ra chƣơng trình phát thanh, truyền hình

- Tính hấp dẫn của chƣơng trình Phát thanh, truyền hình.

- Các tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của chƣơng trình Phát thanh, truyền hình.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

CỦA ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU 2.1. Giới thiệu tổng quan Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu:

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX năm 1996 đã quyết định chia tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là: Cà Mau và Bạc Liêu.

Theo chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh Minh Hải, ban giám đốc Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Minh Hải chuẩn bị chia tách Đài. Các công việc phải làm là chọn địa điểm xây dựng trụ sở, chọn nhân sự và chia tài sản cho Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu, đƣợc sự thống nhất cao của tỉnh ủy và UBND, địa điểm xây dựng Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu là cơ quan viện trợ hàng quốc tế tỉnh (UNICEP) tọa lạc tại khóm Trà Kha, phƣờng 8, thị xã Bạc Liêu (Nay là thành phố Bạc Liêu và Đài phát thanh truyền hình Bạc Liêu), đây là nơi rộng rãi, cập quốc lộ 1A, gần trung tâm tỉnh (Khoảng 2 km), thuận lợi cho sự phát triển về sau.

Đối với độ ngũ cán bộ viên chức đƣợc phân công tác về xây dựng và phát triển Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu, gồm có 24 ngƣời cơ hữu (bao gồm phóng viên biên tập và kỹ thuật). Đồng thời cơ sở vật chất đƣợc chia lại từ Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Minh Hải gồm có một máy phát thanh AM hiệu GZ1A 1kw do Trung Quốc sản xuất vào năm 1960 đã qua sử dụng (Máy này do Đài VOV tặng năm 1977) và một chiếc xe 12 chỗ ngồi hiệu ISUZU, còn lại các thiết bị chuyên dụng khác do ngân sách tỉnh Bạc Liêu sẽ cấp mua sắm mới.

Trong thời gian này Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) hỗ trợ cho Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu một máy phát thanh FM 1KW do ITALIA (ý) sản xuất đã qua sử dụng. Bên cạnh đó Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đồng ý hỗ trợ 11 tỷ cho Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu xây dựng một tháp angten tự đứng của MaLaySia cao 125 mét.

1. Phòng hành chánh. 2. Phòng phóng viên.

3. Phòng kỹ thuật ( nay phòng kỹ thuật và công nghệ ).

Sau ba tháng xây dựng cơ bản và phát sóng thử nghiệm, vào đúng 17h ngày 01 tháng 06 năm 1997 Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu chính thức phát sóng. Sau gần 15 năm phát triển trên cơ sở vật chất, nhân lực KH&CN khiêm tốn cho đến nay Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu đã xây dựng và phát triển với một tòa nhà trung tâm cao năm tầng, một phim trƣờng 150 m3, các phòng dựng âm thanh phi tuyến, các phòng dựng hình ảnh phi tuyến, các phòng thể hiện và khu làm việc của các phòng ban khác khang trang không kém phần. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ngày càng nhiều với năng lực, trình độ chuyên môn nâng cao.

Với sự phát triển xã hội hiện nay, là sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã mang đến sự thay đổi toàn diện của Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu. Ngoài nhiệm vụ trọng yếu tuyên truyền, dân vận đƣờng lối chính sách của Đảng và nhà nƣớc thông qua thể hiện thông tin, giáo dục nâng cao dân trí cho khán thính giả, Đài còn có khả năng tự vận động tạo thêm nguồn thu tài chính từ các chƣơng trình quảng cáo chính điều này đã mang đến sự thay đổi cơ bản nhƣ:

- Hệ thống thiết bị đƣợc nâng cấp, đầu tƣ mới theo hƣớng chuyên dụng theo định hƣớng phát triển lâu dài của nghành phát thanh, truyền hình quốc gia và khu vực trên thế giới.

- Qui trình sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình từng bƣớc đổi mới và hoàn thiện.

2.2. Nhân lực khoa học và công nghệ của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu Bạc Liêu

2.2.1. Khái quát về nhân lực khoa học và công nghệ của Đài

Nhân lực KH&CN của Đài phát thanh, truyền hình Bạc liêu tính đến thời điểm ngày 31 tháng 06 năm 2013, tổng số cán bộ công nhân viên chức 125 ngƣời ( không bao gồm: tài xế,bảo vệ, tạp vụ ). Theo OECD trong đó gồm có các nhân viên biên chế và các nhân viên hợp đồng. Ngoài ra còn có

các cộng tác viên nhƣng hầu hết công việc mang tính theo thời vụ nên chỉ đƣợc xem là nguồn lực của Đài.

Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu là một đơn vị sự nghiệp có thu và đảm chi một phần, hoạt động theo luật báo chí, luật viễn thông trực thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu, với đội ngũ nhân lực KH&CN khá đông so với các đơn vị khác trong tỉnh, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học 65%, trình độ trung cấp 35%, sau đại học không có.

35% 65% Nhân lực công nghệ trình độ trung cấp Nhân lực công nghệ trình độ đại học

(Biểu đồ trình độ nhân lực KH&CN)

Nhƣng cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 78% ( không có sau đại học) đƣợc xem chƣa hợp lý, chính điều này đã ít nhiều gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách công nghệ và quản lý công nghệ.

78% 22% Cán bộ quản lý có trình độ trung cấp Cán bộ quản lý có trình độ đại học Biểu đồ CBQL (Biểu đồ cán bộ quản lý)

Mặt khác, sự bảo hộ của biên chế nhà nƣớc là một trong những lực cản trở lớn đem lại khó khăn trong việc sử dụng nhân lực KH&CN của Đài. Vì một số cá nhân đã vào biên chế chỉ làm việc hết giờ, chây lƣời trong công

việc và khó bị đào thải ngay khi không hòan thành nhiệm vụ. Ngƣợc lại, có những nhân lực KH&CN chƣa vào biên chế nhà nƣớc, họ phải làm việc cật lực không kể thời gian, vì những nhân lực này luôn dễ bị đào thải ( ngƣng hợp đồng) và phần lớn đây là những nhân lực KH&CN trẻ, đầy năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, cống hiến lâu dài và là lực lƣợng nòng cốt cho sự phát triển của Đài về sau. Đây là sự mâu thuẫn giữa hai lực lƣợng lao động.

Hiện nay, sự phát triển tốc độ của công nghệ số trở nên thông dụng, nên sự cạnh tranh gay gắt trong công nghệ phát thanh, truyền hình là điều tất yếu, mặt khác phát thanh, truyền hình phải cạnh tranh với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác. Vì vậy, sự đòi hỏi về trình độ của nhân lực KH&CN luôn luôn nâng cao “chất” thực sự là điều tất yếu, nhất là đội ngũ nhân lực KH&CN, hoạch định chính sách, quản lý KH&CN cần thật sự có năng lực hơn. Đây là một phần quan trọng góp vào nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình Bạc Liêu.

Biên chế Hợp đồng

- Khó đào thải

- Làm việc theo giờ hành chánh - Chế độ ƣu đãi tốt - Lƣơng ổn định cao - Việc ít, mức độ áp lực thấp - Cống hiến có chừng mực - Dễ đào thải - Làm việc cật lực - Chế độ ƣu đãi thấp

- Lƣơng không ổn định cao - Việc nhiều, mức độ áp lực cao - Cống hiến cao

( Bảng so sánh)

Do lịch sử phát triển Đài ( tách Đài đến nay ), tỷ lệ 35% trình độ trung cấp tạo nên mặt bằng nhân lực KH&CN chƣa đồng đều, bên cạnh đó tỷ lệ nhân lực trẻ ở độ dƣới 30 tuổi không vƣợt quá 20% đây là một sự bất lợi cho

lớp kế thừa nhân lực KH&CN của Đài. Vì nhân lực KH&CN trẻ (dƣới 30 tuổi) có khả năng thích ứng tốt với công nghệ mới, tiếp cận nhanh chóng, tính năng động và sáng tạo luôn đƣợc phát huy mạnh mẽ ở giai đoạn tuổi này. Song song, nhân lực KH&CN trẻ luôn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ: Thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, xử lý vấn đề còn mang tính trƣờng lớp khuôn mẫu cứng nhắc, chƣa uyển chuyển phù hợp vấn đề, hấp tấp và chƣa cẩn trọng trong công tác chuyên môn; Chính vì vậy, cần phải có một lực lƣợng nhân lực KH&CN đứng tuổi chính chắn ( khoảng từ 31 đến 55 tuổi), có trải nghiệm thực tế, có trình độ chuyên môn tốt và một đạo đức lao động tốt để chỉ dẫn kèm cặp; Khiếm khuyết này sẽ đƣợc bù đắp nhanh chóng khi đƣợc sự quan tâm đúng mức của các nhà hoạch định chính sách, nhân lực quản lý công nghệ.

Ngoài ra, vẫn tồn tại một số nhân lực KH&CN đi trƣớc chỉ dẫn kèm cặp cho nhân lực KH&CN trẻ ở mức độ chừng mực; Vì họ mang tâm lý sẽ bị lấn át, thay thế bởi nhân lực KH&CN trẻ. Đây là một thực tế gây khó khăn cho việc nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình cho bạn nghe và xem Đài.

2.2.2. Tuyển dụng nhân lực khoa học và công nghệ của Đài

Do lịch sử phát triển của Đài còn non trẻ, nên vấn đề tuyển dụng chƣa có một qui cách thống nhất, do bị động về nhân lực KH&CN nên Đài thu nhận nhiều nguồn nhân lực khác nhau, sau đó đƣa đi tập huấn và đào tạo lại thông qua các khóa ngắn hạn; Bên cạnh đó không ít trƣờng hợp nhân lực từ các ban nghành khác chuyển về với nghiệp vụ nghành phát thanh, truyền hình chƣa sâu, phải có khỏang thời gian khá dài bắt kịp nghiệp vụ cơ bản.

Mặt trái vẫn còn tồn tại “tƣ duy tình cảm ” trong tuyển dụng, mang tính nội bộ, nể nang và cảm tính. Chính đây đã góp phần cản trở khá lớn trong công việc nâng cao “chất” của nhân lực KH&CN trong tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; trong nghiên cứu và triển khai công nghệ (R&D) cho tƣơng lai về sau của Đài và giảm tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình của đơn vị.

2.2.3. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của Đài

Phát thanh, truyền hình là một trong những ngành mang tính đặc thù, bao gồm các lĩnh vực nhƣ: kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, kỹ thuật viễn thông, KH&CN, điện ảnh, sân khấu, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, báo chí, sản xuất chƣơng trình.v.v.v. cùng với công nghệ phát thanh, truyền hình hiện nay luôn phát triển mạnh mẽ nhƣng tại Việt Nam chƣa có một trƣờng đại học đào tạo bài bản về công nghệ trong lĩnh vực phát thanh,

Một phần của tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình Bạc Liêu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)