Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 30)

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ

2.Kinh nghiệm của Indonesia

Thứ nhất, Indonesia luôn chú ý tới công việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình. Cao su ở Indonesia chủ yếu thuộc dạng tiểu điền với diện tích và sản lượng chiếm tới 83% và 74% của cả nước. Nhằm cải

24

thiện và nâng cao chất lượng cao su nguyên liệu ngay từ nơi sản xuất là các hộ gia đình, Chính phủ Indonesia thường phối hợp cùng Hiệp hội cao su Indonesia (Gapkindo) khuyến khích người dân tập trung vào sản xuất cao su dạng tấm mỏng chưa xông khói. Đồng thời, tại mỗi khu vực sản xuất cao su sẽ tiến hành thu gom cao su tảng xốp và sạch để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất cao su tiêu chuẩn Indonesia (SIR) trên phạm vi cả nước. Hai cơ quan này cũng nỗ lực nâng cao chất lượng cao su bằng cách nâng độ sạch của sản phẩm ngay từ giai đoạn sản xuất đầu tiên là các hộ gia đình thông qua các cam kết trên toàn quốc về tiêu chuẩn quốc gia. Hiệp hội cao su Indonesia cũng cam kết sẽ chỉ mua cao su sạch để chế biến SIR 20.

Thứ hai, đi đôi với nâng cao chất lượng cao su, Indonesia còn chủ động tích cực trong việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su. Chi phí sản xuất cao su tự nhiên của Malaysia thường thấp hơn 200 USD/tấn so với mức trung bình trên thế giới. Để có được con số này, Chính phủ Indonesia đã nỗ lực thực hiện mô hình nông lâm kết hợp. Các dự án phát triển của Chính phủ đang được tiến hành theo hình thức chuyển giao trọn gói tín dụng và công nghệ trồng trọt để thay đổi cách thức trồng cao su hiện nay, được biết đến với tên gọi “cao su rừng nhiệt đới”. Điều này có nghĩa là trồng xem kẽ cao su với một số loài thực vật đem lại lợi nhuận cao hoặc gỗ thân cứng, nhằm tạo ra sự quản lý đa chiều, cũng như tăng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng đất và khai thác rừng. Không chỉ có lợi về mặt kinh tế, dự án “cao su rừng nhiệt đới” còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường vì nó góp phần làm tăng đa dạng sinh học, chống xói mòn đất. Cao su rừng nhiệt đới có lợi thế do có chi phí đầu vào thấp, đòi hỏi ít lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 30)