Xây dựng hệ thống thu mua hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 89)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT

3.6.Xây dựng hệ thống thu mua hiệu quả

3. Giải pháp dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu caosu

3.6.Xây dựng hệ thống thu mua hiệu quả

Hiện nay, cao su tiểu điền của các hộ nông dân chiếm một diện tích không nhỏ, lại thường nằm ở xa nhà máy chế biến; một số nơi còn chưa có nhà máy chế biến. Do vậy, nếu chúng ta cấm triệt để việc xuất khẩu cao su mủ sống thì sẽ càng gây thêm những khó khăn cho người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Như vậy, để tránh bớt những khó khăn cho người sản xuất, các doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển hệ thống thu mua sản phẩm cao su tự nhiên ở tận nơi người sản xuất vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu lớn lại vừa đảm bảo sự ổn định về giá cho mặt hàng cao su của Việt Nam. Hơn nữa, xây dựng và phát triển hệ thống thu mua sản phẩm cao su tự nhiên sẽ giúp cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn. Muốn vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nên xác lập ngay cho mình một hệ thống nhà cung cấp và trật tự kinh doanh mới trên thị trường cao su tự nhiên Việt Nam. Cụ thể, họ cần lựa chọn một mạng lưới các nhà cung cấp có diện tích khai thác cao su lớn, trình độ quản lý và kỹ thuật khai thác tốt, không nên mua qua các trung gian để tránh thiệt hại về chi phí. Bên cạnh tiêu chí trên, cần phải luôn luôn tôn trọng, củng cố mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà máy, các cơ sở cung cấp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nên thiết kế một mức giá thu mua hấp dẫn và các dịch vụ đưa ra có hiệu quả để thu hút khách hàng.

83

Để thực hiện mục tiêu mở rộng và tái cơ cấu thị trường nhằm gia tăng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp thực hiện song song hai biện pháp. Một mặt, cần giữ vững và phát huy các thị trường đang nhập khẩu khối lượng lớn và ổn định như thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Đặc biệt, cần coi trọng thị trường truyền thống Trung Quốc vì đây là thị trường có dung lượng tiêu thụ cao su lớn nhờ sự phát triển mạnh của ngành sản xuất săm lốp ô tô. Hiện nay, cao su nhập từ Việt Nam mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu trong nước, nên nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang yêu cầu đối tác Việt Nam tăng từ 8-10 lần lượng xuất khẩu cao su cho họ trong thời gian tới. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam lại có tâm lý hướng đến khu vực EU hơn do hàng xuất sang đây được giao theo phương thức FOB (giao hàng ngay tại cảng đi), trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc lại theo phương thức CIF (giao hàng tận nơi bên mua quy định) và con đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, gần đây, thị trường Trung Quốc có nhiều biến động về nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu, chính sách nhập khẩu mậu biên không ổn định nên để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đầu tư đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường buôn bán chính ngạch, giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường này để đề phòng những chấn động đột ngột.

Mặt khác, chúng ta cần mở rộng thị trường sang khu vực các nước Hoa Kỳ, EU, Nhật vì đây là khu vực thị trường có tiềm lực kinh tế mạnh và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, cần coi trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cho phù hợp, từng bước tạo lập quan hệ mật thiết, gắn bó. Ngoài ra, cần phát triển các thị trường tiềm năng khác như Canada, Nam Phi, Italia. Đối với các thị trường này, cần làm tốt công tác nghiên cứu tiếp thị và dự báo phát triển để có chiến lược kinh doanh thích hợp.

84

Ngành cao su từ trước tới nay chỉ tập trung vào xuất khẩu hàng hóa sang một số thị trường truyền thống mà chưa phát triển bộ phận marketing (đối với cả thị trường trong nước và xuất khẩu). Đây chính là lý do tại sao chúng ta chưa có chiến lược và bước đi đúng trên thị trường. Thực tế là để xây dựng được mối quan hệ kinh doanh tốt, cần có thời gian, nỗ lực và sự kiên trì. Chiến lược marketing trong thời gian tới cần áp dụng hình thức xuất khẩu chủ động với chiến lược và kế hoạch rõ ràng. Số lượng khách hàng tại một thị trường hay một khu vực cần ở mức hợp lý để tạo sự cạnh tranh có lợi cho người bán tại nước nhập khẩu. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh các hình thức chào hàng, quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm hàng quốc tế, gửi các các mẫu hàng cao su đến các thị trường, tạo sự hiện diện của sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động nghiên cứu nhu cầu của các thị trường tiềm năng như: Mỹ, EU, Nam Phi, Italia để mở rộng xuất khẩu, thiết lập sự hiện diện thường xuyên và lâu dài dưới hình thức công ty thương mại, văn phòng đại diện để tạo điều kiện nắm thị phần lớn hơn, đưa các nước này trở thành thị trường lâu dài và ổn định. Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục đàm phán để liên doanh với các công ty của các nước và các tập đoàn kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến và mở rộng đầu mối tiêu thụ mặt hàng cao su tự nhiên.

Để xây dựng thương hiệu uy tín cho cao su tự nhiên xuất khẩu Việt Nam, trước hết, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng và hoàn thiện việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất. Cùng với đó, việc gia nhập WTO có thể coi là một chứng chỉ rất hiệu quả giúp chúng ta có được lòng tin từ các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp cần tích cực liên hệ với Hiệp hội cao su Việt Nam để nhận sự hỗ trợ từ tổ chức này, thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm cao su có chất lượng của ta. Việc đăng kí bản quyền là một điều vô cùng cần thiết trong môi

85

trường hội nhập hiện nay, cũng chính là hành động thể hiện sự tôn trọng đối với các sản phẩm xuất khẩu. Thực hiện tốt được những điều này có thể gây dựng được uy tín và lòng tin, cũng như thương hiệu của cao su Việt Nam khi thâm nhập thị trường quốc tế.

86

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên đã có đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước; đồng thời, góp phần giải quyết hàng nghìn công ăn việc làm mỗi năm, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho nhân dân các vùng khó khăn. Xuất phát từ những lợi ích to lớn đó, Đảng và Nhà nước ta đã sớm khẳng định vị thế quan trọng của ngành cao su, đặc biệt là sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu, từ đó, không ngừng nỗ lực phát triển ngành và kết quả là 5 năm trở lại đây, Việt Nam luôn duy trì được vị trí thứ 5 về sản xuất và thứ 4 về xuất khẩu cao su tự nhiên trên Thế giới.

Qua quá trình phân tích thị trường cao su tự nhiên thế giới, tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong 11 năm trở lại đây, chúng ta có thể rút ra một số điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, trong khi thế giới hiện nay đang và sẽ còn có nhu cầu rất lớn về cao su tự nhiên thì sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên lại tập trung vào một số nước Đông Nam Á và những năm tới, giá cao su thế giới hứa hẹn sẽ tiếp tục gia tăng; điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế là sản phẩm cao su tự nhiên thế giới rất đa dạng, không chỉ bao gồm cao su nguyên liệu mà còn có cao su chế biến và các sản phẩm chế biến từ cao su thì sản phẩm xuất khẩu của ta lại quá nghèo nàn về cả chất lượng và chủng loại. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên mỗi đơn vị thành phẩm xuất khẩu.

Thứ hai, xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ghi nhận - năm sau cao hơn năm trước, cao su tự nhiên nằm trong nhóm các nông sản xuất khẩu chủ lực, đạt

87

giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD; tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành còn thiếu tính bền vững. Cơ cấu sản phẩm còn lạc hậu; chất lượng thấp; cơ cấu thị trường bất hợp lý; giá xuất khẩu còn thấp so với khu vực. Dẫn tới hiện tượng trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và nhiều phía, vì vậy, để giải quyết triệt để những điểm hạn chế này, Nhà nước, lãnh đạo ngành cao su cũng như các Doanh nghiệp cần phối hợp đồng bộ để đưa ra các phương án hiệu quả nhất nhằm phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam.

Thứ ba, khi gia nhập WTO, ngành cao su nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung sẽ chịu không ít ảnh hưởng, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta phải đối mặt với không ít rào cản, quy định và ràng buộc từ các cam kết quốc tế. Do vậy, bên cạnh việc khai thác những điểm thuận lợi mà WTO mang lại như vốn đầu tư, cơ hội tiếp cận thị trường, Việt Nam nên dần dần cải thiện môi trường phát lý, chính sách, kinh doanh của mình để vừa đáp ứng được các yêu cầu của WTO vừa phát triển nền kinh tế một cách toàn diện và hiện đại hơn.

Từ những vấn đề trên, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, nâng cao khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cũng như chất lượng sản phẩm xuất khẩu của ngành cao su, góp phần duy trì vị thế của mặt hàng cao su tự nhiên Việt Nam trên thị trường nông sản trong nước cũng như thị trường quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu trên cần có sự nỗ lực của tất cả các cơ quan, từ Nhà nước, các cơ quan ban ngành, địa phương cho tới các doanh nghiệp cũng như hộ nông dân; mà trong đó, quan trọng nhất là có được một quy hoạch phát triển ngành thực sự bền vững và lâu dài. Phát triển bền vững ngành cao su chính là một trong những động lực giúp Việt Nam từng bước thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong những năm qua.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. GS. TS. Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

2. PGS. TS. Đinh Văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

3. PGS. TS. Đinh Văn Thành (2007), Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Trí (2004), Khoa học kĩ thuật công nghệ cao su thiên nhiên, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Liễu (2009), Thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Thật (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Khải (2004), Định hướng sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 59, tập 5, trang 96-101.

8. PGS. TS. Đinh Văn Thành (2006), Tìm hướng đi cho xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam, Tạp chí thương mại, số 12, trang 7-9.

9. ThS. Đào Ngọc Tiến (2005), Vai trò các hiệp hội ngành hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 12, trang 52-55. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

89

10. Hoàng Đình Tùng (2006), Những nghiên cứu về cây cao su chống chịu bệnh và cho năng suất cao, Tạp chí Khoa học Công nghệ Môi trường, số 4.

11. Công ty chứng khoán phố Wall (2008), Phân tích ngành cao su tháng 9/2008.

12. Công ty cổ phần chứng khoán MHB (2009), Báo cáo phân tích ngành cao su tự nhiên tháng 11/2009.

13. Cục xúc tiến thương mại (2010), Phân tích thị trường cao su năm 2009 và triển vọng năm 2010.

14. TS. Trần Thị Thúy Hoa (2009), Tình hình phát triển ngành cao su Việt Nam năm 2008 và định hướng đến năm 2020.

15. TS. Trần Thị Thúy Hoa (2011), Tổng quan ngành hàng cao su Việt Nam. 16. Trung tâm tin học và Thống kê (Agroviet) - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Báo cáo phân tích ngành hàng cao su trong nước quí 4/2010 và những thông tin dự báo quí 1/2011.

17. Trung tâm tin học và Thống kê (Agroviet) - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản tháng 2 năm 2011.

18. Ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Trợ cấp nông nghiệp – Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực nông nghiệp, http://trungtamwto.vn/wto/cam-ket-gia-nhap-wto-cua-viet-nam-trong-linh- vuc-thuong-mai-hang-hoa/cam-ket-ve-tro-cap-nong-ng-0, truy cập lúc 20h ngày 26/3/2011.

19. Ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007),

Cam kết WTO đối với sản phẩm Cây công nghiệp – chăn nuôi – Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực nông nghiệp, http://trungtamwto.vn/wto/cam-ket-

90

gia-nhap-wto-cua-viet-nam-trong-linh-vuc-thuong-mai-hang-hoa/cam-ket- wto-ve-nhom-cay-con, truy cập lúc 20h ngày 26/3/2011.

20. D.K. (2006), Công bố toàn văn cam kết của Việt Nam gia nhập WTO,

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/duong-vao-wto/2006/11/3b9f0224/, truy cập lúc 17h ngày 8/4/2010.

21. Trịnh Mai (2009), Tác động của WTO tới việc sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam thời gian tới, http://www.infotv.vn/xuat-nhap-khau/tin- tuc/11227-tac-dong-cua-wto-toi-viec-san-xuat-va-xuat-khau-cao-su-viet-nam- thoi-gian-toi, truy cập lúc 20h ngày 30/3/2011.

22. Kim Oanh (2007), Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su đã hoạt động, http://vneconomy.vn/73008P10C1002/quy-bao-hiem-xuat-khau-cao-su-da- hoat dong.htm, truy cập lúc 9h ngày 28/4/2011.

23. Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2004), Quá trình đầu tư và khai thác thuộc địa về cao su của tư bản Pháp ở Việt Nam (1858-1945), http://namkyluctinh.org/a-ctri-kte/mongtuyen-caosu.pdf, truy cập lúc 10h ngày 15/3/2010.

24. Trần Đức Viên (2008), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, http://vietnam-wto.vn/news/danh-sach-hi-tho/51- nganh-cao-su-hoa-chat/126-chng-trinh-hi-tho.html, truy cập lúc 10h ngày 26/3/2010.

25. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 750/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

II. Tài liệu Tiếng Anh

26. ANRPC (2010), Natural Rubber Trends & Statistics, Vol 2, No12, http://www.anrpc.org/html/archive.aspx, accessed at 15h, 3rd March 2011.

91

27. ANRPC (2010), Natural Rubber Trends & Statistics, Vol 69, No 5, http://www.anrpc.org/html/archive.aspx, accessed at 15h, 3rd March 2011. 28. IRSG (2010), Rubber Statistical Bulletin, October-December 2010 edition, http://www.rubberstudy.com/documents/Book1.pdf, accessed at 17h, 3rd March 2011.

29. IRSG Secretariat (2010), Supply trends “The shape of thing to come”, http://www.rubberasia.com/presentations/Stephen%20v%20evansIndia%20R ubber%20Summit%20Presentation.pdf, accessed at 12h, 5th April 2011.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 89)