Chính sách vốn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 78)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT

1. Giải pháp dành cho Nhà nước

1.1.1. Chính sách vốn

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam đều gặp những khó khăn về vốn như thủ tục vay phức tạp, lượng vốn cho vay không đủ lớn để thực hiện các dự án. Do vậy, Nhà nước ta cần thực hiện một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách vốn, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đối với doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, cần đa dạng hóa nguồn vốn. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009 đã đề ra mục tiêu về nguồn vốn dự kiến được đầu tư cho ngành cao su từ nay cho tới 2020 là 30 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, để thực hiện được mục tiêu đầu tư đó, chúng ta không thể chỉ dựa vào Ngân sách

72

Nhà nước hạn hẹp hiện nay, cần đa dạng hóa nguồn vốn, tích cực triển khai huy động vốn từ nhiều nguồn trong và ngoài nước. Một số nguồn vốn có thể sử dụng là:

- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho việc thâm canh cây trồng; nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về cây cao su; nhập khẩu các giống mới để từng bước nhân rộng, thay thế các giống cây cao su cho năng suất thấp, vốn đầu tư các cơ sở hạ tầng như xây dựng nhà máy chế biến cao su, đường xá, hệ thống thu mua cao su tại nơi sản xuất, vốn phục vụ cho nghiên cứu, vốn đầu tư cây trồng mới;

- Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước theo kế hoạch hàng năm vào các dự án cải tạo, nâng cấp, đổi mới các trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại cho việc sơ chế và chế biến các sản phẩm cao su tự nhiên nhằm tạo ra các sản phẩm cao su xuất khẩu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới;

- Nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn này, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi, tạo ra cơ chế đầu tư thông thoáng hơn, giảm bớt các thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn từ nước ngoài thông các hình thức như liên doanh, liên kết. Đồng thời tranh thủ nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ các nước cũng như các nguồn viện trợ của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác;

- Ngoài ra, chúng ta có thể huy động nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay vốn góp từ các cổ đông đối với các công ty cổ phần. Đây là nguồn vốn quan trọng bởi nó được phát huy từ chính nội lực của các công ty, do đó Nhà nước cần tiếp tục phát triển cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành cao su. Hình thức này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng thua

73

lỗ nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ công nhân viên và/hoặc các cổ đông đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, cần đơn giản hóa thủ tục cho vay, áp dụng chính sách cho vay linh hoạt với lãi suất ưu đãi. Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng nên xây dựng cơ chế cho vay linh hoạt và ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp, các hộ nông dân để họ đầu tư cho việc trồng mới các giống cây trồng, đầu tư thiết bị sản xuất và chế biến cao su. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam có tiềm năng và triển vọng tốt nhưng lại thường xuyên bị thiếu vốn hoạt động nên bị ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, để tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp này, rất cần Chính phủ nới lỏng quy chế cho vay tín dụng ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)