Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 81)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT

1. Giải pháp dành cho Nhà nước

1.2. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu

Để nâng cao sản lượng cao su tự nhiên trong những năm tới, ngành cao su cần tập trung vào thâm canh những vườn cây cao su hiện có, sớm thanh lý số diện tích cao su chất lượng thấp và không mở rộng diện tích cao su ở những vùng kém tiềm năng hoặc đang gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Hiện nay, Chính phủ đã quy hoạch một số vùng sản xuất cao su tập trung quy mô lớn nhằm chế biến cao su xuất khẩu, chủ yếu là ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; các vùng có diện tích nhỏ hơn là Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ. Những vùng này cần đề cao công tác đổi mới thiết bị và công nghệ sơ chế mủ cho phù hợp với nhu cầu thị trường; bên cạnh đó, phát triển công nghệ tinh chế cao su để nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời mở rộng nguồn hàng xuất khẩu, tạo thế chủ động trong phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ cần có khuyến nghị cụ thể đối với lãnh đạo từng vùng về diện tích cao su được phép mở rộng mỗi năm, tránh tình trạng trồng cao su tràn lan khi cao su được

75

giá rồi chặt phá vô tổ chức khi bị rớt giá như đã xảy ra với cây cà phê và điều ở nước ta trước kia.

1.3. Tăng cƣờng đầu tƣ cho khoa học công nghệ và quản lý chất lƣợng

Có thể nói, khoa học công nghệ kém phát triển là một yếu thế của nước ta khi đưa các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, vì chất lượng thấp nên khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam cũng chưa được công nhận. Để cải thiện thực tế này, trong thời gian tới, Nhà nước cần chú trọng vào các hoạt động như:

- Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác cho tới công nghệ chế biến sản phẩm của Viện Nghiên cứu cao su;

- Tăng cường khâu quản lý chất lượng qua Trung tâm quản lý chất lượng toàn ngành. Trung tâm này có trách nhiệm giám sát chất lượng các nhà máy, cấp chứng chỉ hoặc uỷ quyền cho nhà máy đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ;

- Xây dựng và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm chế biến, tạo điều kiện chuyển dịch thị trường để củng cố, mở rộng vàp tạo lập thị trường có sức cạnh tranh cao;

- Tiến hành tách Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (RRIV) khỏi Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) để trở thành một viện nghiên cứu độc lập về cao su, trực thuộc Trung ương, qua đó, có thể tăng khả năng tiếp cận với khoa học, kĩ thuật đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh cao su, cũng như bà con nông dân trồng cao su, chứ không riêng các công ty trực thuộc VRG. Kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu cao su lớn cho thấy công nghệ và nghiên cứu chính là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong ngành cao su. Trong khi Malaysia có Ủy ban cao su trực thuộc Chính phủ, Thái lan có Viện nghiên cứu cao su trực thuộc Bộ nông nghiệp và hợp tác, chúng ta cũng nên xây

76

dựng và phát triển Viện nghiên cứu cao su Việt Nam cho tương xứng với những giá trị mà cây cao su mang lại cho đất nước.

2. Giải pháp dành cho ngành cao su

Bên cạnh những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên dành cho Nhà nước, chúng ta cần có những biện pháp dành riêng cho ngành cao su và các bộ ban ngành có liên quan; cụ thể là đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông, Bộ Công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư, Hiệp hội cao su Việt Nam và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khối lượng và sản phẩm xuất khẩu của ngành cao su cũng như các mục tiêu về cơ cấu sản phẩm và thị trường đã đề ra ở các phần trên, các cơ quan này cần thực hiện một số biện pháp như sau:

2.1. Tăng cƣờng công tác dự báo cung-cầu và giá cả cao su thế giới

Giá của mặt hàng cao su tự nhiên trên thế giới luôn có sự biến động rất lớn, chủ yếu là tỷ lệ thuận với giá dầu thô, tuy nhiên, nó lại chịu sự tác động chủ yếu của cung-cầu cao su thế giới. Trong khi đó, cao su lại là cây công nghiệp dài ngày, trung bình sau 7 năm mới cho thu hoạch (đối với cao su tiểu điền có thể muộn hơn, vào khoảng 8-9 năm); do vậy, giá cả cao su hôm nay có thể ảnh hưởng đến lượng cung của 10-20 năm sau. Điều đó cho thấy công tác dự báo cần phải được đặc biệt chú ý. Hiện nay, công tác dự báo cung cầu các nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong tương lai, Trung tâm tin học và thống kê thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng và các trung tâm nghiên cứu nói chung cần phải học hỏi các phương pháp và mô hình dự báo mới trên thế giới để áp dụng cho mặt hàng cao su và các mặt hàng nông sản khác.

2.2. Đƣa ra quy hoạch ngành cụ thể và khuyến cáo kịp thời cho ngƣời nông dân

77

Xuất phát từ hiện tượng giá cao su thế giới tăng-giảm đột ngột ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và gieo trồng cao su trong nước, các cấp lãnh đạo ngành cần nghiên cứu kĩ càng và đưa ra quy hoạch ngành cụ thể và dài hạn hơn. Điều này có thể giúp cao su Việt Nam tránh được tình trạng nhân dân trồng tự phát khi cao su lên giá rồi chặt phá rừng bừa bãi khi cao su mất giá như trước đây. Cần có khuyến cáo đối với người nông dân để họ trồng cao su trong khuôn khổ cho phép của địa phương và Nhà nước, tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.

2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông đối với cao su tiểu điền

Những năm gần đây, diện tích cao su tiểu điền có xu hướng tăng, nhưng hầu hết các vườn cao su tiểu điền có năng suất thấp do sử dụng giống cũ, kỹ thuật chăm sóc, khai thác và quản lý còn hạn chế trong khi vốn đầu tư thấp, không được quan tâm nhiều như cao su đại điền. Vì vậy, công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật rất cần thiết cho các nông hộ trồng cao su, nhất là công tác đổi mới giống. Từ năm 1996, công tác khuyến nông cây cao su nông hộ đã được đưa vào chương trình khuyến nông quốc gia nhằm hỗ trợ việc phát triển cao su tiểu điền, đặc biệt là tại các vùng chưa có truyền thống trồng cao su, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Chương trình này kết thúc vào năm 2005 và đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chương trình này vẫn nên được tiếp tục vì thực tế, cao su tiểu điền tăng với tốc độ còn chậm và thường chỉ tập trung ở các tỉnh miền núi.

2.4. Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội cao su Việt Nam

Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) được thành lập từ cuối năm 2004, tới nay đã có 104 Hội viên, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và sơ chế nguyên liệu, sản phẩm, đồ gỗ, kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ liên quan đến ngành cao su; với mục tiêu bảo vệ quyền lợi

78

chính đáng của Hội viên, thúc đẩy ngành cao su phát triển theo hướng bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam. Mặc dù đã thực hiện khá tốt vai trò của mình nhưng trong thời gian tới, Hiệp hội vẫn cần tiếp tục thực hiện trọng trách của mình trong việc làm cầu nối gắn kết doanh nghiệp với người dân, doanh nghiệp với Nhà nước và với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như triển lãm, hội chợ; xúc tiến đầu tư; mở rộng quan hệ với các đối tác mới và tích cực tham gia vào các thị trường cao su kì hạn lớn trên thế giới như Tocom (Nhật Bản), Sicom (Singapore); đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc gia đối với các doanh nghiệp có uy tín. Không chỉ vậy, Hiệp hội còn phải là đầu mối thông tin tới các doanh nghiệp và bà con nông dân, dự báo tình hình cung-cầu thế giới và khi cần, có thể thực hiện điều tiết cung-cầu, giá cả đối với các thành viên trong Hiệp hội để tránh thiệt hại.

3. Giải pháp dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su 3.1. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ 3.1. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ

Các doanh nghiệp cần thực hiện thu hút vốn liên doanh trong và ngoài nước đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su, đặc biệt là các sản phẩm latex để tiếp thu khoa học - công nghệ, kỹ thuật, thương hiệu và thị trường mới; đưa ngành công nghiệp này vào danh mục ưu đãi đầu tư. Thực tế, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu cao su là rất lớn, không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước mà cần huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Biện pháp cụ thể là đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá vườn cây, nhà máy để thu hút vốn cổ phần đầu tư. Người mua cổ phần bao gồm công nhân xí nghiệp chế biến và các hộ nhận khoán trồng, chăm sóc cây cao su. Các doanh nghiệp cao su có thể tiến hành thí điểm cổ phần hóa vườn cây trên một diện tích nhất định để có kinh nghiệm mở rộng

79

và hoàn thiện cơ chế quản lý đối với vườn cây. Hoàn thiện cơ chế khoán đối với đất trồng mới cao su, với vườn cây trong thời kỳ xây dựng cơ bản và vườn cao su kinh doanh. Mục đích khoán nhằm xác lập quyền làm chủ của công nhân trên vườn cây nhận khoán, gắn lợi ích lâu dài và trách nhiệm của họ với nhiệm vụ kinh doanh vườn cây và thực hiện nghĩa vụ của người được giao khoán đối với doanh nghiệp và đối với Nhà nước.

3.2. Đổi mới giống cây trồng

Hiện nay, diện tích cây cao su già cỗi, cho năng suất thấp còn nhiều, đòi hỏi chúng ta phải thanh lý diện tích cây cao su này nếu không sẽ có ảnh hưởng tới không tốt tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mới và làm giảm năng suất mủ cao su. Các vườn cao su sau khi thanh lý cần được trồng lại bằng các giống cây trồng mới cho năng suất chất lượng cao. Việc đưa các giống cây trồng mới vào có thể cho phép rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn cây từ 6 đến 7 năm trước đây xuống còn khoảng 5 năm và chu kỳ khai thác từ 30 đến 35 năm rút xuống còn 20 đến 25 năm. Với cách làm đó, một số năm đầu lượng mủ nguyên liệu có thể giảm chút ít so với giữ nguyên hiện trạng vườn cây nhưng bù lại, năng suất vườn cây sẽ tăng đáng kể, giá thành sản phẩm hạ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể có thêm nguồn thu rất lớn từ sản phẩm gỗ, hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên.

3.3. Phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển nguồn nhân lực cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ rằng đây không phải chỉ là công việc của Nhà nước mà phải là công việc của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất, chế biến cao su. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm nhiều cấp độ, trình độ và với những lĩnh vực cũng như các yêu cầu cụ thể khác nhau. Trước mắt, chúng ta cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cao su theo những hướng gia tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực là công nhân trồng trọt, đào tạo công nhân khai thác mủ cao

80

su thông qua các chương trình khuyến nông. Chương trình này cần triển khai rộng rãi đến các hộ tiểu điền để thông qua đó nâng cao năng suất toàn ngành cao su.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp nên xin hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước để đào tạo công nhân chế biến mủ cao su, công nhân chế biến đồ gỗ và công nhân trong các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su và thực hiện đào tạo để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh xuất khẩu. Các cán bộ này phải tinh thông về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nắm bắt được tình hình thế giới và trong nước, có thể nhanh nhạy đối phó với những biến động bất thường xảy ra. Đồng thời, cần có những chính sách hợp lý để thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi cả trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng phát triển sản phẩm, sớm thương mại hóa được các sản phẩm chế biến từ cao su tại thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới.

3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế

Hiện nay, việc quản lý chất lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều bất cập, do đó, chúng ta rất cần xây dựng một hệ thống thống nhất về quản lý chất lượng, ứng dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu. Cùng với đó, cần chú ý tới việc đầu tư chiều sâu cho công nghệ chế biến mủ cao su, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001: 2000; xây dựng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 17025 số hiệu VILAS-097; đăng ký hệ thống thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, nhằm bảo đảm tính pháp lý trong giao dịch thương mại.

81

Như đã phân tích ở chương 2, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ta hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới cho nên hiệu quả không cao. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu cái mình có chứ không phải thị trường cần. Và phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là các loại cao su khối theo tiêu chuẩn (SVR) và mủ ly tâm chỉ thích hợp với nhu cầu thị trường Trung Quốc; điều này dẫn tới sự bất hợp lý không chỉ trong cơ cấu sản phẩm mà còn trong cơ cấu thị trường. Vì thế, để đảm bảo tính ổn định cho xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, cần phải đầu tư công nghệ để sản xuất các loại cao su kỹ thuật như RSS, SVR 10,20 và một số loại khác; cần phải thay mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản phẩm cao su có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Ngoài thị trường Trung Quốc, gần đây Việt Nam còn nhận được các đơn hàng từ những nước như: Mỹ, Tây Âu và Trung Đông, trong khi đó, sản phẩm họ yêu cầu chủ yếu là loại SVR10 và SVR20 nhưng chúng ta không đủ hàng giao đã hạn chế việc thâm nhập các thị trường lớn. Do vậy, sắp tới không nên mở rộng công suất các nhà máy sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường ít cần (như SVR3L và SVR5L); ngược lại, nên tập trung vốn đầu tư thiết bị, tăng năng lực sản xuất các loại sản phẩm thị trường cần nhiều và ổn định (SVR10 và SVR20); đồng thời tăng cường các khâu kỹ thuật để bảo đảm chủ động nguyên liệu cho khâu chế biến. Các doanh nghiệp cần từng bước mở dần việc sản xuất các sản phẩm, thành phẩm từ nguyên liệu cao su phục vụ sản xuất công nghiệp cũng như đồ gia dụng với thị trường tiêu thụ lớn và nhu cầu ngày càng tăng như hiện nay.

Việc thay mới và nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính vì mỗi dây chuyền chỉ có thể sản xuất được một vài chủng loại. Nhìn chung, các doanh nghiệp nhỏ và các hộ sản xuất tiểu điền ít

82

có khả năng tài chính để đầu tư mới và nâng cấp thiết bị công nghệ nhằm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)