Chính sách phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 57)

III. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO

1.2.Chính sách phát triển xuất khẩu

1. Các chính sách của Nhà nước

1.2.Chính sách phát triển xuất khẩu

Theo Quyết định số 44/2005/QĐ-TTg phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm năm 2005, cao su là một trong số 18 mặt hàng thuộc diện được hỗ trợ xúc tiến thương mại. Ngoài cao su còn có gạo, thủy sản, cà phê, chè, hạt điều, rau quả, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng khác. Các thị trường xúc tiến trọng điểm là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật và mở rộng thêm tới thị trường châu Phi, Nam Phi. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm tư vấn xuất khẩu; đào tạo nâng cao năng lực và kĩ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp; tổ chức hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu trong và ngoài nước; khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp; hỗ trợ chi phí ban

51

đầu xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu trong và ngoài nước.

Để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu cao su, năm 2006, Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su do Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) lập ra đã chính thức đi vào hoạt động. Xuất phát từ thực tế giá cao su tuy thuận lợi trong những năm gần đây nhưng tình hình rất dao động, giá có thể lên xuống rất thất thường, phụ thuộc nhiều vào tình hình thế giới. Nhằm góp phần khắc phục và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu cao su, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tài chính lẫn nhau giữa các hội viên trong Hiệp hội, Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất thống nhất thành lập. Nguồn đóng góp chủ yếu cho quỹ là khoản trích từ doanh thu xuất khẩu và xuất khẩu ủy thác của các thành viên. Khoản đóng góp này được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ được sử dụng để hỗ trợ cho các thành viên bị lỗ trong năm do xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu tới thị trường mới, hoặc do giá cao su giảm đột ngột, gặp rủi ro trong quá trình xuất khẩu vì các nguyên nhân khách quan. Quỹ còn hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn để tạm trữ cao su chờ xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cho hội viên vay ngắn-trung hạn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ chế biến cao su. Trên thực tế, hiện nay WTO chưa có một quy định rõ ràng về các chương trình bảo hiểm xuất khẩu, bảo lãnh xuất khẩu nên trong thời gian tới, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao su vẫn có khả năng tồn tại và trợ giúp rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nằm trong Hiệp hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 57)