ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAOSU TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 62)

VIỆT NAM

1. Thuận lợi và khó khăn 1.1. Thuận lợi 1.1. Thuận lợi

Khi thực hiện xuất khẩu mặt hàng cao su tự nhiên ra thị trường thế giới, Việt Nam có được rất nhiều thuận lợi đến từ môi trường bên ngoài cũng như xuất phát từ chính thực trạng của nước ta. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành săm lốp, ngành ô tô, nhu cầu cao su tự nhiên trên thế giới cũng liên tục tăng trưởng qua các năm khiến thị trường tiêu thụ cao su của nước ta được đảm bảo khá vững chắc về mặt số lượng. Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, chúng ta đã đạt được vị thế bình đẳng hơn trong thương mại quốc tế, mở rộng cơ hội nhận đầu tư cũng như nâng cao công nghệ, nhờ đó, ngành cao su cũng đạt được không ít thành tựu. Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) và Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) cũng như được 3 nước thành viên của Tổ chức hợp tác cao su quốc tế (IRCO) mời gia nhập chính là điều kiện rất tốt để chúng ta nắm bắt các cơ hội mở rộng thị trường cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Những yếu tố chủ quan như điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất badan giàu dinh dưỡng ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên hay nguồn nhân lực dồi dào với chi phí rẻ cũng là những điểm tạo nên thuận lợi cho cao su xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, với hơn 100 năm gắn bó với cây cao su, nhân dân ở các vùng miền trồng nhiều cao su như Tây Nguyên, Đông Nam

56

Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta cũng có được khá nhiều kinh nghiệm trong việc gieo trồng và canh tác cây cao su.

1.2. Khó khăn

Đi kèm với những thuận lợi nêu trên, hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của nước ta cũng gặp không ít khó khăn trong những năm gần đây. Nếu như nguồn nhân công rẻ là một lợi thế thì trình độ tay nghề thấp, chưa được nắm bắt công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế biến cao su lại là một điểm bất lợi đối với nước ta. Ngành cao su lại là một ngành có đặc trưng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu. Nếu không có những biện pháp nâng cao chất lượng giống, tăng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, úng ngập, khô hạn thì trong những năm tới, cùng với biến đổi khí hậu, ngành cao su của ta nhiều khả năng sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, quỹ đất để trồng cao su của nước ta đã gần như không còn, chúng ta phải mở rộng diện tích trồng cao su sang Lào và Campuchia với tổng diện tích lên tới hơn 100.000 ha.

Một khó khăn khác là công nghệ xử lý, chế biến cao su ở nước ta còn quá thô sơ, lạc hậu nên các sản phẩm xuất khẩu của ta chủ yếu mới ở dạng thô, chưa qua chế biến vì thế giá rẻ và chất lượng rất thấp. Điều này dẫn tới năng lực cạnh tranh kém và không đạt được mức giá cao, dễ bị ép giá. Hơn nữa, khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế, cao su của Việt Nam còn phải đối mặt với hàng rào kĩ thuật nghiêm ngặt trong khi công tác kiểm định chất lượng của ta còn hạn chế. Sản phẩm cao su cũng chưa xây dựng được thương hiệu và uy tín đối với thị trường quốc tế.

2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 2.1. Thành tựu 2.1. Thành tựu

57

Về khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu: Khối lượng xuất khẩu cao su tự nhiên không ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt kể từ sau khi chúng ta gia nhập WTO. Kim ngạch xuất khẩu cao su đóng góp khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Kể từ năm 2006, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 5 về sản xuất và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới, đóng góp 6% vào sản lượng cao su tự nhiên toàn thế giới.

Về cơ cấu sản phẩm: sản phẩm xuất khẩu chính vẫn là SVR3L với hơn 40% tỷ trọng, tiếp đó là SVR10, Latex. Những năm gần đây, cơ cấu này có thay đổi theo chiều tích cực với xu hướng giảm đi của SVR3L, tăng tỷ trọng của các loại cao su mà thế giới có nhu cầu cao như RSS3, SRV10, SRV20.

Về cơ cấu thị trƣờng: Cho tới năm 2010, Việt Nam đã tiến hành xuất khẩu tới 80 quốc gia trên thế giới thay vì 16 nước trong năm 2006 và 45 nước vào năm 2008, trong đó, chủ yếu là xuất sang các nước châu Á. Những năm qua, thị trường Trung Quốc vẫn giữ vị trí đứng đầu trong các nhà nhập khẩu cao su của Việt Nam, tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ của Trung Quốc đã giảm dần để tránh sự lệ thuộc cũng như giảm mức độ rủi ro cho các nhà xuất khẩu. Các thị trường chiếm tỷ trọng từ 3-5% như Nga, Mỹ, EU là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian tới.

Về giá xuất khẩu: Nhờ nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu sản phẩm theo hướng đa dạng, hợp lý mà giá xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cao, tăng hơn 8 lần từ 317 USD/tấn năm 2000 lên 3.053 USD/tấn năm 2010.

2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Về năng suất: Theo báo cáo của IRSG năm 2009, các nước sản xuất cao su lớn trên thế giới có tới 75% là diện tích cao su tiểu điền, chỉ có 25% là

58

cao su đại điền, tuy nhiên, tỷ lệ này ở nước ta lại ngược lại. Thông thường, cao su tiểu điền cho năng suất cao hơn cao su đại điền vì khả năng thay đổi giống mới nhanh hơn, việc chăm sóc và lấy mủ kịp thời hơn. Tuy nhiên, ở nước ta, các công ty cao su thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và một số công ty là các Doanh nghiệp nước ngoài trước đây có được sự hỗ trợ của Nhà nước về giống, vốn và công nghệ nên có được những giống mới có năng suất cao còn các hộ tiểu điền do thiếu vốn để thay đổi giống, mức hỗ trợ từ kinh phí Nhà nước còn thấp nên vẫn đang khai thác những diện tích cao su giống cũ với năng suất thấp.

Về cơ cấu sản phẩm: Dù đã giảm lượng sản xuất nhưng tỷ lệ của cao su SVR3L vẫn khá cao (gần 50%), trong khi đó, các loại cao su có chất lượng và nhu cầu lớn như RSS3, SVR20, chúng ta lại phải tạm nhập để tái xuất chứ chưa tự sản xuất được nên vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ (chưa tới 10%). SVR3L, 5L là các loại mủ cấp thấp, chủ yếu được tiêu thụ bởi thị trường Trung Quốc nên còn duy trì loại mủ cao su này với khối lượng xuất khẩu lớn, chúng ta sẽ khó dứt được tình trạng lệ thuộc Trung Quốc như hiện nay, cũng như khó tiếp cận với các thị trường mới. Nếu trong tương lai ngành cao su có thể đổi mới và nâng cao công nghệ để thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại thì chúng ta mới có khả năng nâng giá bán và kim ngạch xuất khẩu của ta lên một mức cao hơn.

Về cơ cấu thị trƣờng: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng và đa dạng hóa nhưng vẫn bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Các thị trường mới như EU, Mỹ, Nhật Bản có tăng lên về tỉ trọng xuất khẩu nhưng tăng rất ít và chưa thực sự ổn định. Điều này xuất phát từ công tác xúc tiến thương mại, marketing sản phẩm và xây dựng uy tín thương hiệu của chúng ta chưa tốt nên chưa mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như tạo lòng tin đối với các đối tác mới. Trong những năm tới cao su tự nhiên nói

59

riêng và nông sản Việt Nam nói chung còn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để chinh phục thị trường quốc tế.

Về giá xuất khẩu: So với các nước trong khu vực cũng như các thành viên của ANRPC, giá xuất khẩu của ta thường thấp hơn 15-20% dù đã nâng lên tới mức trên 3.000 USD/tấn. Giá xuất khẩu thấp một mặt là lợi thế cạnh tranh của ta, nhưng mặt khác, cũng sẽ kéo kim ngạch xuất khẩu của ta bị thụt lùi, đồng thời, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nông dân gieo trồng. Nguyên nhân giá thấp là do cao su Việt Nam kém sức cạnh tranh, lại bị lệ thuộc vào giá thị trường trong ngắn hạn nên ta luôn phải bán với giá thấp hơn so với một số nước. Thêm vào đó, chúng ta thường chưa có được các hợp đồng lớn, dài hạn, nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên một thị trường với khối lượng giao dịch nhỏ và bán cho các nhà môi giới nên khó có được giá cao và ổn định.

Về chất lƣợng: Hơn 80% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của ta là sản phẩm ở dạng thô nên khả năng cạnh tranh còn rất kém. Nếu chúng ta không đầu tư vào công nghiệp chế biến thì khi giá cả thế giới xuống thấp sẽ dễ dẫn tới hiện tượng chặt phá cây trồng như đã diễn ra với cà phê và hồ tiêu những năm trước.

Về chính sách: Mặc dù có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển dành cho các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nhưng có rất ít chính sách khuyến khích nào dành cho cao su tiểu điền. Các mức hỗ trợ giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân còn khiêm tốn, điều kiện để được hỗ trợ còn khắt khe đã làm hạn chế rất lớn khả năng phát triển của khu vực này.

60

CHƢƠNG III. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 62)