TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAOSU TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 33)

TRONG NƢỚC

1. Tình hình sản xuất cao su tự nhiên trong nƣớc 1.1. Diện tích

Bảng 2.1: Diện tích, sản lƣợng và năng suất cao su ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Diện tích (nghìn ha) % thay đổi Sản lượng (nghìn tấn) % thay đổi Năng suất (kg/ha) % thay đổi 2000 412,0 - 290,8 - 705,8 - 2001 415,8 1,0 312,6 7,6 751,8 6,5 2002 428,8 3,1 298,2 - 4,8 695,4 -7,5 2003 440,8 2,8 363,5 22,1 824,6 18,6 2004 454,1 3,0 419,0 15,1 922,7 11,9 2005 482,7 6,4 481,6 15,0 997,7 8,1 2006 522,2 8,1 555,4 15,1 1.063,6 6,6 2007 556,3 6,5 605,8 9,2 1.089,0 2,4 2008 631,5 13,5 660,0 8,9 1.045,1 -4,0 2009 674,2 6,8 723,7 9,7 1.073,4 2,7 2010 740,0 9,8 750,0 3,6 1.013,5 -5,6 Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo bảng 2.1, chúng ta có thể thấy từ năm 2000 cho tới nay, diện tích trồng cao su ở Việt Nam tăng lên không ngừng qua từng năm với tỷ lệ trung

27

bình là 6,1%/năm, chưa hề có một năm nào diện tích có mức tăng trưởng âm. Nếu như năm 2000 mới có 412 nghìn ha đất trồng cao su thì diện tích này đã tăng gần gấp đôi sau 10 năm, tiến đến mức 740 nghìn ha vào năm 2010. Bình quân mỗi năm có thêm 33 nghìn ha đất được mở rộng thêm để trồng cao su. Hiện nay, diện tích cây cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (64%), Tây Nguyên (24,5%), Duyên hải miền Trung (10%), còn lại là Tây Bắc (1,5%). Một số tỉnh có diện tích cao su lớn là Bình Phước (118.800 ha), Bình Dương (113.700 ha), Gia Lai (64.500 ha) và Tây Ninh (58.100 ha).

Giống như Thái Lan, Indonesia, tại Việt Nam cũng tồn tại hai hình thức trồng cao su là đại điền (các đồn điền cao su do các doanh nghiệp đầu tư) và tiểu điền (vườn cao su của nông dân). Trong những năm gần đây, diện tích cao su đại điền tăng rất chậm. Năm 2007, diện tích cao su đại điền đạt 301.800 ha, chiếm khoảng 54,2 % tổng diện tích cao su cả nước, chỉ tăng 2.500 ha so với năm 2006. Tuy nhiên, cao su đại điền ở nước ta lại có năng suất và sản lượng khá cao do phần lớn diện tích cao su đại điền thuộc các nông trường cao su của Tổng Công ty cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam - VRG), nhờ đó, nhận được sự hỗ trợ rất lớn về vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tổng công ty cao su Việt Nam tính cho tới năm 2008 đã có gần 214.500 ha trồng cao su, với khoảng 174.440 ha đang kinh doanh (chiếm xấp xỉ 70% diện tích kinh doanh của cả nước) và đạt sản lượng mủ ước tính 290.000 tấn (chiếm 72,4% tổng lượng cao su của các nước).

Cao su tiểu điền Việt Nam có đặc điểm ngược lại, với diện tích tăng lên khá nhanh nhưng sản lượng và năng suất lại thấp hơn. Đây là loại cao su do các hộ gia đình trồng với quy mô, diện tích nhỏ từ 1 đến 20 ha. Riêng tại khu vực Đông Nam bộ, bình quân mỗi năm diện tích cao su tiểu điền tăng từ 13.000 đến 20.000 ha. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), năm 2007,

28

diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 253.320 ha, bằng 46,1% tổng diện tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành. Những năm đầu khi phong trào cao su tiểu điền phát triển, các hộ gia đình chỉ trồng cây cao su bằng hạt, năng suất thu được khá thấp (1,4 tấn/ha ở tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, những năm gần đây, cây cao su đã được trồng bằng giống và cho sản lượng cao hơn. Hiện nay, mức tăng bình quân của cao su tiểu điền là 3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn nữa; vì thế, khoảng cách giữa cao su đại điền và tiểu điền có thể sẽ được thu hẹp hơn trong những năm tới.

Ngoài diện tích cao su được trồng trong nước, những năm gần đây, Việt Nam còn mở rộng thêm diện tích cây cao su tại 2 quốc gia láng giềng nhằm tăng sản lượng cao su tự nhiên và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ dự án đầu tư mở rộng diện tích cao su 100.000 ha tại Lào và 100.000 ha tại Campuchia từ năm 2005. Từ đó tới nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã trồng được khoảng 54.740 ha cao su tại Lào và khoảng 28.359 ha tại Campuchia. Trong đó thành viên thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chiếm tỷ lệ khoảng 45%.

Theo phân tích của Trung tâm tin học và Thống kê (Agroviet) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trồng cao su tốn ít chi phí nhưng cho lãi suất rất cao. Hiện nay ở nước ta, cao su là cây trồng đứng thứ 2 về tỷ suất lợi nhuận, chỉ sau cây cà phê. Nhìn chung, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có hướng đi đúng đắn đối với việc trồng cây cao su khi luôn đưa ra các chính sách khuyến khích trồng và mở rộng diện tích trồng cao su. “Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, nước ta sẽ tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha và 1 triệu ha vào năm 2020.

29

Sản lượng cao su thể hiện khối lượng mủ cao su thu được trên diện tích trồng cao su của mỗi địa phương hay quốc gia. Vào năm 1990, nước ta vẫn xếp thứ 6 trên thế giới với sản lượng cao su là 103 nghìn tấn. Cũng trong năm đó, Thái Lan sản xuất được 1.275 nghìn tấn và thế giới là 5.120 nghìn tấn. Như vậy, những năm đầu thập niên 90, Việt Nam chỉ sản xuất được 2% sản lượng cao su thế giới và vẫn xếp thứ 6 trong vòng 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, tới năm 2006, nước ta đã có được sự bứt phá khi vươn lên một bậc, đạt sản lượng 555,4 nghìn tấn, cao hơn Trung Quốc với 538 nghìn tấn. Để chứng minh cho những nỗ lực của mình, năm năm trở lại đây, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí này và đã tăng tỷ trọng sản xuất cao su của mình trên thị trường quốc tế, từ 2% năm 1990 lên 7% vào năm 2010.

Bảng 2.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng của sản lượng mủ cao su ở Việt Nam là khá cao, trung bình 10,2%/năm. Nhìn chung, xu hướng phát triển của sản xuất cao su Việt Nam là theo hướng đi lên, chỉ có duy nhất năm 2002, sản lượng bị giảm 4,8% từ 312,6 nghìn tấn còn 298,2 nghìn tấn. Cho tới năm 2009, sản lượng mủ cao su đã đạt tới trên 700 nghìn tấn và còn được duy trì cho tới năm ngoái với mức 750 nghìn tấn. Trung bình mỗi năm nước ta cung cấp 496 nghìn tấn mủ cao su cho thị trường nội địa và để xuất khẩu. Xuất phát từ năng suất và thị trường hiện nay, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho cả nước là đạt 1,1 triệu tấn mủ cao cho tới năm 2015 và 1,2 triệu tấn vào năm 2020, nghĩa là năng suất sẽ tăng lên gần 50% trong 5 năm tới. Với đà phát triển thuận lợi và nhu cầu thế giới không ngừng gia tăng như hiện nay thì chúng ta hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu này.

1.3. Năng suất

Năng suất là chỉ tiêu cụ thể hóa khả năng sản xuất của ngành cao su tự nhiên Việt Nam, chỉ ra chúng ta thu được bao nhiêu kg mủ cao su trên mỗi ha đất trồng. Qua bảng 2.1 có thể thấy trong những năm gần đây, năng suất cao

30

su ở nước ta có được sự cải thiện rõ rệt. Nếu như năm 2000, năng suất mới chỉ ở mức 705,8 kg/ha thì tới năm 2006, con số này đã gần chạm tới mốc 1 tấn cao su/ha (chính xác là 997,7kg/ha) và từ năm 2007 cho tới nay, nước ta đều đạt trên 1 tấn cao su/ha, trong khi Campuchia hay Indonesia – nước đứng thứ 2 về sản xuất và xuất khẩu cao su trên thế giới lại chỉ dừng lại ở mức 800- 900 kg/ha. Trung bình mỗi năm năng suất tăng 4%, tương ứng với 926 kg cao su được nâng lên trên mỗi ha qua từng năm.

Mặc dù so với thế giới, nước ta có năng suất khá cao nhưng mức tăng trưởng lại không đều qua các năm, có năm tăng trưởng âm. Trong năm 2008 và 2010, mặc dù sản lượng và diện tích không ngừng tăng nhưng năng suất lại sụt giảm 4% và 5,6% tương ứng so với năm trước. Thực tế này đã đặt ra một thách thức cho nước ta – làm thế nào để nâng cao năng suất của cao su trong những năm tới trong khi quĩ đất hạn hẹp trong nước đã gần sử dụng hết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây thường thay đổi bất thường và kĩ thuật của chúng ta còn tương đối lạc hậu so với Thái Lan, Malaysia. Bởi trên thực tế, năng suất của cao su tự nhiên không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào yếu tố giống mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết và các yếu tố chủ quan như kĩ thuật khai thác, cạo mủ của người dân hoặc nhân viên đồn điền.

2. Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trong nƣớc

Mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ 5 về sản xuất nhưng mức tiêu thụ cao su trong nước lại khá nhỏ bé, chỉ chiếm từ 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất được hàng năm. Do đầu tư cho công nghệ chế biến còn thấp nên hiện nay chủ yếu chúng ta chỉ xuất khẩu cao su tự nhiên ở dạng thô và 20% là cao su tự nhiên được chế biến. Các sản phẩm chế biến được tiêu thụ ở thị trường trong nước chủ yếu là săm lốp các loại, găng tay y tế, băng chuyền, đai, phớt dùng trong sản xuất công nghiệp, và cả một số sản phẩm được dùng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh như các loại lốp dùng cho các máy bay.

31

Hiện nay, cả nước có 3 doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su là Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su miền Nam và Công ty cao su Đà nẵng. Các công ty này chuyên sản xuất các loại săm lốp cao su với thị trường trong nước chiếm khoảng 90%; ngoài ra, họ còn xuất khẩu các loại săm lốp xe đạp sang thị trường các nước Đông Âu, chủ yếu là các loại lốp xe địa hình.

Thời gian gần đây một số nhà máy sản xuất săm lốp xe của Việt Nam đã tiến hành liên doanh với các công ty nước ngoài. Vì vậy, lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng. Mặc dù vậy, cao su tự nhiên của Việt Nam vẫn chủ yếu để phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài sản xuất trong nước, Việt Nam còn nhập khẩu cao su từ Campuchia và Lào để tái xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên ngày càng gia tăng của thế giới.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 33)