CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 67)

1. Cơ hội

Cùng với việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/1/2007, ngành cao su nói chung và hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam nói riêng sẽ được tiếp cận với vô vàn cơ hội cũng như phải đối đầu với không ít khó khăn. Trước hết, WTO đem đến cho chúng ta những cơ hội sau:

Thứ nhất, tham gia WTO mang tới cho Việt Nam cơ hội được mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm những đối tác mới. Từ năm 2006, chúng ta mới chỉ xuất khẩu cao su tới 16 nước thì 2 năm sau khi gia nhập WTO, thị trường của Việt Nam đã mở rộng tới 45 nước và cho tới năm 2010 là 80 nước. Đi đôi với việc mở rộng quan hệ xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác nhau, khai thác, tìm kiếm các thị trường mới, chúng ta còn có thể từ đó mà giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thường luôn chiếm từ 60-70% thị phần của nước ta từ năm 2004 đến năm 2007.

Thứ hai, so với các ngành khác, ngành cao su không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ việc Việt Nam thực hiện các cam kết về thuế và các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa khi gia nhập WTO. Trong khi rất nhiều sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông sản chế biến phải cắt giảm thuế thì mặt hàng cao su xuất khẩu lại chủ yếu là ở dạng thô nên mức thuế phải cắt giảm nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, dù thuế nhập khẩu cao su tự nhiên bị giảm

61

xuống thì chúng ta cũng không bị ảnh hưởng lớn vì lượng cao su nhập khẩu quá nhỏ so với khối lượng xuất khẩu của ta. Hơn nữa, chúng ta nhập khẩu chủ yếu là để tái xuất chứ không phải tiêu dùng nên không ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cao su vốn không được hưởng trợ cấp nên việc WTO buộc ta phải bãi bỏ trợ cấp hay giảm mức trợ cấp với hàng nông sản, trên thực tế, không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cao su của ta.

Thứ ba, tham gia vào WTO giúp Việt Nam tránh được sự phân biệt đối xử như các nước nhập khẩu đã dành cho chúng ta từ trước tới nay. Xuất phát từ nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) – một trong hai nguyên tắc cơ bản của WTO, các nước đối tác sẽ không được phép đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam cao hơn từ các thị trường khác, cũng như phải dành cho hàng của ta sự đối xử tương đương như hàng của các nước khác. Nếu như trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phí hạn ngạch được cấp cho những doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su của Thái Lan, Malaysia, Indonesia chỉ bằng 60-65% so với lệ phí hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam đã khiến cho một số doanh nghiệp của Trung Quốc tìm cách ép giá cao su của Việt Nam thì hiện nay, sự phân biệt đối xử này đã bị loại trừ hoàn toàn bởi Trung Quốc phải thực hiện nguyên tắc MFN đối với Việt Nam. Nhờ đó, cao su của Việt Nam sẽ không phải chịu các mức thuế và phí cao vô lý, được hưởng thuế bằng hoặc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tránh được tình trạng ép giá và giá cả sẽ cạnh tranh hơn.

Thứ tư, WTO mang đến cho Việt Nam cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức lớn như IMF, WB cũng như có thể được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Trong khi đó, cao su là một ngành đang được Nhà nước quan tâm phát triển cũng như cao su tự nhiên là một sản phẩm mang lại giá trị xuất khẩu cao nên ngành cao su sẽ là một kênh đầu tư mới

62

mẻ, đầy hấp dẫn và hứa hẹn đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh vốn đầu tư, ngành cao su Việt Nam có khả năng được tiếp cận với các yếu tố khác như công nghệ chế biến hiện đại, kĩ thuật thâm canh tăng năng suất từ các nước giàu kinh nghiệm và phát triển cao như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Nếu việc chuyển giao công nghệ được thực hiện, chất lượng sản phẩm của chúng ta sẽ được nâng lên đáng kể, từ đó, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng hợp lý hơn cũng như hướng tới các thị trường khó tính hơn. Đồng thời, trở thành thành viên của WTO cũng là một sự khẳng định đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế, giúp chúng ta gây dựng lòng tin với đối tác cũng như từng bước tạo dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Không chỉ vậy, với những cam kết về minh bạch hóa chính sách, pháp luật, thị trường mà chúng ta phải thực hiện khi gia nhập WTO, chắc chắn rằng các doanh nghiệp cũng sẽ có được nhiều thuận lợi khi thực hiện các hoạt động giao thương quốc tế.

2. Thách thức

Khi trở thành một thành viên trong WTO, đi cùng với việc được đối xử bình đẳng trên thị trường, chúng ta phải luôn luôn đảm bảo chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu đạt được các tiêu chuẩn quốc tế cũng như phải vượt qua hàng rào kĩ thuật (TBT) và các rào cản thương mại khác mà các nước trong WTO đặt ra. Trong khi đó, tỷ lệ gia công, chế biến trong nước còn ít ỏi và cơ cấu sản phẩm chưa tối ưu, lượng cao su thô xuất khẩu quá lớn, các loại máy móc, thiết bị phục vụ chế biến trong ngành này còn hạn chế và chủ yếu phải đi nhập khẩu với giá đắt.

Không chỉ gặp khó khăn với các tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu cao su của Việt Nam còn phải đối mặt với rủi ro vì nhu cầu thế giới cũng như các

63

nước nhập khẩu chính thường biến động rất khó kiểm soát. Suy thoái kinh tế cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã kéo tụt nền kinh tế toàn cầu, đã làm giảm mức sinh hoạt, trong đó có tiêu thụ ô tô của các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc dẫn tới nhu cầu về nguyên liệu cao su cũng sụt giảm 7,7%. Một ví dụ khác là việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu lốp ô tô của Trung Quốc từ 4% lên 35% (có hiệu lực từ ngày 26/9/2009) đã khiến nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc – bạn hàng lớn nhất của Việt Nam – giảm ngay 250 nghìn tấn vào năm 2010. Đối mặt với những rủi ro này đòi hỏi ngành sản xuất một cây công nghiệp lâu năm như cao su phải có những dự báo và quy hoạch cụ thể, chính xác để tránh thiệt hại cho người sản xuất.

Ngoài nhu cầu tiêu thụ, giá dầu thô – mặt hàng có ảnh hưởng rất lớn tới giá cao su tự nhiên xuất khẩu của ta cũng như giá cao su giao dịch trên thế giới - gần đây cũng có xu hướng tăng giảm bất thường. Chỉ trong năm 2008 mà giá dầu thô đã tăng đến 150 USD/thùng rồi lại giảm đến ngưỡng 40 USD/thùng. Nếu xảy ra chiến tranh hay nội chiến tại các nước sản xuất dầu thì giá dầu thô nhiều khả năng sẽ tăng lên nhưng ngược lại, khi nền kinh tế đi xuống, giá dầu lại có thể giảm, điều này khiến thị trường cao su trở nên khá bấp bênh và cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam.

Chính vì những yếu tố như nguồn cầu không ổn định, giá cả biến động lớn nên các chính sách và quy hoạch phát triển cao su của Việt Nam sẽ khó được thực hiện hiệu quả. Thông thường nếu giá tăng thì sẽ có nhiều người sản xuất tham gia, còn giá giảm thì xu hướng sẽ ngược lại. Trong thời gian gần đây, giá cao su luôn tăng và được dự báo sẽ còn tăng nữa đã dẫn đến phong trào tự phát chuyển trồng các cây khác sang trồng cao su. Nếu giá cao su đột ngột giảm vì một yếu tố khách quan nào đó thì sẽ rất dễ dẫn tới trường hợp phá rừng, mất ổn định kinh tế ở các địa phương trồng cao su. Hơn nữa, trồng cao su ít nhất 7 năm mới có thể bắt đầu thu hoạch, đây là thời gian dài nên

64

cũng gây khó khăn ít nhiều cho việc hoạch định chính sách ngành nếu phải luôn đối phó với rủi ro của thị trường quốc tế.

II. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 67)