Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 28)

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ

1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Kể từ năm 1991 tới nay, Thái Lan luôn giữ vị trí đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, Chính

22

phủ Thái Lan đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ và phát triển ngành cao su rất hiệu quả như sau:

Thứ nhất, Chính phủ Thái Lan đã lập ra một số cơ quan chuyên trách nhằm quản lý hoạt động của ngành cao su. Điển hình là Ủy ban chính sách cao su quốc gia chuyên hoạch định chiến lược dài hạn và kế hoạch phát triển ngắn hạn cho ngành cao su Thái Lan, đồng thời lên dự án về ngân sách thực hiện để trình quốc hội phê duyệt. Ngoài ra, Thái Lan còn thành lập Tổ chức đồn điền cao su Thái Lan (REO) nhằm lập ra các kế hoạch và thực hiện hoạt động dự trữ cao su, thực hiện bán cao su dự trữ với mức giá và thời hạn theo quyết định của Chính phủ. Bên cạnh các cơ quan quản lý hoạt động sản xuất và buôn bán, Thái Lan còn đặc biệt chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại tạo nền tảng cho hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên. Cục xúc tiến xuất khẩu

thuộc Ủy ban phát triển xuất khẩu Thái Lan đã được thành lập với chức năng xây dựng các chiến lược và kế hoạch xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường mục tiêu, phát triển thị trường quốc tế, hỗ trợ hoạt động R&D, lập quỹ hỗ trợ thương mại quốc tế, đề xuất các biện pháp giảm thủ tục xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp thắc mắc về xuất khẩu và tìm hiểu thị trường từ đó đưa ra hướng đi mới phù hợp. Không chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia mình mà Thái Lan còn tích cực, chủ động trong đàm phán kí kết các Hiệp định thương mại song phương với các thị trường mới để mở rộng khả năng xuất khẩu.

Thứ hai, Chính phủ Thái Lan thường ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu cao su cũng như các chính sách bảo vệ quyền lợi của những người sản xuất và xuất khẩu cao su trong nước. Chính sách khuyến khích trồng lại cao su từ năm 1961 đã khiến sản lượng cao su của Thái Lan vươn lên vị trí thứ nhất, vượt xa Malaysia vốn luôn giữ thế đứng đầu trong những năm trước 1990. Những năm gần đây, khi giá cao su thế giới

23

có xu hướng tăng giảm đột ngột, Chính phủ Thái Lan đã ban hành quy định mới về thuế suất khẩu đối với mặt hàng cao su tự nhiên. Cụ thể theo quy chế về thuế mới được áp dụng từ 1/10/2010, thuế xuất khẩu cao su sẽ là 3 Baht/kg (0,095 USD)/kg cao su nếu giá cao su ở mức khoảng 80-100 Baht/kg. Nếu giá giảm xuống dưới mức đó, thuế sẽ là 2 Baht, còn trên đó sẽ là 5 Baht. Mức thuế này tăng đáng kể so với mức hiện nay là 1,4 Baht/kg. Với mức thuế này, giá cao su Thái Lan sẽ tăng khoảng 3% so với mức khoảng 3300-3500 USD/tấn hiện nay. Mục tiêu của việc tăng thuế là nhằm khuyến khích ngành chế biến cao su và tăng tiêu thụ nội địa.

Thứ ba, không chỉ sử dụng các biện pháp hỗ trợ thông qua chính sách, Thái Lan còn rất chú trọng vào các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cao su Thái Lan trên thị trường quốc tế. Hoạt động R&D trong ngành cao su của Thái Lan được đánh giá khá cao trên thế giới về việc tạo ra các loại cao su chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao cũng như phân tích xu hướng và đưa ra dự báo về thị trường thế giới. Các loại cao su STR 20, TSR 20 được chế biến để xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu, cao su RSS được xuất sang Nhật và châu Á đảm bảo phù hợp với nhu cầu và thị hiếu từng thị trường. Rất nhiều trung tâm nghiên cứu về cao su của Thái Lan được biết đến nhiều trên thế giới như: Viện nghiên cứu cao su Thái Lan, Trung tâm phát triển công nghệ và tự nhiên quốc gia, Trung tâm nghiên cứu vật liệu và kim loại quốc gia (MTEC), Trung tâm kĩ thuật và sinh học quốc gia (BIOTEC), Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất công nghiệp (Đại học Kasetsart).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)