ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH THA BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH 1 Đặc điểm nhân trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành qua chụp mạch ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tăng huyết áp nguyên phát (Trang 90)

L là khoảng cách truyền sóng giữa hai điểm đo áp lực tại ĐMC lên và ĐM đùi, đo qua trung gian ống thông động mạch pigtail 5F khi chụp ĐMV.

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH THA BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH 1 Đặc điểm nhân trắc

4.1.1. Đặc điểm nhân trắc

Nhóm bệnh THA B.ĐMV trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam và nữ là 53,33% so với 46,67% (p> 0,05), tuổi trung bình của bệnh 66,07 ± 8,87 tuổi. Các nhóm THA kB.ĐMV, kTHA B.ĐMV và kTHA kB.ĐMV lần lượt có tuổi trung bình và nam giới là 63,17, 46,34%; 64,88, 58,33%; 62,66, 46,34%. Tuổi trung bình, tỷ lệ nam và nữ là khác không có ý nghĩa thống kê với nhóm nghiên cứu THA B.ĐMV (p> 0,05).

So sánh các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Ngô Văn Hùng và cs (2009) tại Huế trên bệnh nhân B.ĐMV có hội chứng chuyển hóa với tỷ lệ THA lên đến 92,3% và tuổi trung bình là 66,74  9,21 tuổi gần như chúng tôi. Tỷ lệ nam nữ cũng không khác mấy (38,46% nam so với nữ 61,54%, p >0,05) [5]. Tuy nhiên, nghiên cứu bệnh ĐMV khác như nghiên cứu của Phạm Thu Linh và cộng sự (2005) ở Viện tim Tp.HCM, trên bệnh nhân hội chứng vành cấp cho thấy tỷ lệ nam nhiều hơn nữ có ý nghĩa (60,59% so với 39,46%, p<0,05) và tuổi trung bình của nhóm bệnh là cao 64,1  10,3 tuổi [8]. Điều này cho thấy tương đồng với kết quả nghiên cứu chúng tôi có tuổi trung bình là 66,07 ± 8,87 tuổi ở nhóm B.ĐMV có THA, nhưng về tỷ lệ giới nam cao khác biệt so với nữ giới. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cs (2010) ở Viện Tim mạch Việt Nam trên 307 bệnh nhân can thiệp vành thì tuổi trung bình 64,64 ± 10,07 và nam giới chiếm ưu thế 78,8% so với nữ 21,2% (p<0,05), cũng cho thấy tuổi trung bình gần như chúng tôi, nhưng ưu thế bệnh ở nam rõ hơn chúng tôi [13]. Theo nghiên cứu Jankowski P. và cs (2007) ở Ba Lan trên huyết áp ảnh hưởng bệnh ĐMV, cho thấy THA với bệnh ĐMV có tuổi trung bình 58,9 (± 9,4) tuổi và nam chiếm tỷ lệ ưu thế

đến 76,3% (p< 0,05) [54]. Về phương diện tuổi, chúng tôi nhận thấy bệnh ĐMV có tuổi trung bình cao, đặc biệt trên bệnh THA với bệnh ĐMV như nghiên cứu chúng tôi và tuổi mắc bệnh ở người Việt Nam cao hơn người Âu châu. Mặt khác, nam chiếm ưu thế và mức độ bệnh nặng hơn. Nghiên cứu chúng tôi cũng có tỷ lệ nam cao nhưng chưa vượt trội, điều này có lẽ do tiêu chuẩn loại trừ các bệnh nhân NMCT cấp gặp ở nam giới nhiều hơn [14].

Bảng 4.1 Đặc điểm bệnh so sánh một số nghiên cứu B.ĐMV

Nghiên cứu

(năm, tại) Số mẫu Bệnh Tuổi Nam (%)

Ngô Văn Hùng (2009, Huế) [5] 63 B.ĐMV /HCCH 66,74  9,21 38,46 Phạm Thu Linh (2005, HCM) [8] 68 Hội chứng vành cấp 64,1  10,3 60,59 Nguyễn Hồng Sơn (2010, Hà Nội) [13] 307 B.ĐMV 64,64±10,07 78,8 Jankowski P (2007, Ba Lan) [54] 511 B. ĐMV THA 58,9 ± 9,4 76,3 Chúng Tôi (2012, Huế) 60 THA B. ĐMV 66,07± 8,87 53,33

Hiện tại, xu thế bệnh mạch vành chung và bệnh ĐMV THA nói riêng tại các nước phát triển đang tăng lên nhiều ở nữ giới trong vài thập niên vừa qua. Theo báo cáo 2005 của Anna Kattainen và cs từ Viện Sức Khỏe Cộng Đồng Quốc Gia Phần Lan thì bệnh mạch vành từ bệnh của đàn ông trung niên thập niên 1970 đã trở thành bệnh của nữ già trong thập niên 2000, Qua điều tra, tác giả thấy rằng năm 1980 bệnh phổ biến ở nam tuổi 45- 64 nhưng năm 2000 nhóm phổ biến nhất là nữ  75 tuổi [61]. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tại Huế và có lẽ tại Việt Nam tình trạng đó chưa xảy ra, nghĩa là tỷ lệ nam mắc bệnh vẫn nhiều hơn nữ. Ngoài ra, ở nữ còn có vai trò của estrogen giúp bảo vệ cho nữ và do lối sống ít nguy cơ hơn nam. Sau tuổi mãn kinh ở người nữ sẽ phát triển bệnh tim mạch nhưng có lẽ phải mất hơn 15 năm (> 60 tuổi) thì tình trạng bệnh tim mạch hay bệnh mạch vành của nữ

giới mới phát triển tương đương như nam giới (nếu xem tuổi mãn kinh từ 45 - 55 ở nữ Việt Nam). Quãng thời gian phát triển thành bệnh tim mạch ở những người được xem là có tiền căn theo nghiên cứu Framingham là 20 năm [139]. Điều này, chứng minh rằng các bệnh nhân nữ có tiền căn vào độ tuổi tiền mãn kinh đã có một sự phát triển bệnh tim mạch hay bệnh ĐMV ở một mức độ nhất định. Bệnh mạch vành theo nghiên cứu của Anna Kattainen nói ở trên cho thấy nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là nữ  75 tuổi (hơn cả nam). Điều này khác kết quả nghiên cứu chúng tôi, có thể do môi trường sống và chủng tộc khác nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu nhằm đánh giá lại tình hình bệnh ĐMV của nữ giới là WISE (Womens Ischemia Syndrome Evaluation) cho thấy thời gian nằm viện khá thường xuyên vì bệnh tim mạch có biến chứng trên bệnh nhân nữ có ĐMV tổn thương hẹp ý nghĩa và kể cả hẹp nhẹ nên không được chủ quan xem bệnh nhân nữ là nguy cơ thấp [116].

Đặc điểm BMI bệnh THA có B.ĐMV trong nghiên cứu này là 21,67 ± 3,01 (kg/m2) tương đồng với các nhóm đối chứng khác trong nghiên cứu. Nhìn chung đặc tính nhân trắc của nhóm nghiên cứu và đối chứng xem như tương đồng. Người Âu Châu BMI cao hơn chúng ta khi so với bệnh THA có bệnh ĐMV, như nghiên cứu Jankowski P. và cs (2007) tại Ba Lan trên bệnh nhân B.ĐMV THA cho thấy BMI là 27,9 (± 4,6) [54].

4.1.2. Đặc điểm về bilan lipid và đường máu

Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL, LDL và đường máu trung bình của nhóm THA B.ĐMV lần lượt là 4,84 ± 1,2 mmol/l, 2,37 ± 1,19 mmol/l, 1,10 ±0,31 mmol/l, 2,65 ± 1,01 mmol/l, 6,30 ± 1,93 mmol/l. Các thông số này không khác với các nhóm còn lại trong nghiên cứu p> 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh tổn thương động mạch vành qua chụp mạch ở bệnh nhân hội chứng vành cấp tăng huyết áp nguyên phát (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)