IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT
3. Giải pháp dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu caosu
3.5. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm
81
Như đã phân tích ở chương 2, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ta hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới cho nên hiệu quả không cao. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu cái mình có chứ không phải thị trường cần. Và phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là các loại cao su khối theo tiêu chuẩn (SVR) và mủ ly tâm chỉ thích hợp với nhu cầu thị trường Trung Quốc; điều này dẫn tới sự bất hợp lý không chỉ trong cơ cấu sản phẩm mà còn trong cơ cấu thị trường. Vì thế, để đảm bảo tính ổn định cho xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, cần phải đầu tư công nghệ để sản xuất các loại cao su kỹ thuật như RSS, SVR 10,20 và một số loại khác; cần phải thay mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản phẩm cao su có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Ngoài thị trường Trung Quốc, gần đây Việt Nam còn nhận được các đơn hàng từ những nước như: Mỹ, Tây Âu và Trung Đông, trong khi đó, sản phẩm họ yêu cầu chủ yếu là loại SVR10 và SVR20 nhưng chúng ta không đủ hàng giao đã hạn chế việc thâm nhập các thị trường lớn. Do vậy, sắp tới không nên mở rộng công suất các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường ít cần (như SVR3L và SVR5L); ngược lại, nên tập trung vốn đầu tư thiết bị, tăng năng lực sản xuất các loại sản phẩm thị trường cần nhiều và ổn định (SVR10 và SVR20); đồng thời tăng cường các khâu kỹ thuật để bảo đảm chủ động nguyên liệu cho khâu chế biến. Các doanh nghiệp cần từng bước mở dần việc sản xuất các sản phẩm, thành phẩm từ nguyên liệu cao su phục vụ sản xuất công nghiệp cũng như đồ gia dụng với thị trường tiêu thụ lớn và nhu cầu ngày càng tăng như hiện nay.
Việc thay mới và nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính vì mỗi dây chuyền chỉ có thể sản xuất được một vài chủng loại. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhỏ và các hộ sản xuất tiểu điền ít
82
có khả năng tài chính để đầu tư mới và nâng cấp thiết bị công nghệ nhằm thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Vì thế, các hộ sản xuất tiểu điền có thể liên kết lại thành các hợp tác xã hoặc các nhóm kinh doanh theo khu vực, theo vùng để có được quy mô lớn hơn và khả năng vay vốn cũng như nhận kinh phí hỗ trợ từ địa phương dễ dàng hơn. Có như vậy, mới hỗ trợ được khu vực trồng cao su tiểu điền vì họ tiêu thụ được mủ cao su ổn định, giá cả hợp lý và nhờ đó, không phải xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch.