Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 31)

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ

3. Kinh nghiệm của Malaysia

25

Về cơ quan chuyên trách, Ủy ban cao su Malaysia (MRB) được thành lập vào 1/ 1/1998 là đại diện cho ngành cao su nước này. Mục đích chính của MRB là hỗ trợ quá trình phát triển, hiện đại hóa ngành cao su Malaysia về nhiều mặt, từ trồng cây cao su, thu hoạch mủ cao su tới chế biến các sản phẩm từ cao su và hoạt động marketing cho các sản phẩm đó. Trong những năm vừa qua, Ủy ban đã nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ hiệu quả và thực hiện một số dịch vụ hỗ trợ khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cao su Malaysia trên thị trường quốc tế. Thông qua các hoạt động nghiên cứu của mình, RMB đã tạo ra các giống cao su mới và các giống cao su vô tính năng suất cao trên 3.500 kg/ha vào thời kì năm 2008. Không chỉ vậy, nhờ các nghiên cứu và thử nghiệm mà Malaysia đã có thể cho phép thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su từ 96 tháng giảm xuống 54 tháng, khiến vòng đời của cây cao su ngắn lại và đem lại sản lượng mủ cao hơn.

Về đường lối, chính sách phát triển ngành, Malaysia cũng đưa ra những điều chỉnh, thay đổi kịp thời, phù hợp với sự phát triển của ngành cao su thế giới trong từng thời kì. Nếu như trong những năm 80, ngành cao su Malaysia chủ yếu sản xuất cao su nguyên liệu để xuất khẩu thì nay nước này đã chuyển hướng sang ưu tiên phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cao su nhằm nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị sản phẩm xuất khẩu.

Về nguồn nhân lực, Ủy ban cao su quốc gia của Malaysia cũng là một trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành này. Những khóa học mà cơ quan tổ chức bao gồm cả về kĩ thuật trồng trọt, nuôi trồng. Thậm chí các khóa học dành cho ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su như găng tay, lốp xe, dụng cụ y tế được tổ chức ngay tại nơi sản xuất nếu có yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Mục đích chính của các khóa này thường là chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao được hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng và sức cạnh tranh của cao su Malaysia trên thị trường trong nước và quốc tế.

26

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG

BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)