ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CAOSU TỰ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 74)

CỦA VIỆT NAM TỚI NĂM 2015

68

1.1. Định hƣớng phát triển sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam

Xuất phát từ những dự báo về nhu cầu thế giới và thực tế phát triển ngành cao su nước ta trong những năm qua, trong Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được ban hành ngày 3/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra định hướng phát triển sản xuất cho ngành cao su của nước ta thông qua một số nội dung như sau:

- Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường.

- Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su.

- Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.

- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Để đảm bảo những định hướng trên, Nhà nước cũng dự định dành tổng mức đầu tư vào khoảng 30 nghìn tỷ đồng cho ngành cao su. Nguồn vốn đầu tư được rút từ Ngân sách nhà nước; huy động vốn của doanh nghiệp và của dân; vốn tín dụng đầu tư phát triển theo quy định hiện hành; vốn tín dụng thương mại để đầu tư vào cơ sở hạ tầng (bao gồm: điện, đường giao thông, trạm xá, trường học thuộc vùng dự án) và đào tạo nghề.

69

1.2. Định hƣớng phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam

Từ những định hướng về phát triển sản xuất cao su mà Thủ tướng Chính phủ đề ra vào năm 2009 cũng như tình hình và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra các định hướng cho hoạt động xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian tới như sau:

- Tái cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng của sản phẩm thô, tăng tỉ trọng của sản phẩm chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu cao su tự nhiên ở mức vừa phải. Đồng thời, chúng ta cũng nên tăng tỉ trọng của các sản phẩm có chất lượng và thế giới đang có nhu cầu như cao su tờ xông khói RSS3, cao su SVR20, giảm tỉ trọng của các loại cao su cấp thấp như SVR3L, 5L.

- Nâng cao mặt bằng chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cũng như nhu cầu của thị trường nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, qua đó, tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cao su tự nhiên.

- Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua giảm tỉ trọng của thị trường Trung Quốc và gia tăng tỉ trọng của các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật, Nga và tiến tới xuất khẩu sang các thị trường hoàn toàn mới.

- Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu lớn cũng như tập trung khai thác lợi thế từ việc là thành viên của các tổ chức lớn về cao su như IRSG, ANRPC hay gia nhập và trở thành thành viên của IRCO.

- Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ xuất khẩu vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, với quy định của WTO vừa có thể khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu; đồng thời, ban hành các quy hoạch phát triển ngành với các mục tiêu vừa dài hạn, vừa thực tế để doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng đi đúng cho mình. Bên cạnh đó, cần phát huy hơn nữa vai trò chỉ đạo và định hướng của Hiệp hội cao su Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại – Bộ

70

công thương trong công tác quản lý và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cao su, giữ vững vị thế mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt giá trị cao của cao su tự nhiên.

2. Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015

Trong Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009, mục tiêu đối với ngành cao su nước ta là duy trì diện tích 800 nghìn ha cho tới năm 2020 và sản lượng 1,1-1,2 triệu tấn trong 10 năm tới. Tuy nhiên, với thực tế phát triển mạnh mẽ của ngành cao su trong năm vừa qua, Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) đã nâng cao mục tiêu đó thành 850.000 ha và 1 triệu ha cây cao su vào năm 2015 và 2020. Những mục tiêu cụ thể của từng vùng được thể hiện trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Mục tiêu diện tích và sản lƣợng cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 và 2020 Thực tế 2010 Mục tiêu 2015 Mục tiêu 2020 Diện tích từng vùng (nghìn ha) Đông Nam Bộ 398 406 420 Tây Nguyên 245 300 420 Miền Trung 79 96 110 Tây Bắc 18 48 50 Tổng diện tích (nghìn ha) 740 850 1.000 Tổng sản lượng (nghìn tấn) 750 1.100 1.200

Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam

Mục tiêu cụ thể đối với hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam từ nay đến năm 2015 là tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững, phấn đấu đạt khối lượng xuất khẩu khoảng 800-900 nghìn tấn vào năm 2011 và năm sau tăng trưởng 10-15% so với năm trước. Mặt khác, cần phải đa dạng

71

hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng giá trị để đến năm 2015, có thể tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu ở mức trên 2 tỷ USD, tiến tới cán mốc 3 tỷ USD trước năm 2020 và duy trì vị trí thứ 4 về xuất khẩu cao su tự nhiên trên Thế giới. Trong đó, ngành cao su cần giảm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng mủ đông, mủ sống, tăng xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và một số thị trường khác đối với mặt hàng cao su RSS, SVR20 và cao su latex. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dự kiến như sau: Trung Quốc vào khoảng 30 tới 40%, Mỹ 10-15%, Hàn Quốc 8-10%, Đài Loan 8-10%, EU 8-10% và các thị trường khác 20-15%.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)